TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Mấy bước đột phá về y khoa năm 2016
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Mấy bước đột phá về y khoa năm 2016

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Wed Mar 01, 2017 12:22 am    Tiêu đề: Mấy bước đột phá về y khoa năm 2016

Mấy bước đột phá về y khoa năm 2016


Cùng với nhiều tiến bộ trong mọi lãnh vực, y khoa năm qua cũng đã có một số bước tiến vượt bực, đem lại hy vọng cho bệnh nhân hoặc nhân viên phục vụ. Xin lược kê mấy sự kiện đáng chú ý sau đây.


Tái tạo răng


Cá nhiều màu ở châu Phi có thể chứa những bí mật về chuyện răng rụng rồi còn mọc lại. Trong cuộc nghiên cứu và cộng tác của Georgia Institute of Technology và King’s College London, người ta chú ý đến loài cá cichlid ở Lake Malawi bên châu Phi, răng chúng rụng thì có răng mới mọc thay thế. Cuộc nghiên cứu công bố cho biết có những genes làm cho răng mới mọc lại, và sự kiện này có thể đưa đến chuyện “tái tạo răng” nơi con người.

Một cuộc nghiên cứu khác của nhóm học giả Harvard dùng những tia laser điện năng thấp để kích hoạt các tế bào gốc và kích thích sự mọc răng nơi loài chuột và các mô răng nơi con người trong phòng thí nghiệm. Tế bào gốc (stem cells) không phải là tế bào thông thường, chúng có khả năng kỳ diệu là tự nhân lên và thay đổi thành nhiều loại tế bào khác trong cơ thể. Chúng sửa chữa các mô bằng cách liên tục phân đôi như một tế bào gốc mới hoặc như một tế bào có nhiệm vụ chuyên biệt, chẳng hạn tế bào máu đỏ, tế bào da hoặc tế bào bắp thịt.

Nếu cuộc nghiên cứu về tế bào gốc này có thể làm cho răng bạn mọc lại thì chẳng bao lâu nữa, những hàm răng giả, những vụ trồng cấy răng (dental implants) sẽ chỉ còn là dĩ vãng.

Tiến bộ này là điều rất cần thiết vì hiện nay, số người đến năm 74 tuổi bị mất hết những chiếc răng vĩnh viễn đã lên tới 26%.


Võng mạc nhân tạo


Ở Mỹ, về phương diện pháp lý, một người được coi là mù khi thị giác trung tâm (central vision) bị thoái hóa chỉ còn 20/200, hoặc là mất thị giác ngoại biên (peripheral vision) chỉ còn nhìn được dưới 20 độ bên ngoài thị giác trung tâm. Thị giác bình thường là 20/20, và con người bình thường có thể nhìn thấy được 90 độ bằng thị giác ngoại biên.

Theo định nghĩa nói trên thì có tới 1.1 triệu người Mỹ bị coi là mù. Tình trạng này dẫn đến những công ty như Nano-Retina cố tìm ra giải pháp tinh vi và khéo léo để hồi phục thị giác cho những người bị mù do bệnh thoái hóa võng mạc gây ra. Thiết bị Nano-Retina thu nhỏ, gọi là NR600 Implant, hoạt động thay thế những tế bào nhận kích thích ánh sáng (photoreceptor cells) bị hư, và tạo ra kích thích điện cần thiết để cho số tế bào võng mạc lành mạnh còn lại có thể hoạt động được. NR600 có hai bộ phận: một con chip thu nhỏ cấy được và một cặp kiếng đeo mắt cho bệnh nhân.

Kỹ thuật tân tiến này sẽ là niềm hy vọng cho những người bị bệnh suy nhược thị giác.


Robot trợ giúp y tá


Mỗi năm có nhiều y tá bị thương vì phải di chuyển hoặc nâng nhấc bệnh nhân trên giường hoặc sau khi họ té ngã. Chuyện này thường xảy ra, mà có lúc khó kiếm người gần đó đủ mạnh để giúp nâng bệnh nhân ngay sau tai nạn.

Hãng Tokai Rubber Industries cùng với sự trợ giúp của Cyberdyne đã chế ra một robot mang tên RIBA (Robot for Interactive Body Assistance).



RIBA là robot đầu tiên có thể nâng lên hoặc đặt xuống một người thật từ giường hoặc wheelchair, sử dụng cánh tay mạnh mẽ giống tay con người, dùng các bộ cảm ứng (sensors) có độ chính xác cao. RIBA được chế tạo bằng cách tích hợp khả năng điều khiển, bộ cảm ứng, các dữ liệu, cùng với kỹ thuật tạo hình và vật liệu của hãng TRI.

Một công ty khác có tên HAL đã thiết kế ra dụng cụ giúp người y tá nâng nhấc được bệnh nhân với sức mạnh và cân bằng để tránh bị thương.


Bóng đèn diệt khuẩn

Tế bào vi khuẩn bị vô hiệu


Bệnh viện được coi là nơi có thể gây nguy hiểm vì ở đó có nhiều người mang đủ thứ tật bệnh khác nhau. Công ty Indigo-Clean đã sáng chế ra kỹ thuật dùng ánh sáng để liên tục tẩy uế môi trường và nâng cao nỗ lực ngừa nhiễm trùng của những người vào bệnh viện.

Cách hoạt động

    • Các tia 405nm phát ra từ Indigo-Clean phản chiếu vào tường hoặc các bề mặt, rồi xâm nhập vào các vi sinh vật có hại

    • Ánh sáng chiếu vào các phân tử mang tên porphyrins có trong vi khuẩn. Ánh sáng được hấp thụ và các phân tử bị kích thích sản sinh ra Reactive Oxygen Species (ROS) bên trong tế bào

    • 405nm tạo ra một phản ứng hóa học bên trong tế bào, tương tự như hậu quả của thuốc tẩy

    • ROS vô hiệu hóa vi khuẩn, không cho sinh sôi nảy nở.


Quần lót điện tử ngừa thối loét


Có cha mẹ ông bà già cả chết vì những biến chứng do bị chứng thối loét vì nằm liệt giường (bedsores) là điều cực kỳ bất hạnh, vì đó là điều có thể ngăn ngừa được. Khi bệnh nhân nằm liệt giường nhiều ngày, hoặc nhiều năm tháng, họ thường sinh các vết lở loét vì thiếu máu lưu thông và da bị nén ép.

Chứng này có thể gây tử vong, mỗi năm ở Mỹ có tới 60 ngàn người bị, gây tốn phí tới cả $12 tỷ cho kỹ nghệ y khoa.



Chiếc quần lót điện được nhà nghiên cứu Sean Dukelow người Canada sáng chế ra trong Dự án SMART, cứ mỗi 10 phút lại phát tán ra một dòng điện nhỏ. Kết quả tạo ra hệt như những bệnh nhân tự mình chuyển động, làm các bắp thịt hoạt động và gia tăng sự tuần hoàn nơi vùng bị dán sát xuống giường, và làm cho chứng thối loét không xảy ra, cứu được sinh mạng.


Thuốc chống già


Giấc mơ của nhiều người (hay ác mộng, tùy theo bạn nghĩ) là được sống mãi, hay ít nhất cũng được thọ tới tuổi 120 hoặc hơn nữa. 2016 là năm một thứ thuốc mới được đưa vào thử nghiệm mà nếu thành công thì những bệnh như Alzheimer và Parkinson sẽ chỉ còn là ký ức dĩ vãng mà thôi.

Các nhà khoa học hiện nay tin là có thể mau chóng làm cho con người chậm già đi và giúp họ sống tới 110 hoặc 120 tuổi.

Nghe ra thì tưởng như chuyện khoa học giả tưởng, nhưng các nhà nghiên cứu đã chứng tỏ rằng thuốc Metformin dùng trị bệnh tiểu đường, có thể kéo dài đời sống thú vật, và FDA của Mỹ đã cho phép thử nghiệm xem có kết quả như thế nơi con người hay không.

Nếu thành công thì có nghĩa là một người ở tuổi 70 có thể khỏe mạnh như người 50. Một thời đại mới của ‘geroscience’ sẽ mở ra để các bác sĩ không còn phải tấn công vào một căn bệnh đơn độc như ung thư, tiểu đường, mất trí, mà thay vào đó điều trị một cơ chế – đó là tuổi già.

Thử nghiệm lâm sàng mới gọi là Metformin cho Mục tiêu Tuổi già (Targeting Aging with Metformin, hay TAME) sẽ khởi sự tại Hoa Kỳ năm 2017. Các nhà khoa học thuộc nhiều tổ chức đang gây quỹ và tuyển chọn 3 ngàn cụ từ 70 đến 80 tuổi hiện mắc hoặc có nguy cơ mắc phải, bệnh ung thư, tim hoặc mất trí. Họ hy vọng chứng tỏ rằng thuốc sẽ làm chậm tiến trình lão hóa và chận đứng được bệnh.


Pin bền lâu cho các thiết bị y khoa và dụng cụ đeo tay


Nhu cầu điện năng là điều hiển nhiên cho căn nhà, xe và các dụng cụ y khoa. Chẳng hạn, hiện nay pin của chiếc peacemaker thường phải thay bằng cách giải phẫu tốn kém. Do nhu cầu đó mà nảy sinh các sáng kiến tìm ra các loại pin bền, charge nhanh hơn.

Aluminum-Ion Batteries: Giáo sư về Hóa Hongjie Dai tại ĐH Stanford và các cộng sự cho biết mẫu pin aluminum-ion của họ có thể charge đầy một chiếc phone trong vòng 1 phút và duy trì được sức mạnh qua hàng ngàn lần charge lại – trên 7 lần hơn các pin trong phone hiện nay. Nhưng charge nhanh chưa phải là lợi thế của mẫu pin mới này so với thứ pin lithium-ion tiêu chuẩn hiện có trong hầu hết các phone bây giờ. Có lẽ tính chất gây ấn tượng nhất của pin này là tính mềm dẻo, nghĩa là có thể dùng với bất cứ vật dụng nào cong hoặc có màn hình bẻ cong được trong tương lai.



Micro Supercapacitors (Tụ điện siêu nhỏ) : Các nhà bác học tại ĐH Rice đã sáng chế ra loại tụ điện siêu nhỏ và mềm dẻo có thể charge 50 lần nhanh hơn pin, xả điện chậm hơn các tụ điện truyền thống, có thể sánh được với những siêu tụ điện thương mại cả về năng lượng tích tụ và sức mạnh phóng ra.



Foam Batteries: Tương lai của pin sẽ là 3D. Prieto là công ty đầu tiên chế ra pin dùng chất nền (substrate) bằng bọt đồng (copper foam), có nghĩa là pin sẽ không chỉ an toàn hơn, vì chất điện phân (electrolyte) không cháy được, mà còn bền hơn, charge nhanh hơn, tỷ trọng cao hơn 5 lần, rẻ hơn và nhỏ gọn hơn pin hiện nay.

Triệu Minh
Nguồn: baotreonline.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân