TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 15 triệu chứng ung thư đàn ông hay bỏ qua
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

15 triệu chứng ung thư đàn ông hay bỏ qua

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Fri Dec 02, 2016 12:38 pm    Tiêu đề: 15 triệu chứng ung thư đàn ông hay bỏ qua

15 triệu chứng ung thư đàn ông hay bỏ qua


Bạn ăn uống như thường lệ và tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Nhưng nếu bạn như nhiều người đàn ông khác, không đi đến khám định kỳ tại văn phòng bác sĩ. Ðây có thể là việc không nên thiếu, có nghĩa là bạn phớt lờ các dấu hiệu sớm của ung thư.

Một trong những cách tốt nhất để chống lại căn bệnh này là nên biết căn bệnh ngay trong giai đoạn đầu, khi đó có thể điều trị hơn. Vấn đề là những dấu hiệu cảnh báo cho nhiều loại ung thư có thể có vẻ còn khá nhẹ.

Bạn có thể thử nhìn vào 15 dấu hiệu và triệu chứng sau đây. Một số liên quan mật thiết với bệnh ung thư hơn là những căn bệnh khác, nhưng tất cả đều đáng được quan tâm để nói với bác sĩ của bạn mỗi khi đến khám.



Vấn đề khi đi tiểu

Nhiều đàn ông có một số vấn đề liên quan đến bệnh ung thư lúc cao tuổi như:

– Ði tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm.

– Ði tiểu lâu, són tiểu hoặc cần cấp thiết để đi tiểu.

– Ði tiểu khó khăn hoặc dòng nước tiểu yếu ớt.

Khi tuyến tiền liệt phì to thường gây ra các triệu chứng trên, có thể là tuyến tiền liệt bị ung thư (prostate cancer). Bạn cần đi khám bác sĩ để kiểm tra về nguyên nhân của vấn đề. Bác sĩ sẽ lấy một số mẫu từ tuyến tiền liệt nở rộng để thử nghiệm và cũng có thể cho bạn biết thêm về việc xét nghiệm máu (đo độ PSA) cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt.



Những thay đổi trong tinh hoàn

Bác sĩ Herbert Lepor, Chủ tịch Khoa Tiết Niệu tại Trung tâm Y tế Langone thuộc Ðại học New York cho biết: “Nếu bạn nhận thấy có một khối u nặng, hay bất kỳ thay đổi lạ khác trong tinh hoàn của mình, cần hẹn gặp để bác sĩ khám xét ngay. Không giống như ung thư tuyến tiền liệt, phát triển chậm, ung thư tinh hoàn có thể bộc phát nhanh chóng qua đêm”. Bác sĩ sẽ xem thực trạng vật lý ra sao, xét nghiệm máu và siêu âm bìu tinh hoàn để tìm cách chữa trị.



Có máu trong nước tiểu hay trong phân

Ðây có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của ung thư bàng quang, thận hoặc ruột. Bạn cần đến gặp bác sĩ vì hiện tượng chảy máu không bình thường, mặc dù bạn không có các triệu chứng khác. Có thể là bạn có một vấn đề khác không phải là ung thư, như bệnh trĩ hay nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng điều quan trọng là để điều trị nguyên nhân gây ra.



Da thay đổi

Khi bạn nhận thấy da có sự thay đổi trong kích thước, hình dạng, hoặc màu sắc của nốt ruồi hoặc ở các vị trí khác trên da, bạn cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Xem các chỗ da có màu lạ hoặc nhìn khác là những dấu hiệu đầu của ung thư da. Bạn sẽ cần được xét nghiệm và có thể là xét nghiệm biopsy, có nghĩa là bác sĩ lấy ra một mẩu mô da nhỏ để thử nghiệm. Bác sĩ Ung thư tại Trung tâm Ung thư NYU Perlmutter khuyên: “Với bệnh ung thư da, bạn không nên chờ đợi giây phút nào”.



Thay đổi trong các hạch bạch huyết

Sưng hạch bạch huyết, các tuyến hình hạt đậu nhỏ tìm thấy ở cổ, nách, và những nơi khác, thường báo hiệu rằng đang xảy ra vấn đề lạ trong cơ thể của bạn. Thông thường, hệ thống miễn dịch có thể chống đỡ chứng đau rát họng hoặc cảm lạnh, nhưng bệnh ung thư cũng có thể làm thay đổi tính miễn dịch. Bạn cần để bác sĩ kiểm tra các chứng sưng mà không đỡ hơn từ 2 đến 4 tuần.



Ăn uống khó nuốt

Một số người gặp khó khăn khi nuốt mỗi khi ăn uống. Nhưng nếu vấn đề khó nuốt không hết và bạn cũng bị sút cân hoặc nôn mửa, bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra cổ họng hoặc dạ dày có bị ung thư hay không. Bác sĩ sẽ khám cổ họng và chụp X-quang để tìm cách điều trị.



Ợ nóng (Heartburn)

Bạn có thể tự chăm sóc hầu hết các trường hợp ợ nóng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, thói quen uống rượu và mức độ tinh thần căng thẳng. Nếu điều bạn làm không giúp hết ợ nóng, bạn nên đến hỏi bác sĩ để xem xét các triệu chứng này. Chứng ợ nóng không hết hoặc nặng hơn có thể là dạ dày hoặc cổ họng bị ung thư.



Màng da trong miệng thay đổi

Nếu bạn hút thuốc hoặc nhai thuốc lá, bạn có thể bị ung thư miệng. Nếu mảng trắng hoặc đỏ xuất hiện trong miệng hoặc trên môi, bạn cần nói với bác sĩ hoặc nha sĩ để xét nghiệm và điều trị ngay.



Sút cân khi không cần thiết

Quần mặc bị ít chút lỏng lẻo? Nếu bạn chưa thay đổi chế độ ăn uống hoặc lịch trình tập thể dục, có thể sự căng thẳng hay vấn đề tuyến giáp (thyroid) gây ra sút cân. Nhưng nếu sút mất 10 pounds hoặc hơn mà không chủ tâm làm là không bình thường. Mặc dù hầu hết giảm cân ngoài ý muốn không phải là bị ung thư nhưng có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tụy (pancreas), dạ dày hay phổi. Bác sĩ của bạn có thể tìm hiểu thêm bằng xét nghiệm máu và các dụng cụ y khoa qua hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể bằng xét nghiệm “CT/PET scan”.



Bệnh sốt (fever)

Bệnh sốt thường không gây tệ hại nhiều vì cơ thể bạn đang chống nhiễm trùng. Nhưng khi bệnh này không hết và không tìm ra nguyên nhân thì có thể là dấu hiệu ung thư máu (leukemia) hay dạng ung thư máu khác. Bác sĩ sẽ xem hồ sơ bệnh lý của bạn và làm xét nghiệm vật lý để tìm ra nguyên nhân.



Ngực có cục lạ

Bác sĩ Ung thư Meyers cho biết: “Ðàn ông thường bỏ qua các khối u ở ngực vì ung thư vú không phải là vấn đề quan tâm của họ. Nhưng tỷ lệ bệnh ung thư vú xảy ra ở nam giới là 1%, mặc dù trong thực tế bệnh này thường được chẩn đoán muộn hơn”. Không nên xem thường khối u lạ này! Nếu bạn rờ thấy một khối u, nên để cho bác sĩ khám nghiệm.



Mệt mỏi

Nhiều loại ung thư gây ra mệt mỏi trong xương cốt mà không bao giờ được đỡ hơn phần nào. Tình trạng mệt mỏi này khác với sự cạn kiệt sức sau một tuần làm việc bận rộn hoặc hoạt động quá nhiều. Nếu sự mệt mỏi tiếp tục diễn tiến trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cho bạn biết các cách để điều trị chứng mệt mỏi này



Ho

Ðối với người không hút thuốc, ho dai dẳng là hầu như không phải là bị ung thư. Hầu hết bệnh ho sẽ hết sau 3 đến 4 tuần. Nếu không và bạn bị khó thở hoặc ho ra máu, bạn phải đến gặp bác sĩ ngay, đặc biệt là nếu bạn hút thuốc. Ho là dấu hiệu phổ biến nhất của dạng ung thư phổi. Bác sĩ có thể xét nghiệm chất nhầy từ phổi để xem cơ thể có bị nhiễm trùng. Bác sĩ cũng có thể chụp X-quang để tìm ra các vấn đề khác.



Ðau nhức

Bác sĩ Khoa Tiết Niệu Herbert Lepor cho biết: “Bệnh ung thư không gây ra hầu hết các cơn đau nhức, nhưng nếu bạn đang bị đau nhức kéo dài hơn một tháng, đừng xem thường và chịu đựng. Những cơn đau liên tục có thể là một tín hiệu của nhiều loại bệnh ung thư, đặc biệt là những người bị những cơn đau lan rộng”.



Ðau bụng và tinh thần suy thoái (Depression)

Bác sĩ Ung thư Meyers nói: “Ít xảy ra, nhưng bệnh trầm cảm cùng với những cơn đau bụng có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tụy (pancreas). Bạn có nên lo lắng? Không, ngoại trừ khi bệnh ung thư này có từ trong gia đình của bạn”. Bạn cần đi bác sĩ ngay.

Mai Hoàng
Theo LR – WebMD
Nguồn: baotreonline.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân