TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tự làm dàn thủy canh DWC
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tự làm dàn thủy canh DWC

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Fri May 19, 2017 11:12 pm    Tiêu đề: Tự làm dàn thủy canh DWC

Tự làm dàn thủy canh DWC


Lần trước chúng ta đã giới thiệu những điều căn bản về phương pháp thủy canh “cắm sào nước sâu” (deep water culture, DWC). Muốn có “khu vườn” đặc biệt này để lấy le bà con, bạn có thể lên mạng Amazon, bỏ ra khoảng $50 là mua được một dàn làm sẵn. Thế nhưng, Hằng đề nghị chúng ta nên tự làm lấy, bởi vì có thực sự bắt tay vào việc chúng ta mới thấy được những cái “mẹo hay” trong phương pháp này. Vật dụng thì có thể tận dụng những thứ đã có sẵn, hoặc chạy ra ngoài Home Depot, Lowes, hoặc Walmart là có ngay. Từng bước một, chúng ta sẽ xem mình cần gì. Sau đây là một trong rất nhiều cách để dựng một khu vườn DWC.


Sơ đồ dàn thủy canh tự chế, bao gồm: sô nước (bucket), nắp (bucket lid), chậu trồng cây (plant pot), và thanh đá bọt (air stone).


1. Một cái sô 5 gallon

Sô này dùng làm “bể nước” (reservoir). Có 2 bí quyết về bể nước mà chúng ta cần phải nhớ để đừng bị coi là... tay mơ:

- Trước tiên, bể nước phải có “light proof”, tức là ánh sáng không được chiếu vào trong bể. Vì có ánh sáng, nước sẽ nẩy rêu và phát sinh vi trùng. Hơn nữa, nước ở đây vốn là nước dưỡng chất, nếu không được cản sáng, rêu và vi trùng lại càng dễ phát triển hơn bất cứ chỗ nào khác.

Để biết bể của mình có “light proof” không, bạn có thể tạm trùm nó lên đầu: Nếu bên trong tối mù, bạn không thấy gì cả, vậy là bể đã được “light proof.” Nhưng nếu ánh sáng vẫn lọt qua, bạn cần SƠN ĐEN mặt ngoài để ngăn ánh sáng. Dùng sơn phun (spray paint) – giá vài đồng tại Home Depot – trên mặt nhựa plastic để sơn khỏi bong.

- Nhưng màu đen lại là màu bắt nhiệt độ. Chúng ta có thể tự nghiệm được tình trạng này khi mặc quần áo đen hoặc sậm màu vào những ngày trời nóng, đồ đen bắt nhiệt sẽ làm mình nóng hơn. Vì thế, các thầy cô vẫn khuyên chúng ta nên mặc y phục màu trắng, sáng, hoặc nhạt màu trong mùa hè.

Rễ cây cũng thế, mà lại còn nhạy cảm với nhiệt độ hơn cả da thịt chúng ta. Chỉ cần nước trong bình nóng trên 72 ºF là rễ cây sẽ không phát triển được. Tốt nhất là không để nước nóng quá 68 ºF. Vì thế, sau khi sơn đen ở mặt ngoài, bạn nên phun một lớp sơn trắng đè lên. Với 2 lớp sơn, sơn trắng bên ngoài cản nhiệt, sơn đen bên trong cản sáng, bạn có thể dễ dàng giữ nước trong bể ở điều kiện hoàn hảo cho cây. Tuy nhiên, nếu bể làm bằng chất plastic trắng, thì nó đã được cản nhiệt rồi, bạn không cần phải sơn thêm màu trắng bên ngoài nữa. Nhưng mặt ngoài phải là nước sơn bóng (glossy) cho đỡ bắt bụi.


Khoét lỗ chuyền ống dẫn khí dưới nắp khoảng 1 inch


Dẫn khí: Không khí, yếu tố thiết yếu của vườn cây, sẽ được cung cấp bởi máy bơm khí (Air Pump) đặt ngoài, và tiếp vào trong bể qua một ống dẫn gọi là Air Line. Ngay bây giờ chúng ta phải khoét một lổ bên hông bể để luồn ống.

Trước tiên, bạn ướm đậy nắp bể để xem nắp phủ xuống đến đâu, rồi khoen một lỗ nhỏ vừa đủ để chuyền ống khí, nằm bên dưới nắp chừng gần 1 inch. Khoảng cách này giúp chúng ta mở nắp, đóng nắp dễ dàng mà không động chạm gì đến ống khí cả.


Chậu lưới có vành để trồng cây


2. Chậu lưới (net pot, mesh pot)

Bạn có thể trồng cây trong một chậu hay nhiều chậu. Nhưng bước đầu, chúng ta hãy thử với một chậu lưới như trong hình, đường kính chừng 6 inches.

Trước tiên, úp chậu trên một tấm các tông, lấy bút chì kẻ quanh miệng chậu để làm dấu, rồi cắt theo dấu bút chì để tạo thành một lỗ hổng. Sau đó thử đặt chậu qua lỗ hổng, nếu chậu lọt qua được 3/4 với 1/4 còn mắc lại và nhô ra trên mặt cạc tông thì tốt. Khoét lỗ quá lớn, chậu sẽ rơi tỏm xuống bể là không xong. Kiếm chậu có vành miệng loe ra (như trong hình) thì việc khoét lỗ để đặt chậu sẽ dễ hơn.

Sau khi khoét được lỗ vừa ý trên tấm cạc tông, bạn ướm nó trên nắp bể, rồi theo đó khoét lỗ cho chắc ăn.

Vậy là bạn đã có đủ thành phần cho một dàn thủy canh “cắm sào nước sâu” rồi. Luồn ống Airline qua lỗ bên hông bể, gắn vào thanh Air Stone dưới đáy bể, đổ nước vào bể, đậy nắp bể với chậu trồng cây đã “ngự” sẵn... và cắm Air Pump vào ổ điện là xong.



Hệ thống cắm sào nước sâu đã thành hình. Nhưng chưa có cây! Bạn muốn trồng gì đây? Và nước mới chỉ là nước, chứ chưa có dưỡng chất. Hẹn bạn lần sau, chúng ta sẽ giải quyết nốt ba cái chuyện nhỏ này nhé.

VŨ HẰNG
Nguồn: viendongdaily.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân