TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - HÀ NỘI tháng 10 năm 1975 theo lời thuật của ...
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

HÀ NỘI tháng 10 năm 1975 theo lời thuật của ...

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu May 11, 2017 5:52 am    Tiêu đề: HÀ NỘI tháng 10 năm 1975 theo lời thuật của ...



HÀ NỘI tháng 10 năm 1975 theo lời thuật của... (tiếp theo và hết)


      HÀ NỘI tháng 10 năm 1975 theo lời thuật của...
      (tiếp theo)
      Nguyễn Ngọc Lan (1930-2007) viết tiếp:

      (...) Máy thu thanh là thứ “bán tự do mà không có bán” như thế đấy tại Bách hóa Tổng hợp là cửa hàng lớn nhất Hà Nội thì làm sao chúng tôi khỏi ngạc nhiên khi thấy bày ra khá nhiều và khá hờ hững ngay ở ngưỡng cửa dăm ba hiệu tạp hóa bề mặt chẳng ra gì. Hỏi ra thì mới biết là tuy cũng mang đủ thứ nhãn hiệu Nhật, Nga, Đông Đức nhưng toàn là những vỏ máy do mấy ông tiểu công nghệ khéo tay làm ra, sơn phết coi tạm được để bán cho đòng bào mua về tự động kiếm thêm tờ-răng-dít-to và dây điện, tự động biến chế lấy. Chúng tôi lẩn thẩn hỏi thêm ông ngồi bán: ”vỏ máy đây thì có vẽ sẵn những ba bốn đướng són điện dài ngắn đủ cả, thế máy tự ráp có bắt được cả sóng ngắn, sóng dài không? ”
      - Của làm lấy mà bắt được một đài là tốt lắm rồi còn đòi gì nữa. Người bán trả lời với giọng hơi gắt khiến chúng tôi phải rút lui có trật tự. ”

      (..) Không thiếu những dấu hiệu khác tương tự về cái nghèo của Hà Nội. Hàng Đào không lụa, Hàng Bạc không vàng đã đành mà chỉ bán toàn những thứ rất “linh tinh”. Những đường phố xung quanh chợ Đồng Xuân được coi là buôn bán sầm uất nhất, chúng tôi không thấy chỗ nào treo bán một chiếc áo đi mưa mà lại thấy đến ba cửa hiệu treo bản “vá áo đi mưa”.
      Rất ít người có đồng hồ đeo tay, nhưng không phải vì sợ cướp giật ngang xương như hiện nay ở Saigon. Ở Hà Nội, đồng hồ có thể đeo tự nhiên, không lo bị mất, nhưng lại... bị mất thì giờ: đòng bào hay chận chúng tôi lai, không phải để hỏi thăm sức khỏe mà chỉ hỏi một câu lãng xẹt nhất: ”mấy giờ rồi hở chú? ”

      (...) Quốc doanh mậu dịch thì tránh đựơc gian thương trung gian nhưng không tránh được chi phí cho bộ máy hành chánh trung gian.
      - Cháu đi làm 8 tiếng nhưng chỉ bằng làm có 2 tiếng thôi. Này nhé, năm ngoái có anh kỹ sư Đông Đức đến tham quan cơ xưởng cháu làm. Hắn ghé lại chỗ cháu đang hàn xì. Hắn thấy cháu hàn suốt một giờ chỉ được có 10 phân. Hắn cúp điện giành lấy mỏ hàn rồi bật điện, hắn hàn cho cháu xem. Hắn hàn nửa giờ được 60 phân. Cháu chả nói gì, chỉ lấy mỏ hàn lại và hàn cho hắn xem: cháu vẫn kỹ mà một giờ được luôn 150 phân. Hắn trợn tròn mắt hỏi cháu “cậu làm ăn gì kỳ cục vậy, có thể làm 150 phân mà sao hồi nảy chỉ hàn 10 phân thôi”. Cháu cười và chỉ cái bụng hắn rồi chỉ vào cái bụng của cháu: ”Bụng cậu như thế đấy còn bụng tớ lép như thế này. Tớ hàn mãi 150 phân một giờ để mà chết sớm à. ”

      (...) Cũng như tuyệt nhiên chúng tôi không thấy một chiếc xe “honda-bà đầm” nào trên các nẻo đường Hà Nội mặc dầu trước khi ra đi, nhiều nguồn tin đã nói nhỏ cho biết sở dĩ xe Honda lên giá là vì rất nhiều xe Honda ngụy đưa đi học tập tại Hà Nội.

      (...) Hà Nội nghèo trong cái ăn mặc, hàng hóa chẳng có gì nhiều lại đắt đỏ nên chúng tôi đã rất lúng túng khi muốn kiếm quà mua về cho bạn bè ở Saigon.

      Sau khi mô tả đủ thứ nghèo của Hà Nội, vị linh mục sinh trưởng ở Huế, tiến sĩ triết học tại đại học Sorbonne, Pháp 1964, được mệnh danh là nhà văn công giáo “cấp tiến”, nhà báo “dấn thân” ở miền Nam trước tháng Tư 1975, viết tiếp:

      “Cái nghèo của Hà Nội là cái nghèo tự trọng. Cái nghèo của truyền thống cha ông “đói cho sạch rách cho thơm”.
      Cái nghèo đó cũng là cái nghèo tự lập, tự chủ ; không kênh kiệu, từ chối sự giúp đỡ của các nước anh em.

      Sau cùng, NNL kết luận như sau:

“Ở Hà Nội nhân dân ta còn nghèo, còn thiếu thốn nhưng đang làm sáng rực lên giữa đủ bốn phương tám hướng sự lựa chọn dứt khoát: Không gì quí hơn Độc lập Tự do. “

[/i]       Xin đọc toàn bài HÀ NỘI TÔI THẾ ĐÓ trong [b]VĂN HỌC VIỆT NAM NƠI MIỀN ĐẤT MỚI tập 4
của Nguyễn Q. Thắng, nxb Văn Học, 2008; khổ 16 x 24cm; từ trang 118 đến 143.



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân