TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Điểm phim: War for the Planet of the Apes
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Điểm phim: War for the Planet of the Apes

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Fri Jul 14, 2017 10:56 pm    Tiêu đề: Điểm phim: War for the Planet of the Apes

War for the Planet of the Apes


Caesar: Andy Serlis,

The Colonel: Woody Harrelson,

Ác Tinh: Steve Zahn,

Maurice: Karin Konoval,

Nova: Amiah Miller,

Rocket: Terry Notary

Koba: Toby Kebbel

Đạo diễn: Matt Reeves

Tiếp nối thành công của 2 phần phim trước, cuộc chiến giữa loài người và loài vượn vẫn tiếp tục như chưa bao giờ có sự kết thúc trong War For The Planet Of The Apes. Phần 1 là sự khởi nguồn của loài vượn, nơi mà nhân loại bị tàn sát đến 90% và loài vượn thì thông minh đột biến do một loại virus được chính con người phát triển. Phần 2 lại là sự tranh đấu giữa nội bộ làm đề tài chủ đạo, nhấn mạnh việc phát triển cộng đồng ở giống loài linh trưởng.


Andy Serkis trong phim War for the Planet


Ở phần phim này, “The War for the Planet of the Apes” chúng ta đã nghe Ceasar (Andy Serkis), thủ lĩnh của loài khỉ thông minh, dù có chủ trương ôn hòa, nhưng vào bước đường cùng đã tuyên bố: “Tôi không muốn bắt đầu cuộc chiến này. Tôi đã khoan dung với các người nhưng rồi, các người lại tới đây để kết liễu giống loài chúng tôi. Đừng hòng! ”. Câu nói ấy khẳng định, để bảo vệ giống loài trước sự xâm lăng của con người, Ceasar sẽ không bao giờ lùi bước.

Cuộc chiến được trình bày trên cán cân sức mạnh. Dù không được vũ trang hiện đại, dù phải đổ bao xương máu, loài Apes vẫn thề không lùi bước. Phía loài người không hề mong muốn bị so sánh ngang hàng với khỉ, một chủng loài mà họ cho là thấp kém. Họ luôn tìm cách tiêu diệt hết, dù khỉ vẫn chủ trương sống trong hòa bình.


Woody Harrelson trong phim War for the Planet of the Apes


Thủ lĩnh quân đội loài người – The Colonel (Woody Harrelson) khẳng định: “Thời điểm quyết định lịch sử nhân loại đã đến. Đây là cuộc chiến sống còn cuối cùng. Nếu loài người thua trận, Trái đất này sẽ biến thành Hành tinh của loài khỉ”. Câu nói ấy đủ thấy sự căm ghét và thù hằn của ông đối với loài thù địch kia.

* Liệu rằng có một phe thứ 3 nào đó, đứng lên bảo vệ và bảo đảm cho loài khỉ, để chấm dứt cuộc chiến vô nghĩa?

* Loài người hay loài khỉ sẽ chiến thắng trong cuộc chiến toàn diện này? Hay cả 2 loài sẽ chung sống hòa bình mãi? Câu trả lời vẫn còn được bỏ ngỏ.



Đạo diễn Matt Reeves, người đứng sau ống kính “War For The Planet Of The Apes” đưa khán giả ái mộ về vòng luân hồi của sự hận thù và bạo lực vào tác phẩm của mình. Thực tế khán giả mong chờ từ War For The Planet Of The Apes là một cảm giác giống như Batman mang lại, tuy bộ phim không cần đến sự ồn ào của mùa hè mà hấp dẫn theo một cách rất riêng.

Matt Reeves có thể tạo ra bộ phim mà đảm bảo tính cân bằng mối quan hệ giữa các nhân vật và cuộc sống. War For The Planet Of The Apes là một bộ phim đầy cảm xúc, Matt Reeves xây dựng hình ảnh thật về nhân loại trong series “Apes”. Phần cuối bộ phim ba tập về cuộc chiến giữa loài người và loài khỉ, đồng thời cũng giữ sự trung thành với truyện của phim gốc ra mắt vào năm 1969 “Planet Of The Apes” được Reeves đưa vào tầm nhìn xa hơn.

Đạo diễn Matt Reeves diễn tả những hậu quả, do diễn biến của các phần phim trước, “khéo léo” lồng vào các chi tiết về thù nghịch như luật sinh tồn tự nhiên, cá lớn nuốt cá bé, và vạch trần sự mỉa mai tàn ác như bản cáo trạng vào phía nhân loại, làm nền tảng cho toàn bộ series “Apes”.



Đi sâu vào hậu quả của phần phim trước “Dawn of The Planet Of The Apes” (Bình Mình Của Hành Tinh Khỉ). Koba (Toby Kebbell) đã phát động cuộc chiến với loài người, bất chấp mọi nỗ lực mang lại hòa bình của Caesar và kết quả là, loài khỉ bị thương vong nặng nề, số lượng loài khỉ giảm sút trầm trọng và buộc phải rút vào rừng sâu để lẩn trốn. Tuy nhiên loài người tiếp tục bành trướng thế lực, tiếp tục thực hiện những cuộc xâm lăng không ngừng nghỉ, phá vỡ lời đề nghị hòa bình của loài khỉ, cùng với đó là sự trả đũa tàn bạo nhắm vào loài khỉ đã đánh thức bản năng đen tối nhất trong tâm hồn Caesar, đưa ông vào một cuộc chiến sống còn với tên đại tá máu lạnh Colonel.

Với những trận chiến đẫm máu giữa 2 giống loại, War Of The Planet Of The Apes dường như đã lột tả hết những góc tối và vạch trần hậu quả mà việc báo thù gây ra.


Andy Serlis và Amiah Miller trong phim War for the Planet of the Apes


Tuy nhiên bộ phim khéo léo lồng vào tính nhân bản và cảm động, qua chi tiết Caesar phải lựa chọn giữa bản năng sinh tồn, hoặc lòng trắc ẩn của mình vì sự xuất hiện bất ngờ của cô bé gái tên Nova (Amiah Miller). Trong lúc dầu sôi lửa bỏng, Caesar đã nhìn thấy sự sợ hãi trong đôi mắt cô bé Nova, lòng thù hận vẫn còn đầy, nhưng nhân tính bản thiện của Caesar đã khiến tâm hồn ông chùng lại, quyết định cưu mang và bảo vệ cô bé người mà vẫn chu toàn nhiệm vụ bảo tồn giống nòi khỉ của mình.

Về mặt nghệ thuật, Matt Reeves có tham khảo và ảnh hưởng từ các phim và đạo diễn khác. Ông đã chắt lọc những điểm nổi bật của rất nhiều thể loại phim, đạo diễn khác. Tuy nhiên, dù có được truyền cảm hứng từ nhiều tác phẩm khác nhau thì War For The Planet OF The Apes vẫn mang dấu ấn riêng khác biệt của Matt Reeves.

Bộ phim buộc khán giả phải nhìn lại nhân tính của con người thông qua con mắt của Caesar và những bài học về đạo đức mà bộ phim để lại. Hồn ma của Koba (Toby Kebell), đồng loại nhưng cũng chính là kẻ thù của Caesar đã bị tiêu diệt ở phần trước, buộc thủ lĩnh của loài khỉ phải đương đầu với ảnh hưởng đen tối nhưng xác thực của Koba.



Bộ phim là cuộc đấu tranh tư tưởng của Caesar, cũng chính là câu hỏi mà đạo diễn muốn đặt ra cho khán giả: “Liệu có nên tiếp tục báo thù cho giống nòi, cho đồng loại, hoặc là vượt qua, nuốt hận,sống trong nhục nhằn để được thanh thản khi lòng căm hận và quyết tâm trả thù đang bùng cháy?”

War For The Planet Of The Apes là một ví dụ tiêu biểu cho những bộ phim xuất sắc, không cần quá khoa trương xảo thuật điện ảnh hay những chi tiết hài hước nhạt nhẽo, rỗng tuếch mà vẫn thành công rực rỡ.

Mặt khác, các trận chiến trong phim cũng là điểm nhấn vô cùng nổi bật. Hiệu ứng hình ảnh của bộ phim vô cùng chân thực, từng chi tiết của các nhân vật ảo – bầy khỉ rất sắc nét, các chuyển động vô cùng uyển chuyển và duyên dáng cộng với biểu cảm đa dạng, khán giả được thưởng thức một màn trình diễn tuyệt vời và đẹp mắt.


kỹ thuật CGI trong phim Dawn of The Planet Of The Apes, diễn viên với các sensors gắn lên mặt mũi và cơ thể


CNN, Nguyễn Ngọc Chấn xin giải thích một bức hình tiêu biểu cho phần kỹ thuật CGI- (Computer Graphic Image). Một diễn viên phụ “người”, (Karin Konoval) cõng cô bé Nova (Amiah Miller), được gắn lên hàng trăm sensors từ mắt mũi, và khắp cơ thể, mọi chuyển động và biểu cảm, chuyển đến computer, ghép vào hình dạng “Khỉ”; khi lên màn ảnh vai chính thủ lãnh Ceasar.

Sau tất cả những cuộc chiến của loài người và loài khỉ dù chiến thắng thuộc về bên nào thì, cuối cùng vai diễn hay nhất là cuộc chiến của Caesar với chính bản thân đầy nhân bản của ông.

Nguyễn Ngọc Chấn

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân