TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Chấn thương khớp xương (Sprain và Strain)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Chấn thương khớp xương (Sprain và Strain)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Fri Jun 09, 2017 2:23 pm    Tiêu đề: Chấn thương khớp xương (Sprain và Strain)

Chấn thương khớp xương (Sprain và Strain)


Thật khó mà dịch chữ sprain hay strain ra tiếng Việt. Tôi tạm dịch là chấn thương khớp xương nhưng chữ này không chính xác cho lắm. Sprain và strain xảy ra nơi khớp xương khi chúng ta dùng khớp xương một cách “quá độ” khi chơi thể thao, hoặc khi bị té trẹo khớp. Khi điều này xẩy ra, khớp xương hay bắp thịt chúng ta thường bị sưng lên và đau đớn khá nhiều. Với khuynh hướng khuyến khích thể thao và vận động thân thể hiện nay, những chấn thương này rất thường xẩy ra, chúng ta cần biết về chúng để có thể tự giúp cũng như biết được khi nào cần phải đi gặp bác sĩ hay đến bệnh viện.

    • Sprain: xẩy ra khi dây chằng - làm bằng mô sợi chắc chắn, nối liền hai xương - của khớp xương bị kéo giãn hay đứt. Khớp xương dễ bị nhất là khớp cổ chân và đầu gối.

    • Strain: xẩy ra khi một bắp thịt hay dây gân bị kéo giãn hay rách. Hai chỗ dễ bị “strain” nhất là dây gân sau đầu gối và bắp thịt lưng.



Triệu chứng

Sprains: Có thể làm sưng nhanh chóng. Càng bị thương nặng thì càng sưng và đau nhiều.

    • Nhẹ: Dây chằng bị kéo giãn quá độ hay bị rách chút ít. Vùng bị thương đau ít, tăng lên khi ta cử động vùng đó. Sờ vào đau nhưng không sưng nhiều, có thể đứng được, chịu sức nặng được.

    • Trung bình: Dây chằng bị tét nhiều nhưng không đứt hẳn. Khớp xương bị đau. Sờ vào đau và khó cử động. Vùng bị thương sưng lên và có thể bầm do chảy máu trong vùng. Đứng trên khớp bị thương sẽ bị đau và không vững.

    • Nặng: Một hay nhiều sợi của dây chằng bị đứt hẳn. Vùng bị thương rất đau. Bạn sẽ không cử động hay đứng lên được. Nếu bị sprain ở cổ chân hay đầu gối thì khi đứng lên bạn có cảm tưởng chân sẽ khuỵu xuống. Khớp xương bị sưng rất nhiều và bầm. Khó phân biệt được với gẫy xương hay trật khớp, cần đi khám.

Strains: Triệu chứng cũng tùy theo nặng nhẹ, thường gồm có:

    • Đau, cứng, sưng, bầm

    • Nếu bị nặng, bắp thịt hay dây gân bị rách nhiều hay đứt hẳn. Bệnh nhân bị chảy máu nhiều, sưng và bầm quanh bắp thịt và bắp thịt không hoạt động được.



Yếu tố khiến dễ bị chấn thương

Những yếu tố sau khiến bệnh nhân dễ bị chấn thương:

    • Không chuẩn bị thân thể kỹ trước khi chơi thể thao, bắp thịt yếu và dễ bị chấn thương.

    • Kỹ thuật sai, thí dụ như khi nhảy xuống (đi ski hay tập võ chẳng hạn), đặt chân không đúng cách khiến dây chằng ở đầu gối bị thương.

    • Mệt mỏi: Bắp thịt mệt sẽ không nâng đỡ khớp xương đủ khiến dễ bị thương.

    • Không tập nóng người đúng cách: Tập nóng người đúng cách trước khi vận động sẽ làm bắp thịt lỏng ra và khớp xương dẻo dai hơn, khó bị chấn thương hơn.



Khi nào nên gặp bác sĩ?

Khi gặp những trường hợp sau, nên đi gặp bác sĩ ngay:

    • Nghe tiếng “pop” khi bị thương, khớp xương bị sưng to và không cử động được. Trên đường đi gặp bác sĩ, cần đắp đá lên chỗ bị thương.

    • Không đứng lên được vì cảm thấy đau hoặc không vững.

    • Bị chấn thương nặng. Nếu không được săn sóc ngay, có thể bị hư hoại khớp xương và những mô chung quanh.

    • Vùng bị thương sưng lên rất nhanh và rất đau

    • Bạn nghi là mình bị gẫy xương hay bắp thịt bị vỡ ra.

    • Bị nhẹ nhưng không bớt sưng, đau, bầm trong vòng 2- 3 ngày.



Định bệnh

Bác sĩ sẽ thực hiện những bước sau đây để định bệnh.

    • Khám chỗ chấn thương xem độ đau và sưng bầm nhiều hay ít

    • Cho chụp quang tuyến X hoặc MRI nếu nghi ngờ bị gẫy xương hoặc để xác định mức thương tích.



Phòng ngừa

Việc chuẩn bị cơ thể trước khi chơi thể thao hay vận động rất quan trọng. Tập cho thân thể khỏe và dẻo dai bằng những cách tập cho sức mạnh tăng lên (strength exercise) và tập nóng người (warm up) là hai chuyện cần thiết để khỏi bị chấn thương. Thân thể phải đủ mạnh mẽ dẻo dai trước khi chơi thể thao chứ không phải chơi thể thao để làm cho thân thể dẻo dai.

    • Nếu hay bị chấn thương, bạn nên quấn đầu gối, cổ chân, cổ tay hay khuỷu tay khi đang hồi phục từ lần chấn thương trước hoặc khi mới trở lại tập.

    • Tập để làm cho bắp thịt quanh khớp xương đã bị chấn thương mạnh lên. Có thể hỏi bác sĩ chuyên môn chấn thương thể thao về những bài tập này. Mang giầy tốt để nâng đỡ chân và bắp thịt khi chơi thể thao.



Tự chữa khi bị chấn thương

    • Làm bất động tạm thời vùng bị chấn thương bằng cách quấn chỗ bị thương với băng giãn hay miếng đệm (splint)

    • Nghỉ ngơi, tránh những hoạt động làm đau, sưng. Nhưng không phải là tránh hết tất cả những vận động. Thí dụ nếu bạn bị chấn thương cổ chân, bạn vẫn có thể vận động những vùng cơ thể khác để tránh cho thân thể bị thoái hóa.

    • Chườm đá. Dùng bịch nước đá đắp lên vùng bị thương 15 tới 20 phút mỗi lần, cách 2 tới 3 giờ, suốt mấy ngày sau chấn thương. Nếu vùng chườm đá bị trắng ra, nên ngưng ngay vì có thể đã bị quá lạnh. Nếu bạn bị tiểu đường hay bệnh về mạch máu, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi chườm đá.

    • Bó vùng chấn thương bằng băng thun giãn để giảm bớt sưng. Không nên bó quá chặt khiến lưu thông máu bị cắt đứt. Nếu thấy sưng và tê chung quanh hoặc thấy đau, nên nới lỏng ra.

    • Đặt chỗ bị thương cao lên, hơn mức trái tim, nhất là ban đêm, để bớt bị sưng.

Sử dụng tất cả những cách trên cho đến khi lành. Có thể uống thuốc giảm đau.

Sau hai ngày chữa trị, có thể bắt đầu cử động vùng bị thương một cách nhẹ nhàng. Từ từ bạn sẽ thấy khớp xương hoạt động dễ dàng hơn và bạn có thể đứng lên được.

Chấn thương nhẹ thường bình phục sau 3 tới 6 tuần. Nếu kéo dài lâu, nên gặp bác sĩ.

BS Nguyễn Thị Nhuận
Nguồn: viendongdaily.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân