TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Lễ Tạ Ơn thời chiến chinh xưa
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Lễ Tạ Ơn thời chiến chinh xưa

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9550

Bài gửiGửi: Wed Nov 23, 2016 10:56 pm    Tiêu đề: Lễ Tạ Ơn thời chiến chinh xưa

Lễ Tạ Ơn thời chiến chinh xưa


“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc.” Nhớ đoạn văn kinh điển của mùa thu ấy nhưng không phải cho buổi đi học đầu tiên khó quên, mà nhớ đoản văn ấy vì đó cũng là khung cảnh của những ngày cuối tháng 11 nơi này, nơi bắt đầu rộn ràng một mùa lễ Tạ Ơn ấm cúng. Khi mà lá phong, lá sồi ngập đầy lối đi, khi mà gió thu về nhẹ bay và khí trời se lạnh. Cái lạnh làm lòng nhớ về những tháng ngày khói lửa chiến chinh, khi đất nước rộng lớn bao dung này đối phó với chiến tranh của Phát xít từng ngày.


Lính Mỹ ăn gà Tây lễ Tạ Ơn ở doanh trại Ý 1943
– nguồn historybyzim.com


Càng đau khổ tang tóc thì người ta càng tạ ơn, biết ơn nhau nhiều hơn. Hạnh phúc luôn có được bằng những hy sinh quý giá. Và trong những năm tháng của 1943 ấy, những bức tranh vẽ bữa tiệc ăn gà Tây với gia đình quây quần của Norman Rockwell, tựa là “Freedom from want” đã trở thành biểu tượng cho dân Mỹ thời ấy. Và để được tự do, người Mỹ đã chiến đấu, chiến đấu một trận oai hùng, tả xung hữu đột, ngọn cờ lấp lánh sao sọc tung bay hầu như khắp nơi nào có kẻ thù. Trong suốt cuộc thế chiến ấy, tình hình chính trị đã làm xáo trộn đời sống ở hậu phương. Lương thực khẩu phần và nhu yếu phẩm cho chiến tranh luôn hạn chế. Tuy vậy dân tộc yêu chuộng tự do tín ngưỡng này đã tìm mọi cách để mùa lễ Tạ Ơn được trọn vẹn.


Lính Mỹ ăn gà Tây trong Lễ Tạ Ơn ở doanh trại Ý 1943 –
nguồn ww2online.org


Hãy bắt đầu bằng những năm xa xưa. Vào 1863, lễ Tạ Ơn được chọn vào ngày Thứ Năm cuối cùng của tháng 11. Nhưng vào mùa hè 1939, sau cuộc Ðại khủng hoảng, ảnh hưởng của các nhà buôn bán lẻ đã hối thúc Tổng thống Franklin D. Roosevelt (FDR) thay đổi ngày lễ sớm hơn, không quá cận kề ngày Giáng sinh. Vì thế Tổng thống Franklin D. Roosevelt cho dời ngày lễ một tuần sớm hơn. Sự thay đổi đó gặp trở ngại khi 32 tiểu bang đồng ý và 18 từ chối. Vì thế những năm đầu của thế chiến 2, nước Mỹ có 2 ngày lễ khác nhau. Người ta gọi ngày lễ trễ là “Lễ Tạ Ơn Cộng Hòa” và sớm hơn là “Lễ Tạ Ơn Dân Chủ” hay còn gọi là “Frankgiving” (Thanksgiving của Tổng thống FDR). Ðến giữa năm 1941 thì FDR mới cho thống nhất lại ngày lễ như cũ. Và Thượng viện đã ký đạo luật đó vào ngày 9 tháng 12, 1941, chỉ một ngày sau khi Mỹ tuyên chiến với Nhật.

Và nước Mỹ đi vào cuộc thế chiến, những chàng trai, cô gái mang ngày Lễ Tạ Ơn theo gót chiến chinh. Tựa như câu hát: “Xuân này con không về”. Họ đã đi như thế nhiều mùa Lễ Tạ Ơn xa nhà. Và nghìn dặm quan san, Lễ Tạ Ơn vẫn đến với họ. Hãy xem lại những trang nhật ký, những tấm ảnh đen trắng ố màu, những tấm poster ngày nọ để thấy lòng chùng xuống. Những chàng lính Anh, Ý đến dự lễ trong trại lính Mỹ trú đóng tại Anh và Ý đã choáng ngợp trước bữa tiệc thịnh soạn với gà Tây, rau quả tươi, bánh mỳ trắng... Họ cứ tưởng là Giáng Sinh đến sớm, khi mà những bữa ăn thường ngày là đồ hộp và lương khô. Dù tàu thủy và máy bay ưu tiên cho quân sự nhưng vài chuyến hàng ngày ấy ngập đầy gà Tây và thực phẩm. Thịt, bơ và gia vị thiếu hụt (do các nguồn nhập khẩu như tiêu, hương liệu đến từ các nước bị Nhật chiếm đóng) nên các bà nội trợ ở hậu phương đã tìm cách thay đổi thực đơn cho phù hợp. Ðến năm 1942 và 1943 thì càng thiếu thốn hơn, mọi thứ đều bị chia khẩu phần, những đầu bếp ở chiến trường phải tìm cách dự trữ các tem phiếu dành lại cho ngày lễ. Dù vậy thực đơn của ngày lễ luôn thịnh soạn và luôn có gà Tây.


Poster trận Eagles-Steelers – nguồn goldenrankings.com


Trong khi ấy ở nước Mỹ, cả nước vừa trải qua cuộc Ðại khủng hoảng lại phải cùng nhau san sẻ những khó khăn cho ngày lễ. Những đứa con, cháu đi làm xa gần thì Lễ Tạ Ơn là dịp trở về thăm nội, thăm ngoại cùng cha mẹ. Ðó là truyền thống cả trăm năm. Vậy mà chiến tranh đã làm người Mỹ hạn chế đi xa để tiết kiệm xăng dầu cho cuộc chiến, để dành những chuyến tàu lửa cho quân đội, để dành những chiếc xe bus cho y tế... Một poster của Bộ giao thông viết rằng: “Hàng triệu người con của chúng ta trên đường đi! Liệu chuyến đi của bạn có cần thiết không?” Bởi ngoài xăng dầu, ngay cả hao mòn và nhu cầu cho lốp xe cũng hạn chế do nguồn cao su dành hết tất cả cho sản xuất và nhu cầu quốc phòng. Một poster cho dân chúng rõ: 1 mặt nạ chống hơi cay cần nửa ký cao su, 1 xuồng chở lính cần 45 ký, 1 chiếc xe jeep cần 140 ký và 1 chiếc máy bay thả bom cần 827 ký cao su. Vào năm tháng ấy 92% nguồn cao su đến từ các quốc gia thuộc địa bị Nhật chiếm đóng, trong đó có Việt Nam. Ngay cả truyền thống diễn hành Macy’s ở New York trong ngày lễ, các chiếc bong bóng khổng lồ cũng bị thiếu vắng, người ta dùng các bong bóng đó cho tái chế quân nhu.

Lễ Tạ Ơn ở năm tháng ấy cũng không trọn vẹn vì các trận banh bầu dục quốc gia bị thiếu hụt các tay nhà nghề, bởi hầu hết thanh niên đã tình nguyện nhập ngũ. Các đội banh thưa thớt cùng các mùa và phải nhập lại. Như Philadelphia Eagles nhập với Pittsburgh Steelers thành Steagles, vì đội Steelers chỉ còn 6 cầu thủ và Eagles chỉ còn 12.


Lọc phim cho V-mail – nguồn ddaymemorial.blogspot.com


Hẳn nhiên xa nhà và nhằm mùa lễ thì những lá thư, những tấm thiệp vượt qua ngàn dặm đại dương để đến tận chiến trường trở thành vô giá. Lễ Tạ Ơn sẽ không trọn vẹn nếu thiếu vắng lời yêu thương và ân sũng từ quê nhà, từ những lời chúc tụng tận đáy lòng ngan ngát chờ mong. Những dòng chữ trong thư từ hậu phương là niềm hy vọng và khát khao mãnh liệt giữa cuộc tử sinh khói lửa. Ðó là nỗi thôi thúc vực dậy những trái tim trẻ trung đẫm nặng mùi tình quê. Những chàng G.I sẽ không chiến thắng cuộc thế chiến bão lốc ấy nếu thiếu vắng những lá thư. Thoạt đầu để vận chuyển hàng tấn thư ấy rất khó khăn bởi cồng kềnh, tốn nhiều khoang tàu và máy bay. Phải mất cả tháng trời nếu các thư đó may mắn thoát được các trận bom, mìn và thủy lôi của tàu ngầm. Vì thế vào mùa xuân 1942, quân Mỹ đã bắt chước một sáng kiến của lính Anh gọi là V-Mail (Victory mail – Thư chiến thắng). Những lá thư từ hậu phương được viết trên một mặt giấy, Washington gom lại và che đen những tin tức có thể gây nguy hại cho quốc gia, sau đó thư được chụp vào phim nhựa 16mm. Một cuộn phim chứa được 18 ngàn thư. Phim được chuyển đến tiền phương, ở đó một trạm quân bưu sẽ in ra cỡ giấy nhỏ postcard bỏ vào bì và gởi đến chiến hào. Từ giữa 1942 đến khi kết thúc cuộc chiến, 556 triệu V-Mail được gởi đi và 510 triệu thư được gởi về lại cho quê nhà.

Gà Tây giữa bàn tiệc, 3 thế hệ sum vầy (có những người từng là cựu chiến binh, có đứa cháu vừa chuẩn bị nhập ngũ) đèn cầy và rượu vang lóng lánh bên lò sưởi. Tay trong tay cầu nguyện phước lành ơn trên và cám ơn những hy sinh hào hùng trong cuộc chiến năm nào để có được hạnh phúc và tự do hôm nay. Niềm vui háo hức trong màn hình với trận banh bầu dục, ngày mua sắm Black Friday và ngày lễ hội diễn hành rộn ràng Macy’s. Bạn sẽ thấy lòng ngất ngây và vui lắm. Nhớ Lễ Tạ Ơn và mùa chinh chiến xưa.

Sean Bảo
Nguồn: baotreonline.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân