TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tìm hiểu đất vườn: Đất phù sa và đất thịt
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tìm hiểu đất vườn: Đất phù sa và đất thịt

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Fri Apr 14, 2017 12:34 pm    Tiêu đề: Tìm hiểu đất vườn: Đất phù sa và đất thịt

Tìm hiểu đất vườn: Đất phù sa và đất thịt


Ngoài đất cát và đất sét, còn có đất bùn phù sa (silt), là thứ đất do nước sông để lại sau một cơn lụt hoặc nước ngập tràn bờ. Khi gặp nước, đất trở nên trơn như có dính xà bông, để lại vết dơ trên da nếu quệt vào cơ thể chúng ta. Theo nhận xét của giới làm vườn bình dân, đất phù sa được đánh giá là đất phì nhiêu, dễ cấy trồng. Còn các nhà chuyên môn thì cho biết đất bùn phù sa được tạo thành bởi các hạt đất rất nhỏ, tuy có lớn hơn các hạt đất sét. Vì thế cũng như đất sét đất phù sa có khả năng giữ nước lâu, và dễ bị nén cứng tại những nơi có nhiều bước chân qua lại, và trở nên khó cấy trồng vì không còn thoáng khí. Ngoài 3 loại đất đã nói là đất cát, đất sét và đất phù sa, thiên nhiên còn tặng cho nhà vườn một thứ đất khác: Đất thịt.


Bốc lên một nắm đất thịt, bạn sẽ thấy nó mềm, khô và rời ra trong lòng tay.


Đất thịt

Đây là loại đất lý tưởng mà nhà vườn yêu thích. Đất thịt (loamy soil) bao gồm đặc tính của cả ba loại - đất cát, đất sét và đất bùn phù sa – theo tỷ lệ:

- Đất cát chiếm hơn một nửa (52 phần trăm)

- Đất bùn phù sa chiếm 30 phần trăm

- Phần còn lại gần 20% là đất sét.

Nếu bốc lên một nắm đất thịt, chúng ta sẽ thấy nó mềm, khô và rời ra trong lòng tay. Đất thịt màu nâu đen, có khả năng giữ nước và dưỡng chất nhưng không bị úng nước, lòng đất thoáng giúp cho không khí có thể lưu thông và dễ dàng tìm đến “tiếp hơi” cho bộ rễ.

Vì những đặc tính kể trên mà đất thịt được nhà vườn coi là loại đất lý tưởng. Tuy nhiên, xin đừng vội thất vọng nếu đất vườn nhà mình không thuộc loại đất thịt. Bởi vì, bạn vẫn có thể cải tạo đất, đồng thời tìm ra những loại cây thích hợp với loại đất trong vườn nhà mình. Việc này đòi hỏi chút công phu nhưng không kém phần hào hứng nếu bạn thực sự là người yêu vườn.



Mẹo vặt về cách thử loại đất

Không cần phải là một nhà khoa học khoác áo “bờ lu” trắng trong phòng thí nghiệm mới có thể biết được cấu tạo đất. Những người bình dân như chúng ta đây cũng có được câu trả lời qua một mẹo vặt đơn giản như sau:

Lấy một cái chai nhỏ, đổ đầy đất vườn vào trong chai, và lắc thật mạnh nhiều lần, rồi để cho đất lắng lại qua đêm. Sáng hôm sau, quan sát cái chai, bạn sẽ thấy đất xếp lại thành nhiều tầng riêng biệt: Tầng dưới cùng là đất cát, tầng giữa là đất phù sa, và tầng trên cùng là đất sét. Dựa vào tỷ lệ của từng tầng bạn có thể suy ra đất vườn nhà mình thuộc loại nào, để tìm những loại cây thích hợp.



Thử độ kiềm và acid

Tuy nhiên, chuyện quan trọng không thể thiếu là xác định xem đất nhà mình có quá chua hoặc quá “ngọt” hay không, nói theo kiểu khoa học là kiểm tra độ pH của đất. Theo sự hướng dẫn của các thầy cô trong ngành trồng trọt thì độ pH lý tưởng của đất phải là từ 6 tới 7, trên 7 hoặc dưới 6 đều là không tốt.

Chúng ta có thể tự mình tìm ra câu trả lời cho vấn đề này bằng cách thực hiện thí nghiệm bằng dấm và baking soda như sau:

Lấy mẫu đất (chừng 2 thìa) cho vào một cái hũ, và cũng lấy chừng 2 thìa đất từ một khu vực khác đưa vào một cái hũ thứ hai.

Đổ chừng nửa tách dấm vào hũ thứ nhất. Nếu thấy đất sủi bọt, ấy là dấu chỉ đất có độ pH từ 7 tới 8, tức là độ kiềm hơi cao.

Với hũ đất thứ hai, bạn cũng đổ dấm vào. Nếu không thấy đất sủi bọt, bạn có thể thêm một chút nước cất (distilled water, mua được dễ dàng từ chợ Walmart, giá 89 xu một ga-lông) vào cho đến khi đất nhão thành bùn. Tiếp theo, đổ chừng nửa tách baking soda vào hũ đất nhão đó. Nếu bây giờ đất mới sủi bọt, đó là dấu chỉ cho thấy độ pH hơi thấp, trong khoảng từ 5 tới 6, có nghĩa là đất hơi quá chua, có nhiều tính acid.


Đất tốt phải giữ được dưỡng chất nhưng không úng nước.


Cây phát triển nhờ dưỡng chất. Nhưng cây có hấp thụ được dưỡng chất hay không lại tùy thuộc vào đất: Đất cát, đất sét, đất bùn phù sa hay đất thịt. Ngay cả khi bạn đã biết rằng vườn nhà mình là đất thịt, mà độ pH lại rơi vào trong hai trường hợp trên – quá nhiều kiềm hoặc quá nhiều acid – thì đều là không tốt đối với việc gieo trồng, buộc bạn phải có biện pháp nâng cao phẩm chất của đất.

VŨ HẰNG

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân