TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Chạm tới những vì sao
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Chạm tới những vì sao

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sat Feb 11, 2017 10:26 pm    Tiêu đề: Chạm tới những vì sao

Chạm tới những vì sao

Đài quan sát Arecibo thu sóng âm vũ trụ có đĩa đường kính đĩa thu 305m lớn nhất thế giới tại Puerto Rico – Nguồn: Wiki


Cuốn sách SETI 2020 (Search for Extraterrestrial Intelligence) là tập hợp các bài viết quan sát, nghiên cứu về những âm thanh phát ra từ vũ trụ do các tác giả Ronald D. Ekers, D. Kent Cullers, John Billungham và Louis K. Scheffer của cơ quan NASA công bố. Ngoài NASA, các cơ quan không gian vũ trụ của Nga và các nước châu Âu cũng đã từng đưa ra nhiều giả thuyết âm thanh thu được ngoài vũ trụ để suy đoán rằng đó là một điều không bình thường bởi những âm thanh đó có thể là công nghệ của người ngoài hành tinh. Những điều bí mật đó vẫn tiếp tục được các nhà khoa học thiên văn vũ trụ nghiên cứu.


Nhà vật lý thiên văn làm việc cho cơ quan NASA Kent Cullers là một người mù – Nguồn: SETI. NASA


Nhưng điều quan trọng đằng sau những bài viết khoa học trong cuốn SETI 2020 chính là cuộc đời của tiến sĩ Kent Cullers, một khoa học gia bị mù từ lúc mới lọt lòng, làm chúng ta phải suy nghĩ. Một người mù bình thường đã có cuộc sống sinh hoạt khó khăn đến dường nào, vậy mà tiến sĩ Kent Cullers lại có thể nghe thấy, phân tích và tìm kiếm đời sống ngoài vũ trụ một cách đầy nghị lực đến vậy. Câu chuyện về ông hẳn là bài học cho mọi học sinh khiếm thị học hỏi tinh thần kiên định theo đuổi mục tiêu cuộc sống, cố gắng vượt qua mọi định kiến, khó khăn để làm mình trở nên một con người có giá trị trong cuộc đời và xã hội.


Tiến sĩ Kent Cullers nhận giải thưởng SETI Bruno của NASA – Nguồn sirileague.org


Kent Cullers ra đời năm 1949. Ðó là một ca sinh thiếu tháng và bệnh viện phải cho chú bé đỏ hỏn nhỏ bé bằng bắp tay người mẹ thở bằng khí oxy. Do hít thở hoàn toàn bằng oxy, sống trong lồng kính vài tháng, đã khiến cho tròng mắt của đứa bé sơ sinh bị mờ và hư vĩnh viễn khả năng tiếp nhận và thu ánh sáng của võng mạc. Cha mẹ đứa bé, ông bà Wanda và George đau buồn một thời gian, nhưng niềm tin của ông bà vẫn mong rằng đứa con trai của họ sẽ lớn lên khoẻ mạnh và có khả năng làm việc như bao con người sáng mắt bình thường.

Chăm sóc một đứa trẻ bị mù không dễ dàng chút nào. Khi Kent 7 tuổi, là một đứa trẻ hiếu động, cậu ta khoái leo trèo làm cha mẹ hồi hộp theo chân con từng bước mỗi khi cậu ra vườn tập trèo cây. Mỗi lần Kent hụt chân té là trái tim của cha mẹ đau nhói theo sự cố gắng của cậu. Cuối cùng Kent đã thành công, tất cả những cây sồi cổ thụ sau vườn nhà đều bị bàn chân cậu bé chinh phục. Kent vui sướng, cậu leo cây thoăn thoắt như bao đứa bạn cùng trang lứa.

Cha Kent thường nói thầm trong bụng: “Nó có khả năng tuyệt vời về thăng bằng và nghị lực, hình như nó cảm nhận và thấy được vị trí của mọi vật một cách chính xác như trong đầu nó đặt một máy radar”. Mỗi khi Kent với tay không chạm đúng vật gì mình muốn lấy thì cậu bé Kent không bao giờ tỏ ra bực bội. Làm lại, làm lại cho đến khi nào được thôi và khi đó, cậu vui mừng nói với cha mẹ, “con có thể làm được tất cả”.


Kent Cullers cùng bạn đồng nghiệp tại NASA – Nguồn: SETI.NASA


Bạn có bao giờ nghe nói người mù đua xe đạp? Cậu bé Kent là một người như thế. Cuộc đua vui chơi với các bạn hàng xóm. Khi nghe tiếng “xuất phát”, cậu bé điềm tĩnh lao chiếc xe đạp về phía trước như một con người sáng mắt có thể thấy được đường đua và mọi chướng ngại vật. Kent dẫn đầu đoàn đua cho đến khi nghe một tiếng rầm, chiếc xe lao thẳng vào chiếc xe hơi đang đậu. Các bạn hoảng hốt trong khi Kent chẳng hề bận tâm. Máu ở môi rỉ ra và vài chiếc răng bị gãy, nhưng câu nói đầu tiên khi Kent đứng dậy là: “Tôi thắng”.

Trường học lại là một vấn đề khó đối với Kent Cullers. Cha mẹ từng xem đứa con mù loà của mình là một đứa bé bình thường thì phải được vào trường như những đứa bé bình thường khác. Nhà trường ở Oklahoma không đồng ý tiếp nhận một cậu bé mù vào lớp, đơn giản là nhà trường không có thầy cô giáo đặc biệt dạy riêng cho học sinh khiếm thị và sách giáo khoa cũng là những loại sách bình thường, không có sách chữ nổi dành cho người mù. Thế là cha mẹ Kent Cullers đưa cậu sang California, nơi đây có hẳn một ngôi trường dành cho học sinh khiếm thị. Cha mẹ Kent Cullers chuyển nhà đến thành phố Temple, California để con trai có điều kiện đi học.

Kent học rất tốt, luôn đứng đầu lớp khiến thầy cô đều quý mến đứa học trò thông minh và cần mẫn. Kent Cullers học cách sử dụng các giác quan khác để bù vào đôi mắt mù loà. Một lần trong lúc sinh hoạt ngoài trời, Kent nói với cô giáo “Có một chiếc máy bay đang bay đến”. Cô giáo nhìn lên trời, hỏi “Ðâu đâu, chẳng thấy gì cả, không nghe tiếng máy bay”. Một lúc sau, chiếc máy bay xuất hiện trên bầu trời.


Ông Courtney Stadd, trưởng ban các nhà khoa học tại NASA giúp các học sinh chạm vào chữ nổi của cuốn “Chạm tới các vì sao” – Nguồn: NASA


Kent viết vào cuốn sổ tay: “Nếu bạn tuyên bố một điều kỳ diệu, thì tốt hơn hết bạn phải có một chứng cứ kỳ diệu kèm theo”.

Kent Cullers tốt nghiệp trung học hạng ưu, rồi vào đại học và bảo vệ xuất sắc học vị tiến sĩ vật lý Ðại học California. Việc theo ngành vật lý thuận lợi là do cha mẹ anh mỗi ngày đều nỗ lực giúp anh nghe những quyển sách về vật lý thiên văn. Những ngôi sao, hành tinh ngoài dải thiên hà đã đưa anh vào những giấc mơ. Anh tâm sự với tạp chí Reader’s Digest hồi năm 1992 rằng, “Một trong những giấc mơ trong đời tôi là tưởng tượng mình đứng trên một hành tinh xa lạ, lạnh lẽo, bay xuyên qua sức nóng và đến mặt trời”.

Trung tâm nghiên cứu NASA ở Mountain View, California mời anh làm việc với vị trí nhà vật lý thiên văn, nghiên cứu âm thanh ngoài vũ trụ để tìm kiếm người ngoài hành tinh từng tồn tại ngoài dải ngân hà. Ngoài công việc đó, Kent Cullers còn là nhạc công chơi guitar và piano, một cao thủ cờ vua, và phát thanh viên cho một chương trình Radio địa phương. Vào năm 25 tuổi, Kent Cullers viết một báo cáo tường trình hệ thống radar trên phi thuyền con thoi không có hiệu quả và tốn kém ngân sách, NASA sau đó kết luận là khá chính xác.


Cuộc hội thảo dành cho 30 học sinh khiếm thị có tài năng đến từ Maryland, Colorado, Michigan, New York và Washington tại NASA nhân dịp ra mắt cuốn sách về vũ trụ dành cho người khiếm thị- Nguồn: NASA


Kent kết hôn với cô Carol. Một mùa hè, vợ anh đến bệnh viện sanh đứa con đầu lòng, Kent cùng cha mẹ vào bệnh viện thì lúc đó máy điều hoà của bệnh viện bị hỏng, nhiệt động trong phòng sinh nóng lên đến 95 độ F, máy kiểm tra thai nhi bị trục trặc, thình lình những tín hiệu bíp bíp trở nên bất thường đáng sợ.

Kent lần theo đám dây điện, kiểm tra từng sợi tìm cách sửa chữa. Cô ý tá chạy vào hốt hoảng, thấy anh đang bò dưới sàn: “Anh kia đang làm gì thế, không đùa được với cái máy đó đâu”. Cuối cùng, Kent tìm ra được đầu dây bị sút. Tiếng bíp bíp trở lại bình thường. Cô y tá kinh hoàng nhận ra người đàn ông đang lau mồ hôi trên trán là một người mù.

Người đàn ông mù làm việc cho cơ quan NASA hiện đã nghỉ hưu, nhưng những công trình nghiên cứu “nhìn lên vũ trụ” của anh để lại cho NASA rất nhiều dự án. Mỗi ngôi sao phát ra nguồn ánh sáng đều phát ra sóng điện. Kent Cullers dùng máy điện toán đặc biệt kết nối với làn sóng radio viễn vọng để chuyển hình ảnh thành dấu hiệu cơ học. Khi chữ và các dữ kiện toán học hiện lên màn ảnh, một máy điện toán khác tự động dịch thành tiếng nói. Kent Cullers gõ những ngón tay lên 40 con phím nhỏ, lựa chọn các âm thanh thay vì hình ảnh. Các làn sóng âm phát ra từ vũ trụ, máy tính sẽ phân tích 50 triệu lần trong một giây, và Kent Cullers cảm thấy mình thực sự chạm tới các vì sao. Mục tiêu các công trình nghiên cứu của anh là tìm ra nền văn minh ngoài vũ trụ.

Ngọc Linh
Theo SETI League Bruno
Nguồn: baotreonline.com

Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sun Feb 12, 2017 4:03 am    Tiêu đề:

Cảm ơn MÂY TÍM đã sưu tầm một bài rất bổ ích và hay lạ. Đây phải nói là một kỳ tài của nhân loại, và nói theo Minh triết Ấn Độ, anh ta là một HOÁ THÂN nào đó được gửi đến trần gian của chúng ta. Đa số những người đam mê nghiên cứu về THIÊN VĂN VẬT LÝ đều có chiều hướng TÂM LINH, tuy mấy vị ấy ít khi nói ra, nhưng những ai đã từng đam mê theo dõi các tin tức của ngành thiên văn vật lý luôn luôn nghĩ như thế.

Bạn tôi ở CT có một đứa con gái khi học high school bên Mỹ đã được TT Bush gửi giấy khen và hiện nay nó đang học ngành thiên văn vật lý, một ngành mà hiếm khi thầy phụ nữ đam mê, nhất là người Việt. Bạn tôi nói rằng, con gái mình nó nói với mình và vợ mình: Hình như con thấy như có ai đó nói với con Hãy đi tìm trong bóng tối của Trời cao ! Và bây giờ nó đang nghiên cứu về về NĂNG LƯỢNG TỐI !
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân