TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Đương quy: Phục hồi sức khỏe
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Đương quy: Phục hồi sức khỏe

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9614

Bài gửiGửi: Wed Oct 26, 2016 10:36 am    Tiêu đề: Đương quy: Phục hồi sức khỏe

Đương quy: Phục hồi sức khỏe


Đương quy là một trong những loại thảo dược nổi tiếng nhất trong y học cổ truyền Trung Hoa. Đôi khi còn được gọi là nhân sâm nữ; bộ rễ rậm rạp, màu nâu của nó là phương thuốc tốt nhất trong điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), đau bụng hành kinh, và các vấn đề phụ nữ khác. Không chỉ vậy nó cũng được sử dụng cho các vấn đề khác về sức khỏe của đàn ông.

Thảo mộc này được tìm thấy ở vùng cao khắp miền Viễn Đông. Thoạt nhìn qua, những bông hoa Đương quy trong hình dáng của những chiếc ô màu trắng trông giống như hoa cà rốt dại. Cả hai thuộc một họ thực vật bao gồm thì là, cà rốt, cần tây.


Minh họa cây đương quy


Đương quy được sử dụng như một loại thuốc và thực phẩm hơn 2.000 năm nay. Cho dù được gọi bằng tên nào trong tiếng Trung Hoa (“dong quai”, “tang-kuei”, hay “danggui”) thì vẫn có nghĩa là “trạng thái hồi phục trở lại“, hay “quay trở về tình trạng khỏe mạnh“. Điều này liên quan đến khả năng giúp trẻ hóa cơ thể của thảo dược này.

Tên gọi này xuất phát từ một câu chuyện dân gian Trung Hoa. Theo truyền thuyết, một chàng trai trẻ đã thề sẽ bỏ nhà ra đi ngay sau khi kết hôn. Tất nhiên vợ của anh ta không muốn điều này. Những người khác trong làng đã tỏ ra hoài nghi về điều này. Để chứng minh mình là người đàn ông cứng rắn và tự trọng, anh ta đã quyết định tìm đến một vùng núi rừng hoang dã để sống như một ẩn sĩ trong một thời gian. Anh dặn người vợ mới cưới rằng hãy tái hôn nếu sau ba năm mà anh không trở về, bởi vì có thể anh đã chết.

Ba năm trôi qua, người vợ cô đơn và đau buồn theo lời khuyên của chồng và đi lấy chồng khác. Tuy nhiên, ngay sau đám cưới, người chồng đã từ nơi hoang dã trở về. Người vợ đã quá xấu hổ với cảm giác tội lỗi và hối hận, cô ngã bệnh. May thay, người chồng mang đến cho cô một loại cây thuốc lạ mà anh tìm được trên núi trong chuyến đi của mình. Người vợ đã làm một loại thuốc từ rễ của cây và sức khỏe của cô đã được phục hồi.


Dinh dưỡng của rễ cây


Trong y học Trung Hoa, chức năng chính của đương quy là để nuôi dưỡng khí huyết, tăng cường lưu thông tim mạch, phổi, gan, và cải thiện hệ tuần hoàn. Điều này khiến đương quy trở thành một phương thuốc tốt cho những ai hư nhược và trì trệ.

Rễ đương quy rất giàu dinh dưỡng với rất nhiều loại vitamin và khoáng chất. Hàm lượng sắt cao của nó có tác dụng rất tốt cho bệnh thiếu máu.

Y học Trung Hoa có rất nhiều thảo mộc có vị hôi, thế nhưng đương quy lại thực sự có mùi thơm. Là một trong những loại thảo mộc nấu ăn phổ biến nhất tại Trung Hoa, vị ngọt và thơm của đương quy có thể được tìm thấy trong món súp gà, và trong món vịt đương quy Quảng Đông. Món vịt đương quy Quảng Đông dành cho những người trông nhợt nhạt, lạnh, và yếu, được chế biến từ thịt vịt xắt lát trộn đều với gừng, quế, đương quy, và rượu gạo, và hầm trong khoảng một giờ đồng hồ.


Thảo mộc của phái nữ

Minh họa năm 1885 của cây Angelica archangelica: một loại cây sống ở châu Âu có họ gần với đương quy (Angelica sinensis). (Nguồn: Public domain)


Đương quy đã được sử dụng ở Trung Hoa hàng ngàn năm nay để điều trị đau bụng hành kinh và kinh nguyệt không đều, cải thiện khả năng sinh sản, và giảm các triệu chứng mãn kinh. Hãng dược phẩm khổng lồ Merck là người đầu tiên đưa ra thị trường một chiết xuất của đương quy (và sau đó là thuốc viên) cho phụ nữ phương Tây vào năm 1899 với một sản phẩm có tên là Eumenol. Ngày nay, đương quy là một loại thảo mộc được yêu thích của hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới.

Công dụng của đương quy vẫn gây đôi chút trở ngại cho các nhà nghiên cứu. Tác động của nó cho thấy nó có ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ estrogen, nhưng các nhà khoa học đã không thể chứng minh được tác dụng estrogen đáng kể. Nó có tác dụng kích thích dạ con, nhưng lại cũng có tác dụng làm thư giãn dạ con, tùy thuộc vào cách chế biến.

Nghiên cứu trên động vật, khả năng ổn định chu kỳ kinh nguyệt của đương quy cho một kết quả khó phân định: một vài thử nghiệm cho thấy một tác động rõ rệt, trong khi ở một số khác thì lại chẳng có tác dụng hơn một giả dược (một loại thuốc có tác dụng để người bệnh yên tâm hơn là có tác dụng trị bệnh).

Vậy điều gì khiến một loại thảo mộc được sử dụng rộng rãi từ rất lâu đời như đương quy lại có kết quả không mấy khả quan trong nghiên cứu hiện đại? Có lẽ bởi vì đương quy hiếm khi được sử dụng một cách đơn lẻ trong y học Trung Hoa. Như một cầu thủ trong đội bóng, đương quy xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc cổ truyền để điều trị tất cả mọi triệu chứng từ rối loạn tâm thần cho đến bệnh vẩy nến. Trong thực tế, đương quy được tìm thấy trong các bài thuốc của Trung Hoa nhiều hơn tất cả các loại thảo mộc khác, ngoại trừ cam thảo.

Trong y học Trung Hoa, bác sĩ không chỉ điều trị triệu chứng, mà họ nhắm vào nguyên nhân cơ bản là sự mất cân bằng. Từ quan điểm này, đau bụng hành kinh chỉ đơn thuần là kết quả của sự ứ đọng khí ở gan. Một ví dụ về cách sử dụng đương quy làm một vị trong các bài thuốc cổ truyền là “tiêu dao tán”. Đây là một đơn thuốc rất thường được sử dụng để điều trị đau bụng hành kinh, cùng với các triệu chứng khác của bệnh sơ gan như táo bón, giận dữ mãn tính, và tiêu hóa kém.


Các ứng dụng khác


Đương quy được tìm thấy trong các bài thuốc để điều trị suy nhược, nhiễm trùng, và các vấn đề trao đổi chất. Khi kết hợp với rễ đậu ván dại, nó được sử dụng để tăng cường chức năng thận. Một loại kem từ đương quy được sử dụng để điều trị chứng xuất tinh sớm.

Ở Trung Hoa, một chế phẩm của đương quy được tiêm vào các huyệt vị để giảm đau. Là một loại thuốc bổ tuyệt vời cho hệ thống tuần hoàn, đương quy đã được chứng minh giúp tăng lượng máu, hemoglobin đỏ, số lượng tế bào máu, và ức chế sự hình thành mảng phát ban.

Tên thực vật của đương quy là Angelica sinensis. Nó là một họ hàng gần của một thảo mộc châu Âu, “Angelica archangelica” (cái tên xuất phát từ câu chuyện dân gian về một thiên thần nói với một tu sĩ làm thế nào để sử dụng cây này chữa trị bệnh dịch hạch), và một loại khác ở châu Mỹ, “Angelica atropurpurea”. Tất cả những cây này đều có tính chất tương tự, nhưng đương quy được coi là phù hợp nhất cho các vấn đề nội tiết tố.

Mặc dù đương quy thường được coi là một loại thảo dược an toàn không độc hại, đôi khi bạn có thể vẫn muốn tránh xa. Những phụ nữ bị rong kinh được khuyến cáo tránh sử dụng vì nó có thể làm tăng chảy máu. Những người dùng thuốc làm loãng máu cũng có thể gặp vấn đề. Sử dụng cho thai kỳ được chống chỉ định hàng đầu, tuy vậy một số bài thuốc có chứa đương quy vẫn được sử dụng trong thai kỳ, theo hướng dẫn của một lương dược.

Đương quy là một loại thảo dược dễ tìm, được bào chế sẵn dạng viên, trong rượu hay trà. Bạn thậm chí có thể tìm thấy những lát rễ khô trong các cửa hàng tạp hóa Á Châu. Tuy nhiên, để có được tác dụng đầy đủ nhất, hãy tham khảo ý kiến một lương dược Trung Hoa để có một phương thuốc phù hợp nhất cho sự mất cân bằng cụ thể của bạn.

Conan Milner
Dịch giả: DDT
Nguồn: vietdaikynguyen.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân