TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Hoài niệm về cố GS. Phạm-Văn-Khánh
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Hoài niệm về cố GS. Phạm-Văn-Khánh

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Chia Buồn
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
CHINH NGUYEN
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 23 Aug 2016
Số bài: 346

Bài gửiGửi: Tue Jul 11, 2017 2:34 pm    Tiêu đề: Hoài niệm về cố GS. Phạm-Văn-Khánh




Hoài niệm về cố GS. Phạm-Văn-Khánh
nhân dịp kỷ niệm 1 năm bạn mất. (17.7.2016 - 17.7.2017)

Gần lúc này năm ngoái, thg 8.2016, tôi được tin trễ bạn P.V.K., cựu GS Tr.H.Duy Tân đã qua đời tại Úc. Đến nay 1 năm đã qua rồi, tôi mới có dịp thuận tiện nhân ngày kỷ niệm 1 năm anh mất để viết vài giòng tưởng nhớ người bạn chí thân và đồng nghiệp của tôi. Xin thành tâm nhắc lại vài kỷ niệm đáng nhớ với anh.

Trong thời gian anh dạy học ở Miền Trung, khi có dịp về SG nghỉ Hè hay có việc gì, anh thường đến thăm và ở lại với tôi tại căn gác thuê trên đường Lê Văn Duyệt, khu Hòa hưng. Đó là dịp anh và tôi được chuyện trò. Sau mấy năm du học Anh ngữ ở New Zealand về, anh dạy tiếng Anh tại trường Tr.H Chu Văn An, SG cho tới thg.4.1975. Từ đó, mỗi người một ngả, hơn chục năm sau tôi mới được gặp lại Anh. Một hôm anh tới nhà chơi, vợ chồng tôi hỏi thế anh dạy T.Anh cho gia đình đại gia đó lấy bao nhiêu học phí, anh thản nhiên trả lời chỉ lấy mươi ký gạo mỗi tháng. Chúng tôi hết sức ngạc nhiên, bởi vào những năm sau 75 phong trào học T.Anh đang nở rộ và anh vốn là một cựu GS của một trường Tr.H nổi tiếng mà tại sao chỉ nhận tiền trả công thày dạy quá thấp như thế. Anh cười xuề xòa để thay cho câu trả lời. Tôi biết chắc chắn: chỉ vì anh không quan tâm gì đến tiền bạc cả và anh thường cư xử đối với mọi người bằng một cái tâm dễ dãi. Nhìn nhân dáng anh cao lớn, trắng trẻo, có 1 chiếc răng vàng, nhưng tóc trên đầu đã có đủ còn mọc đậm trên cánh tay, chúng tôi bấm nhau cười, kín đáo gọi anh là người rừng, tuy nhiên anh không dữ mà hiền khô và tính tình thoải mái đến nỗi chúng tôi còn bảo cốt cách sống của anh đúng như một linh mục. Sự suy đoán của tôi càng tỏ ra đúng hơn nữa với câu chuyện tiếp theo đây: Thấy chúng tôi đang vất vả mưu sinh đối với cuộc sống đổi đời, anh ngỏ lời khuyên tôi nên đi học một khóa Kế toán XHCN để rồi anh có thể giới thiệu tôi làm công việc kê toán cho một Tổ hợp sản xuất. Chúng tôi ngại nói lý do, nhưng anh đoán biết có lẽ chúng tôi gặp trở ngại tài chánh, nên thành thật nói bạn đừng ngại, mình sẽ lo phần học phí cho bạn. Tôi ngạc nhiên, giữa thời gạo châu quế củi này, ai cũng chỉ cố lo sao đủ sống cho mình, và dù có dư giả một chút thì cũng bo bo chắt chắt để lo nhỡ có lúc gặp khó khăn. Tôi tự hỏi hay là anh muốn trả ơn một cách rất tế nhị về những ngày tá túc tại nhà mình. Băn khoăn mãi, thôi thì để cho anh khỏi bận tâm, tôi đã chấp nhận sự giúp đỡ của anh. Hơn nữa lấy một chứng chỉ để hành nghề dưới chế độ mới xét ra cũng cần thiết để phòng hờ tương lai, mấy hôm sau tôi ghi danh học lớp tối tại trường ĐH Tài Chánh SG (hậu thân của ĐH Luật Khoa SG). Nhưng sau đó quả thật tôi không phải dùng đến cái chứng chỉ này vì cả hai vợ chồng chúng tôi đều giữ được chân dạy học ờ 2 trung tâm buổi tối, đủ sức cầm cự với cuộc sống. Dù sao, từ cái chứng chỉ khoá học Kế toán này, tôi đã cảm thấy tâm tư thoải mái hơn, đến nỗi tôi còn có cảm tưởng như được sống lại dưới mái trường xa xưa, nhận thấy truyền thống học đường hầu như vẫn còn tồn tại cho tới lúc này, dường như không phân biệt chế độ cũ hay mới (sau này tôi mới gặp kinh nghiệm khác). Tôi lại càng nhớ đến anh, người đã giúp tôi phương tiện thực tế để tham dự khoá học ấy, để tôi còn tự đóng vai trò chứng nhân lịch sử về lãnh vực truyền thống học đường. Bởi vì ngay từ năm 1971, vốn rất nhạy cảm với phong trào phục hưng truyền thống học đường, tôi đã viết bài tùy bút TiếngNóiCủaThày/1971, đăng trong nguyệt san BiênCươngMới của trường Chu Văn An, nơi GS PVK đang dạy học, và sau tôi lại viết thêm tùy bút ÁnhMắtHọcTrò/1993. Hai tùy bút đều được tôi đọc trước HS lớp tôi đang dạy tại một trường THĐ2C công lập ở SG trước 75, và lần lượt trước sau tại 2 trường THĐ1C tức PTCS công lập khác ở SG sau 75, cũng như đăng trong Đặc san của một trong hai trường này.Do đó vào buổi tiệc mãn khoá Kế toán XHCN, tôi đã nổi nguồn thi hứng đọc trước vị giảng sư trẻ tuổi và các bạn học viên trẻ một bài thơ đầy cảm xúc. Hàng chục năm sau nữa, lúc đã định cư tại Hoa Kỳ, khi lục lọi bài thơ ấy để đem post trên web site, tôi nhớ đến tình tương trợ hiếm hoi trong thời buổi XHCN khó khăn mà anh đã sẵn sàng giúp, thì tôi đã không quên ghi thêm đôi giòng cảm ơn GS P.V.Khánh (có lẽ đúng ra là dâng hiến, hay chữ tương tự gì đó giống với chữ dedicate mà các tác giả Mỹ thường dùng). Bài thơ này có tựa đề NhữngNàngTiênTàiKhoảnKếToán/1987, và 2 bài tùy bút kia, nếu có dịp thuận tiện, tôi sẽ gởi post lên DĐDT sau.

Thế rồi hoàn cảnh xã hội phức tạp không thuận tiện cho tôi và anh gặp nhau. Bao năm định cư tại hoa Kỳ, tôi đã tìm mọi cách nhờ các bạn hữu còn ở lại SG thăm dò xem anh PVK ở đâu và sinh sống ra sao, nhưng kết quả là biệt vô âm tín. Mãi cho đến tháng 8.2016, trước đây 1 năm, tôi mới được biết anh đã ở Úc, nhưng thôi, đã trễ mất rồi, PVK đã ra đi vĩnh viễn! Tiếc từ hơn hai chục năm qua đã không liên lạc được với anh. Nếu đã biết anh định cư tại Úc thì tôi đã cố thử thăm dò qua một số bạn hữu web site là giáo dân ở Melbourne, có lẽ dễ tìm ra anh. Tin anh mất làm tôi sững sờ, còn giọt lệ nào khóc bạn, người bạn tốt, người từng chịu khổ đau riêng về cuộc sống gia đình! PHẠM VĂN KHÁNH đã tìm về nước Chúa. Vô cùng xúc động và thương tiếc bạn đã ra đi. Tuy đến tuổi này đứa nào trong chúng ta cũng đã chuẩn bị từ lâu con đường miên viễn, nhưng tôi vẫn thấy tiếc bạn ra đi quá sớm, ít nhất so với tôi. Biết nói gì hơn, xin THÀNH TÂM CẦU NGUYỆN HƯƠNG LINH BẠN PHẠM.VĂN.KHÁNH ĐƯỢC HƯỞNG SỰ AN BÌNH VĨNH CỬU TRONG CÕI VĨNH HẰNG và xin chia buồn cùng tang quyến trước sự mất mát lớn lao PVK thân thương.

ChinhNguyên/H.N.T., USA, July.10.2017

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Chia Buồn Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân