TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cá hồi Tasmania (Úc) bị nhuộm màu và nuôi bằng thuốc kháng sinh
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cá hồi Tasmania (Úc) bị nhuộm màu và nuôi bằng thuốc kháng sinh

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9617

Bài gửiGửi: Tue Nov 01, 2016 7:42 pm    Tiêu đề: Cá hồi Tasmania (Úc) bị nhuộm màu và nuôi bằng thuốc kháng sinh

Cá hồi Tasmania (Úc) bị nhuộm màu
và nuôi bằng thuốc kháng sinh

Bảng màu để nhuộm thịt cá hồi bang hóa chất (ABC)


Một cuộc điều tra của ABC phát giác cá hồi Tasmania mà người Úc đang ăn hàng ngày bị nhuộm thịt và cho ăn hàng tấn thuốc kháng sinh. Cá hồi chẳng khác nào "những con gà mái công nghiệp" nuôi trên biển...


Khi cá tự nhiên biến thành "gà công nghiệp"

Những chiếc lồng khổng lồ nuôi cá hồi tại Tasmania


Ngành kỹ nghệ cá hồi của Tasmania phát triển một cách nhanh chóng với giá trị hơn 350 triệu đô la. Cá hồi Atlantic ngày càng hiếm xuất hiện trên bàn ăn của người Úc.

Nhiều chuyên gia chỉ trích rằng mặc dù cá hồi được quảng cáo trên thị trường là thực phẩm xanh- sạch được nuôi ở ngoài khơi Tasmania, nhưng thực tế chúng chẳng khác nào “những con gà mái” được nhốt trong các chiếc lồng chật hẹp trên biển.

Cuộc điều tra của đài ABC tiết lộ một số lượng lớn thuốc kháng sinh và hóa chất được sử dụng trong quá trình nuôi cá hồi và một lượng cá tự nhiên (wild fish) khổng lồ được đánh bắt để làm thức ăn cho những con cá hồi háu đói trong chuồng.

Cá hồi Đại Tây Dương, hay còn gọi là Atlantic salmon từng được coi là món ăn hiếm. Thế nhưng chỉ trong vòng 20 năm qua, cá hồi Atlantic không còn được nhiều người Úc ưa chuộng.

Nhu cầu tiêu thụ cá hồi mạnh mẽ đã thúc đẩy sự bùng nổ các trang trại nuôi cá hồi tại Tasmania. Ngành kỹ nghệ trị giá hàng trăm triệu Úc kim này đang có tham vọng hướng tới lợi nhuận hàng tỷ đô la.

Các chuyên gia môi sinh lo ngại ngành kỹ nghệ này sẽ trở thành một thảm họa cho môi trường và hệ sinh thái.

Peter Bender, chủ của trang trại cá hồi Huon Aquaculture tại Tasmania chia sẻ lợi ích của cá hồi:

“Thịt cá hồi rất ngon, đó là một món ăn vô cùng dinh dưỡng và chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn hàng ngày của người Úc. Những chiếc lồng đánh bắt cá hồi ngày càng trở nên quen thuộc trên vùng biển Tasmania, cung cấp thức ăn cho người dân Sydney đến tận Shanghai.”


Cá hồi nhỏ được nuôi riêng trước khi cho vào lồng lớn


Những con cá hồi nhỏ được ủ trong hộp trước khi được đưa vào những chiếc lồng to. Lúc đầu, thức ăn của chúng được kiểm soát chặt chẽ và bổ sung một chất phụ gia để làm cho thịt có màu hồng nhẹ, một chất hóa học thay thế cho các loại giáp xác trong tự nhiên.

Cá hồi hoang dã có được màu hồng hay màu thịt đỏ qua chế độ ăn uống của chúng như các loại giáp xác nhỏ, sinh vật phù du.

Những sinh vật này có chứa carotenoides hay astaxanthin, là một chất chống oxy hóa tự nhiên cùng họ với chất beta-carotene có trong cà rốt. Astaxanthin và carotenoides là các sắc tố chịu trách nhiệm cho màu đỏ, cam, và vàng tìm thấy trong các loại thực phẩm từ thiên nhiên.

Cá hồi là loài cá duy nhất có khả năng giữ lại carotenes trong thịt của chúng. Các loài cá thịt trắng như cá da trơn, không có khả năng này.



Các chương trình quảng cáo và tiếp thị cho cá hồi Tasmania đã vẽ ra viễn cảnh một vùng biển Tasmania xinh đẹp, hoang sơ, bao la với những con cá hồi căng tròn. Tuy nhiên trong chuyến thăm Úc gần đây, một trong những nhà môi trường hàng đầu thế giới, Tiến sĩ David Suzuki, đã chỉ ra trước National Press Club một quan điểm rất khác biệt về cá hồi Tasmania.

"Tất cả quý vị ngồi đây đều ăn cá hồi nuôi và rõ ràng không thèm đếm xỉa gì về những gì quý vị đang đưa vào cơ thể. Qúy vị có thật sự hiểu về cá hồi nuôi tại Tasmania không? Nó chứa đầy hóa chất độc hại", ông David Suzuki nhấn mạnh.

Hội Bảo tồn biển của Úc đã chỉ trích việc sử dụng hóa chất và việc phụ thuộc vào cá đánh bắt tự nhiên để làm thức ăn cho cá hồi trong ngành kỹ nghệ này. Để có thể tăng một cân cho cá hồi, họ phải đánh bắt bốn ký cá tự nhiên ngoài môi trường hoang dã.


Chọn cá hay chọn môi trường?


Ben Birt đang làm việc tại Hội Bảo tồn biển của Úc cho biết: “Việc nuôi cá hồi trong các lồng trên biển tại Tasmania nên được hạn chế nếu chúng ta muốn mang lại những điều tốt đẹp cho môi trường biển”.

Khi hàng ngàn con cá hồi được đặt trong các lồng nuôi trên biển, để giữ cho cá khỏe mạnh trong môi trường chật hẹp, người nuôi phải bơm hàng tấn thuốc kháng sinh vào lồng mỗi ngày. Các loại thuốc này được thêm vào thức ăn dành cho cá hồi.

Các chuyên gia cho rằng việc này kéo theo nhiều loài chim hoang dã và cá tự nhiên ăn những loại cá đã tẩm thuốc. Nhiều người lo ngại thuốc kháng sinh còn sót trong cá có thể mang lại những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình và con cái của họ.

Đó là chưa kể đến những ảnh hưởng tiêu cực lên toàn bộ hệ sinh thái và những loài cá tự nhiên khác, khi hóa chất và thuốc kháng sinh, chất thải được tiếp tục đưa ra biển.

Kim Booth, nghĩ sị thuộc Đảng Xanh tại Tasmania lo ngại: “Nếu người nuôi cá không làm những điều đúng đắn, người tiêu thụ phải đối phó với vấn đề của thuốc kháng sinh trong thịt cá và thế hệ sau sẽ phải giải quyết những vấn đề tồn đọng của chất thải dưới đáy đại dương. Những con cái hồi sẽ chẳng khác nào gà mái công nghiệp được nhốt trong chuồng và cho ăn cám tăng trọng”.

Các số liệu được công bố bởi ngành công nghiệp đánh bắt cá cho thấy trong những năm 2006-2008 có gần 18 tấn thuốc kháng sinh oxytetracycline và amoxicillin dung làm thức ăn cho cá hồi Tasmania. Phần lớn do các công ty nuôi cá hồi lớn ở Tasmania sử dụng. Một công ty lớn là Huon Aquaculture chuyên nuôi trồng thủy sản, cho biết họ chỉ sử dụng hai trong số 18 tấn hóa chất này.


Cách phân biệt giữa cá hồi nuôi và cá hồi tự nhiên


Peter Bender, chủ của trang trại cá hồi Huon Aquaculture tại Tasmania chia sẻ: “Công ty chúng tôi không sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào trong khoảng 18 tháng trước khi đưa cá ra thị trường. Chúng tôi chỉ sử dụng chúng trong một số trường hợp nào đó”.

Một cuộc nghiên cứu của trường Đại học Tasmania và các nhà môi trường học về tác động môi trường của các loại thuốc kháng sinh đã được phát hành vào tháng trước. Họ cho rằng cần phải nghiên cứu sâu rộng hơn. thấy có một nhu cầu để nghiên cứu thêm.

Nghiên cứu chỉ ra: “Những tác động của kháng sinh có thể vẫn còn tác dụng lâu dài trên các sinh vật biển không phải là mục tiêu được quan sát trong lần này."

Hai công ty lớn đang thống trị ngành kỹ nghệ cá hồi khẳng định họ là những nhà tiên phong trên thế giới trong việc phát triển bền vững và có thể là ngành công nghiệp đầu tiên trên thế giới loại bỏ dần việc sử dụng thuốc anti-foulants trong việc nuôi cá.

Dù thế nào đi nữa, ngành công nghiệp cá hồi Tasmania đang tiếp tục phát triển.

Trong khi nhiều người ủng hộ môi sinh tin rằng ngành kỹ nghệ này có một chặng đường dài để đi đến sự phát triển bền vững, thì nông dân cá hồi nhấn mạnh thời gian sẽ chứng minh là họ đúng.

Bích Ngọc
Nguồn: sbs.com.au

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân