TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Sức mạnh của thôi miên: Giảm đau và tăng cường trí não
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Sức mạnh của thôi miên: Giảm đau và tăng cường trí não

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sun Nov 13, 2016 9:50 pm    Tiêu đề: Sức mạnh của thôi miên: Giảm đau và tăng cường trí não

Sức mạnh của thôi miên:
Giảm đau và tăng cường trí não


Thôi miên là khía cạnh bị nhiều vu khống và hiểu nhầm của thuật “can thiệp sửa đổi tinh thần”. Nhiều người nghĩ về thôi miên như kiểu một người rơi vào trạng thái bị điều khiển như con gà trên sân khấu sau khi có một chiếc đồng hồ đeo tay lúc lắc trước mắt mình. Lĩnh vực này đâu phải chỉ có như vậy.



Năm 2000, Tờ tin tức Nghiên cứu Não (Brain Research Bulletin) đã công bố một bài viết về các kiểu dạng hoạt động của não bộ (điện não đồ, hay EEG) của những người tình nguyện tham gia thôi miên. Hoạt động EEG cho thấy một sự gia tăng lớn về dải tần sóng Gamma.

Trong các bài viết trước đây, chúng ta đã bàn về sự tương ứng của hoạt động não bộ sóng Gamma (rung động ở một tần số khoảng 40 hertz) với các giây phút cảm hứng sâu sắc. Hoạt động sóng não khác, như sóng Theta, tương ứng với các trạng thái tinh thần khác (nghỉ ngơi, giải quyết vấn đề tích cực, vv). Các sóng Gamma có tần số tương đối cao, và có thể cao hơn 40 hertz (Hz) rất nhiều, mặc dù tác động của sóng Gamma cực cao vẫn chưa được tìm hiểu thật kỹ lưỡng.

Năm 2004, một nghiên cứu được công bố tại tạp chí Đau (Pain) đã phác họa sự khác biệt trong nhận thức về đau đớn giữa các tình nguyện viên tỉnh táo và các tình nguyên viên trong trạng thái thôi miên. Các nhà nghiên cứu này cũng phát hiện ra các dạng thức của sóng Gamma. Ngoài ra, họ cho biết: “những người rất dễ rơi vào trạng thái thôi miên, so với những người ở mức trung bình và thấp, trải nghiệm sự giảm đau mạnh hơn nhiều nhờ phương pháp giảm đau tập trung (hình dung) trong khi ở trạng thái thôi miên và, hơn nữa, trong điều kiện sau thôi miên.



Thôi miên không chỉ tạo ra được một trạng thái não có lợi cho cảm hứng lớn và năng lực giải quyết vấn đề, mà còn có thể tác dụng như một phương pháp giảm đau rất mạnh.

Năm 2002, một nghiên cứu tại Tạp chí Tâm sinh lý Quốc tế (International Journal of Psychophysiology) đã bàn về sự thụ cảm đau liên quan tới thôi miên và sóng Gamma 40Hz. Họ phát hiện rằng hoạt động của sóng Gamma báo trước mức độ đau đớn của đối tượng, trong khi không có loại hoạt động não nào khác có tác dụng như vậy.

Dường như các sóng Gamma bí ẩn này lại một lần nữa xuất hiện rõ rệt trong trạng thái thôi miên. Câu hỏi đặt ra là liệu những người tình nguyện thôi miên nghĩ rằng họ cảm thấy ít đau đớn hơn hay họ thực sự cảm thấy ít đau đớn hơn.

Đôi khi, câu hỏi ấy sẽ là... thế thì sao nhỉ?

Hãy xem vài trường hợp có tính “ngoại hiện” hơn.

Miệng người được cho là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể. Sự tập trung các đầu mút thần kinh trong miệng dường như khá rộng.



Nói chung, quá trình nhổ một răng hàm đã bám chân đầy đủ khỏi miệng một người đòi hỏi phải dùng tới lực và nếu không sử dụng gây tê cục bộ hay toàn diện sẽ được xem là khá đau đớn. Việc nhổ răng khôn của một người được xem là có bản chất phẫu thuật, đôi khi đòi hỏi gây mê toàn diện (đưa một người vào trạng thái “ngủ” thông qua thuốc an thần) cũng như gây tê cục bộ (làm tê tại khu vực nhổ răng).

Năm 2013, Tạp chí Phẫu thuật Sọ não-hàm mặt (Journal of Cranio-maxillofacial Surgery) đã xuất bản một nghiên cứu trong đó có 24 người tình nguyện tham gia nhổ 2 răng khôn. Ở mỗi bệnh nhân, một răng sẽ được nhổ sử dụng thôi miên như một cách để ngăn đau trong khi răng còn lại sẽ được nhổ dùng gây tê cục bộ.

Kết quả nghiên cứu như sau: “Trong số những đối tượng dùng tới thôi miên, chỉ có hai đối tượng (8, 3%) báo cáo đau sau khi thực hiện thôi miên. Trong nhóm gây tê cục bộ, 8 người (33, 3%) báo cáo bị đau. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân trong nhóm thôi miên chịu ít đau đớn hơn trong vài giờ đầu tiên sau phẫu thuật”.

Năm 1999, Acta Chirurgica Belgica, tạp chí chính thức của Hiệp hội Phẫu thuật Hoàng gia Bỉ (Royal Belgian Society for Surgery), xuất bản một nghiên cứu về thôi miên và tác động của nó đối với phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp và cắt cổ tử cung thay cho gây mê toàn diện.

Kết quả nghiên cứu này như sau: “tất cả các bác sỹ phẫu thuật báo cáo có được các điều kiện phẫu thuật tốt hơn cho phẫu thuật cắt cổ tử cung sử dụng thôi miên. Tất cả bệnh nhân được thôi miên đều báo cáo có những trải nghiệm rất dễ chịu và rất ít đau đớn sau phẫu thuật trong khi nhóm này giảm mạnh việc sử dụng thuốc gây mê”.

Nhiều nghiên cứu khác cho thấy kết quả tích cực tương tự khi sử dụng thôi miên thay cho gây mê.

J.C.
Dịch giả: An Nhiên


J.C viết blog tại Q4lt.com về nhiều vấn đề liên quan tới tuyến tùng quả trong não, sự sản xuất melatonin, DMT, các hiện tượng liên quan tới giấc ngủ, vv.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân