TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Té xỉu
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Té xỉu

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sun Aug 06, 2017 12:23 am    Tiêu đề: Té xỉu

Té xỉu


Cô gái trẻ đang đứng trong đám đông bỗng trở nên tái xanh rồi té xuống đất. Mọi người quýnh quáng, giật tóc mai, lắc mạnh người cô. Không đầy 30 giây, cô gái đã tỉnh dậy và ngồi lên như không có gì xẩy ra. Cô mới bị một cơn té xỉu và nguyên nhân thông thường nhất là bệnh xỉu do phản xạ vasovagal. Phản xạ này xẩy ra khi cơ thể chúng ta phản ứng một cách quá đáng đối với những khích động bên ngoài như thấy máu chảy, bị cảm xúc quá mạnh... Phản ứng này làm nhịp tim bị chậm lại, huyết áp bị tụt xuống khiến máu đến óc bị giảm đi và bệnh nhân bị bất tỉnh một thời gian ngắn. Bệnh té xỉu này thường là không nguy hại nhưng bác sĩ có thể phải cho thử nghiệm để biết chắc những bệnh khác, thí dụ như bệnh tim, không phải là nguyên nhân.



Triệu chứng

Trước khi bị té xỉu nạn nhân thường bị những triệu chứng sau:

    • Da trở nên tái nhợt

    • Đầu thấy nhẹ bâng, choáng váng

    • Buồn nôn

    • Thấy người nóng lên

    • Chảy mồ hôi lạnh



Khi nào nên gặp bác sĩ?

Té xỉu có thể có một nguyên nhân khác, quan trọng hơn, thí dụ như bệnh tim hay óc. Do đó, người bị té xỉu lần đầu tiên hoặc bị quá thường xuyên nên đi khám bệnh để tìm nguyên nhân.



Nguyên nhân

Té xỉu xẩy ra khi hệ thần kinh điều khiển nhịp tim và huyết áp bị “chạy lạc” do phản ứng lại một hiện tượng bên ngoài, thí dụ như thấy máu chảy. Nhịp tim chậm lại, mạch máu dưới chân giãn ra khiến máu đọng lại bên dưới làm huyết áp giảm xuống. Huyết áp giảm cộng với nhịp tim chậm sẽ làm máu chảy tới óc bị giảm đi, chậm lại và nạn nhân bị bất tỉnh.

Những yếu tố dễ gây ra té xỉu gồm có:

    • Đứng lâu

    • Phơi nắng nóng

    • Bị lấy máu

    • Thấy máu

    • Sợ bị thương

    • Rặn quá mạnh



Trước khi đi khám bệnh

Bệnh nhân nên viết xuống những điều sau trước khi đi khám bệnh:

    • Những chi tiết khi cơn té xỉu xẩy ra, thí dụ như trông thấy máu, thấy mệt...

    • Tất cả những thuốc đang uống kể cả thuốc bổ

    • Những câu hỏi muốn hỏi bác sĩ, kể cả những thử nghiệm cần thiết và cách chữa.



Những câu bác sĩ thường hỏi

    • Bạn đang làm gì trước khi bị té xỉu?

    • Những triệu chứng xẩy ra trước khi té xỉu?

    • Bạn đã từng bị xỉu lần nào chưa?

    • Gần đây bạn có uống thuốc nào mới không?

    • Bạn có từng bị chấn thương đầu không?

    • Có ai trong gia đình bạn từng chết bất thình lình vì bệnh tim không?

Khi khám bệnh bác sĩ sẽ nghe tim, đo huyết áp. Bác sĩ có thể làm một thử nghiệm bằng cách xoa động mạch chính ở cổ để xem bạn có bị té xỉu do phản xạ vasovagal này không?



Định bệnh

Định bệnh té xỉu là một định bệnh loại trừ, có nghĩa là bác sĩ sẽ loại trừ những nguyên nhân quan trọng, nhất là bệnh tim, có thể gây ra té xỉu trước khi kết luận là bệnh nhân bị xỉu do phản xạ. Do đó bác sĩ có thể cho làm những thử nghiệm sau:

    • Tâm điện đồ: Đo những tín hiệu điện do tim phát ra. Thử nghiệm này có thể tìm ra bệnh tim đập thất nhịp và những vấn đề của tim có thể gây ra té xỉu. Bệnh nhân có thể phải đeo một thiết bị đo tâm điện đồ trong 24 giờ tới 1 tháng để tìm bệnh.

    • Siêu âm tim: Tìm những vấn đề của tim, thí dụ như bệnh van tim, có thể gây té xỉu

    • Stress test: Đo nhịp tim khi bệnh nhân đang vận động, thường là chạy trên treadmill.

    • Thử nghiệm máu: Tìm những bệnh về máu, thí dụ như thiếu máu, có thể gây té xỉu

Nếu có vẻ như bệnh tim không phải là nguyên nhân, bác sĩ có thể cho làm thử nghiệm bàn nghiêng, tức bạn nằm ngửa trên bàn và chiếc bàn sẽ được đổi vị trí, cho nghiêng bệnh nhân lên trên bằng những góc độ khác nhau để xem sự thay đổi này có gây ra thay đổi của nhịp tim hay huyết áp không.



Chữa bệnh

Nếu là té xỉu do phản xạ vasovagal thì không cần chữa trị. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra những yếu tố khởi động chuyện té xỉu để bạn tránh chúng.

Tuy nhiên, nếu bạn bị xỉu quá thường xuyên, bác sĩ có thể thử những thứ thuốc sau:

    • Thuốc chữa huyết áp như beta blockers (Lopressor) thường dùng chữa bệnh cao huyết áp nhưng lại dùng chữa té xỉu vì thuốc này có thể chận những tín hiệu gây xỉu.

    • Thuốc chữa trầm cảm: Vài loại thuốc serotonin reuptake inhibitors như Paxil, Prozac, Zoloft cũng có thể ngăn té xỉu

    • Thuốc làm co mạch máu thường dùng để chữa bệnh thấp huyết áp hay suyễn đôi khi cũng giúp ngăn té xỉu.



Những cách chữa khác

Bạn có thể thử những kỹ thuật đặc biệt làm giảm lượng máu tụ ở chân gồm có vận động bàn chân, mang tất thun giãn hoặc co chặt bắp thịt chân khi đang đứng. Tránh đứng lâu nhất là nơi đông người và khí hậu nóng. Nên uống nhiều nước.



Giải phẫu

Một vài người được chữa bằng cách cho một pacemaker vào tim để làm nhịp tim đều hơn.



Chữa tại nhà

Khi cảm thấy mình sắp xỉu bạn có thể nằm xuống cho chân lên cao để máu chạy về óc nhiều hơn. Nếu không thể nằm xuống, ngồi xuống và đặt đầu giữa hai đầu gối cho đến khi cảm thấy dễ chịu.

BS Nguyễn Thị Nhuận
Nguồn: viendongdaily.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân