TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cách chọn thẻ nhớ SD, SDXC, Micro SD
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cách chọn thẻ nhớ SD, SDXC, Micro SD

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sat Apr 22, 2017 12:16 am    Tiêu đề: Cách chọn thẻ nhớ SD, SDXC, Micro SD

Cách chọn thẻ nhớ SD, SDXC, Micro SD

Thẻ nhớ và thanh nhớ.


Khi bạn muốn mua một thẻ nhớ (memory card) để cho vào máy hình kỹ thuật số (digital camera) bạn sẽ thấy có rất nhiều kiểu, nhiều cỡ, như SD, SDXC, 4GB, 32GB. Biết chọn cái nào?

Bài này nói về các loại thẻ nhớ (memory card) và thanh nhớ (memory stick). Đây là các loại bộ nhớ ở trong máy hình hay điện thoại di động hay ổ đĩa cứng bỏ túi ngoài máy tính chứ không phải loại bộ nhớ ở trong máy tính.

Đơn vị của sức chứa của các bộ nhớ

Tất cả các bộ nhớ đều lưu trữ dữ liệu theo dạng nhị nguyên, tức là chỉ có hai số “0” và “1.”

    • Một bít (bit) là đơn vị nhỏ nhất, chỉ là số “0” hay số “1.”

    • Một bai (byte) có 8 bít.

    • Một kí lô bai (kilobyte) viết tắt là KB. Nếu định nghĩa theo hệ thống nhị phân thì 1 kí lô bai có 2^10 (2 lũy thừa 10) bai tức là 1,024 bai. Nếu định nghĩa theo hệ thống thập phân thì 1 kí lô bai có 1,000 bai.

    • Một mê ga bai (megabyte) viết tắt là MB. Cũng như ở trên, 1 mê ga bai có thể là 1,024 x 1,024 = 1,048,576 bai hay là 1 triệu bai tức là 1 ngàn KB.

    • Một gích ga bai (gigabyte), viết tắt là GB, có 1 ngàn MB.

    • Cao hơn nữa thì có tetrabyte, viết tắt là TB, có 1 ngàn GB.

Các phương pháp lưu trữ dữ liệu

Có nhiều cách để lưu trữ dữ liệu trong máy tính. Có loại lưu trữ chương trình và dữ liệu cố định gọi là bộ nhớ chỉ đọc (Read Only Memory, viết tắt là ROM). Có loại lưu trữ dữ liệu trong thời gian ngắn gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (Random Access Memory, viết tắt là RAM), khi tắt máy tính thì tất cả các dữ liệu lưu trữ trong RAM đều biến mất. Bộ nhớ ROM và RAM đều dùng mạch tích hợp điện tử (integrated circuit).

Hình ảnh, hồ sơ trong máy tính thì được lưu trữ trong ổ đĩa cứng (hard disk drive), đây cũng là một loại bộ nhớ. Ổ đĩa cứng có một điều lợi là khi rút điện ra các dữ liệu lưu trữ trong đó không bị mất như bộ nhớ RAM. Tuy nhiên ổ đĩa cứng có đĩa, động cơ quay đĩa, đầu đọc và đầu ghi, rất là cồng kềnh. Khó có thể thu nhỏ lại.

Bộ nhớ nháy (flash memory)

Các công ty muốn có một bộ nhớ giống như bộ nhớ RAM, nhưng khi tắt điện các dữ liệu không bị mất. Vào thập niên 1980 một kỹ thuật mới về bộ nhớ được Tiến Sĩ Fujio Masuoka ở công ty Toshiba sáng chế.

Ông Shoji Ariizumi, một đồng nghiệp của tiến sĩ Masuoka, đặt ra chữ “flash memory” vì theo ông, tiến trình xóa các dữ liệu trên một chíp điện tử giống như một cái nháy (flash) của máy chụp hình

Hiện nay bộ nhớ nháy rất thông dụng vì có thể làm nhỏ lại được và lưu trữ dữ liệu được lâu. Thẻ nhớ và thanh nhớ đều dùng kỹ thuật bộ nhớ nháy.


Thẻ nhớ (memory card)

Thẻ nhớ micro SDXC, cái tiếp hợp và đồng một xu.


Thẻ nhớ là loại bộ nhớ dùng trong các thiết bị điện tử như máy hình kỹ thuật số, điện thoại di động hay máy tính bảng.

Dạng thức (format): Có nhiều dạng thức của thẻ nhớ. Sau đây là những dạng thức thông dụng:

    • SD (Secure Digital): Đây là dạng thức phổ thông của thẻ nhớ. Dạng thức SD được dùng trong hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số, từ máy rẻ tiền tới máy đắt tiền của dân chuyên nghiệp.

    • SDHC (Secure Digital High Capacity): Thẻ nhớ dạng này cũng giống như loại SD, chỉ có khác là có thể chứa được nhiều hơn. Sức chứa của thẻ SD là 2 GB, còn thẻ SDHC thì có thể chứa tới 32 GB.

    • SDXC (Secure Digital Extra Capacity): Thẻ nhớ dạng này cũng giống như hai loại trên nhưng sức chứa lớn hơn rất nhiều, có thể lên tới 2 TB và tốc độ ghi và đọc cũng nhanh hơn.

    • CF (CompactFlash): Loại này có sức chứa rất lớn và có tốc độ ghi và đọc nhanh nhất. Hồi trước được dùng nhiều, nhưng bây giờ chỉ dùng trong những máy hình DLSR tối tân nhất.

    • Micro SD: Như tên gọi, loại thẻ nhớ này rất nhỏ, có cỡ 15 x 11 x 1 mm, nhưng có sức chứa tới 2 GB. Loại mới Micro SDHC thì có thể chứa tới 32 GB và micro SDXC thì sức chứa còn lớn hơn nữa, có thể tới 521 GB. Loại bộ nhớ này rất nhỏ, nên nhiều khi không cho vào ổ cắm dùng cho thẻ SD mà phải có cái tiếp hợp (adapter) mới có thể để vào được. Xem hình ở trên đây, thẻ nhớ micro SDXC còn nhỏ hơn cả đồng một xu.

Tốc độ đọc và ghi: Tốc độ ghi của một thẻ nhớ cho biết dữ liệu được lưu vào thẻ nhớ nhanh hay chậm. Nếu bạn chụp liên tục nhiều ảnh có độ phân giải cao (high resolution) hay quay video thì cần có tốc độ ghi cao.

Tốc độ đọc cho biết là dữ liệu từ thẻ nhớ được lấy ra nhanh hay chậm. Thí dụ như chuyển một video từ thẻ nhớ qua máy tính nhanh hay chậm tùy theo nhiều yếu tố mà tốc độ đọc là một trong những yếu tố đó.

Thường thường thì tốc độ đọc nhanh hơn là tốc độ ghi. Có nhiều cách để diễn tả tốc độ của một thẻ nhớ. Hai cách phổ thông nhất hiện tại là:

    • MB/s: Đó là tốc độ đọc tối đa của thẻ nhớ, đơn vị là megabyte trong một giây. Thí dụ 150 MB/s có nghĩa là tối đa có thể đọc 150 megabytes dữ liệu từ thẻ nhớ trong một giây. Bạn nên để ý chữ tối đa, có nghĩa là trong một điều kiện lý tưởng mới đạt đến tốc độ đó. Thường thì chậm hơn và tốc độ ghi còn chậm hơn nữa.

    • Xếp hạng: Đây là sự phân hạng chung về tốc độ ghi tối thiểu của các thiết bị. Thí dụ một thẻ nhớ được sắp hạng 2 (class 2) thì có nghĩa là có thể ghi dữ liệu vào thẻ nhớ ít nhất là 2 megabyte một giây. Hạng thứ 10 là nhanh nhất.


Thanh nhớ (memory stick)


Thanh nhớ còn được gọi là ổ đĩa USB (USB drive) hay ổ đĩa ngón cái (thumb drive) hay ổ đĩa nháy (flash drive). Bây giờ mọi người đều quen dùng chữ memory stick để chỉ những thiết bị bộ nhớ bỏ túi có thể cắm vào ổ USB của máy tính. Thật ra chữ memory stick đầu tiên là thuộc quyền sở hữu của công ty Sony. Vào năm 1998 Sony đưa ra một thiết bị bộ nhớ nháy gọi là Memory Stick dùng cho các máy chụp hình và nhiều dụng cụ điện tử khác của Sony.

Thanh nhớ còn gọi là ổ đĩa USB vì dùng ổ cắm USB. Chuẩn cho tốc độ truyền tín hiệu mới của USB là USB 3.0. Trên lý thuyết thì tốc độ truyền tối đa của chuẩn USB 2.0 là 480 MB/s còn của USB 3.0 thì tới 5 GB/s, tức là USB 3.0 nhanh hơn USB 2.0 cả chục lần. Tuy nhiên trên thực tế thì không phải như vậy. Theo thử nghiệm Tom’s Hardware 2013 Test of USB 3.0 Thumb Drives (www.tomshardware.com) thì USB 2.0 có tốc độ truyền từ 7.9 MB/s tới 9.5 MB/s còn USB 3.0 thì trong khoảng từ 11.4 MB/s tới 286.2 MB/s.

Thanh nhớ rất là bền. Theo những ước tính thì thanh nhớ có thể dùng đi dùng lại khoảng từ 10,000 tới 100,000 lần. Nếu bạn dùng một lần một tuần thì dùng được tới cả trăm năm.

Càng ngày kỹ thuật càng tiến triển, giá của thẻ nhớ và thanh nhớ càng ngày càng rẻ và sức chứa thì tăng lên. Một thanh nhớ 32 GB USB 2.0 bán dưới $10. Bây giờ đã có thanh nhớ có sức chứa tới 2 TB.

Hà Dương Cự/Người Việt

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân