TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tiếng Anh sẽ thay đổi như thế nào trong 100 năm tới?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tiếng Anh sẽ thay đổi như thế nào trong 100 năm tới?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Mon May 22, 2017 6:21 pm    Tiêu đề: Tiếng Anh sẽ thay đổi như thế nào trong 100 năm tới?

Tiếng Anh sẽ thay đổi như thế nào trong 100 năm tới?


Cũng như những ngôn ngữ khác, tiếng Anh luôn biến chuyển trong hàng chục thế kỷ qua, và sẽ tiếp tục biến chuyển và du nhập những từ ngữ, cách diễn đạt mới.

Ngôn ngữ luôn thay đổi, tiến hóa và phát triển theo nhu cầu sử dụng của xã hội. Đây không hẳn là một điều xấu. Nếu tiếng Anh ngày nay mà vẫn giống hệt như thập niên 50, thì chúng ta sẽ không thể biểu đạt những khái niệm mới như mạng xã hội (social media), công nghệ thực tế ảo (virtual reality), hay điện thoại thông minh (smartphone).

Miễn là xã hội tiếp tục phát triển thì ngôn ngữ sẽ tiếp tục biến hóa. Sự thay đổi này diễn ra rất chậm rãi, từ năm này sang năm nọ, đến nỗi chúng ta hiếm khi nhận ra - cho đến khi có ai đó lên tiếng về "thứ tiếng Anh nghèo nàn" của thế hệ trẻ!

Thực ra, nếu tiếng Anh vẫn giữ nguyên vẹn hình hài từ thời của Shakespeare, tức thế kỷ 16, thì người hiện đại sẽ khó thể nào hiểu nổi. Đi ngược lại 500 năm nữa đến thời của Beowulf, và bạn sẽ có cảm tưởng như mình đang đọc một ngôn ngữ khác.



Vì sao ngôn ngữ lại thay đổi?

Có nhiều lý do dẫn đến sự thay đổi trong ngôn ngữ. Thứ nhất là vì nhu cầu sử dụng thay đổi. Các công nghệ, sản phẩm và kinh nghiệm mới dẫn đến nhu cầu tạo nên những từ ngữ mới để truyền đạt tin tức một cách rõ ràng và hiệu quả.

Chẳng hạn như tiếng "nhắn tin" (texting), ban đầu nó được gọi là "gửi một tin nhắn bằng văn bản" (text messaging) để phân biệt với việc "gửi một tin nhắn bằng giọng nói" (voice messaging). Nhưng theo thời gian, người ta đã rút ngắn từ này lại thành "text", dùng như cả danh từ lẫn động từ.

Lý do thứ hai dẫn đến sự thay đổi là vì mỗi chúng ta đều có một gốc gác và kinh nghiệm khác nhau, từ tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tôn giáo, vùng miền... dẫn đến kho từ vựng và lối diễn đạt của mỗi người cùng khác. Khi chúng ta tiếp xúc với người khác, chúng ta học hỏi những từ ngữ mới từ họ, kết hợp với vốn sống của chúng ta để tạo nên những lối diễn đạt mới. Hiện tượng này diễn ra phổ biến nhất ở giới trẻ.

Chúng ta cũng vay mượn những từ ngữ mới từ những nền văn hóa khác như Nhật Bản (matcha, sushi, ramen), Ý (pizza, spaghetti, cappuccino), rút ngắn từ ngữ (gymnasium trở thành gym), kết hợp nhiều từ với nhau (gộp breakfast và lunch thành brunch), hay thậm chí sử dụng tên riêng (Google, Photoshop...)

Có nhiều trường hợp trong tiếng Anh, một từ mới được tạo ra vì sự nhầm lẫn về từ nguyên. Chẳng hạn như hồi 400 năm trước, từ "pease" được dùng để chỉ một hoặc nhiều hạt đậu. Nhưng theo thời gian, người ta tưởng lầm rằng "pease" là danh từ số nhiều, và dùng "pea" như một danh từ số ít. Thế là một từ mới đã ra đời!

Thứ tự các từ trong một câu cũng thay đổi, nhưng chậm rãi hơn. Quy luật ngữ pháp của tiếng Anh cổ được xem là "thoáng" hơn so với tiếng Anh hiện đại, chẳng hạn như từ "not" được phép đặt sau động từ.

Hãy thử so sánh câu văn sau trong bản Kinh Thánh của Vua James: "Consider the lilies of the field, how they grow; they toil not." Trong những bản dịch sau này, những từ cuối đã được đổi thành "they do not toil" để phản ảnh đúng ngữ pháp hiện đại.



Phải chăng tiếng Anh thời Shakespeare là mẫu mực hơn so với tiếng Anh hiện đại?

Mọi người có khuynh hướng nghĩ rằng những hình thức ngôn ngữ cũ là “hợp lý” hoặc “chính xác” hơn những hình thức ngôn ngữ hiện đại, nhưng điều này không đúng. Việc ngôn ngữ luôn biến đổi không có nghĩa là chúng trở nên thui chột đi. Chúng chỉ trở nên khác biệt hơn mà thôi.

Trong tiếng Anh cổ, một sinh vật nhỏ nhắn và có cánh được gọi là “brid”. Theo thời gian, cách phát âm được đổi thành “bird”. Mặc dù đây là một từ lạ lẫm so với những năm 1400, nó lại hoàn toàn bình thường trong bối cảnh hiện đại.

Cách nói năng của thế hệ trẻ thường có vẻ “chướng tai” so với những người lớn tuổi hơn, đơn giản bởi vì họ không quen thuộc với những từ ngữ mới. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng “tệ hơn” – chúng chỉ “mới hơn” mà thôi.

Trong nhiều năm liền, các giáo viên tiếng Anh và biên tập viên của những tờ báo nổi tiếng đã chống lại việc sử dụng từ “hopefully” thay cho từ “I hope”. Thế nhưng trong ngôn ngữ đời thường, người ta vẫn nói “Hopefully it won’t rain today” (“Hy vọng hôm nay trời không mưa”), và giờ đây lối diễn đạt này đã bắt đầu xuất hiện trong những tài liệu chính thức.

Hầu hết mọi ngôn ngữ đều có một mẫu mực chung, được sử dụng trong các tài liệu của chính phủ, giáo dục, báo chí... Nhưng tiếng Anh chuẩn (standard English) thực ra chỉ là một phương ngữ (dialect) mà thôi.

Hãy thử so sánh hai câu văn sau:

(1) I didn’t eat any dinner.

(2) I didn’t eat no dinner.

Câu (1) tuân thủ các nguyên tắc của tiếng Anh chuẩn mực, còn câu (2) lại tuân theo nguyên tắc của các phương ngữ khác, cũng là tiếng Anh. Thậm chí, tiếng Anh cổ còn thường xuyên sử dụng bộ đôi phủ định (double negatives) để nhấn mạnh ý nghĩa câu văn.

Sau đây là một ví dụ khác về ba dạng câu tường thuật.

(3) So Karen goes, "Wow - I wish I'd been there!"

(4) So Karen is like, "Wow - I wish I'd been there!"

(5) So Karen is all, "Wow - I wish I'd been there!"

Câu (3) tuân theo ngữ pháp chuẩn mực. Câu (4) được sử dụng khi tường thuật nội dung lời nói của Karen, với câu chữ khác đi đôi chút. Còn câu (5) là một cách diễn đạt khá mới, thể hiện thêm cảm xúc của Karen.

Vậy đó có phải là cách dùng sai tiếng Anh hay không? Xin thưa là không. Với những sáng tạo trong ngôn ngữ, giới trẻ đã tạo ra đến ba cách tường thuật một câu nói, thay vì chỉ dùng một từ “said” như các thế hệ trước.

Vì thế, ngôn ngữ sẽ không bao giờ ngừng thay đổi, nhằm tiếp tục đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Và thứ tiếng Anh bạn đang dùng hiện nay, biết đâu chừng sẽ trở nên lỗi thời trong 100 năm tới.

Đăng Trình

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân