TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Kỷ niệm 50 năm quyển sách vô cùng giá trị
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Kỷ niệm 50 năm quyển sách vô cùng giá trị

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Sep 16, 2016 5:29 am    Tiêu đề: Kỷ niệm 50 năm quyển sách vô cùng giá trị



Kỷ niệm 50 năm quyển sách vô cùng giá trị


      Kỷ niệm 50 năm quyển sách vô cùng giá trị

      Đó là quyển SƠ THẢO NGỮ PHÁP VIỆT NAM của linh mục LÊ VĂN LÝ. Sách do Trung Tâm Học Liệu, Bộ Giáo Dục VNCH xuất bản năm 1968. Sách dày 232 trang, khổ 15x21cm, in tại nhà in Tấn Phát 224 đường GiaLong, Saigon.
 Ở trang đầu có ghi:

     Sách này đã được duyệt ngày 12-8-1966. Hội đồng duyệt sách gồm có:
      - Ô. NGUYỄN KHẮC KHAM, giám đốc Nha Văn khố và Thư viện Quốc gia: Thuyết trình viên.
      - Ô. BÙI XUÂN BÀO, giáo sư Đại học Văn khoa: Hội viên.
      - Ô. LÊ NGỌC TRỤ, giảng viên Đại học Văn khoa: Hội viên.

      Sở dĩ chúng tôi ghi lại như vậy là vì thời VNCH bất kỳ quyển sách nào do Bộ Giáo dục xuất bản đều phải qua sự thẩm định của một hội đồng mà quí vị trong hội đồng đó phải là những nhà nghiên cứu rất có uy tín của chuyên ngành mình thẩm định, nhất là vị nào được chỉ định làm thuyết trình viên. Quí bạn đọc có thể tìm hiểu trên Google hay đâu đó tiểu sử của ba giáo sư thượng thặng (Professor Emeritus) này của các Đại học Văn khoa VNCH trước 1975 mà cho đến cuối đời quí vị vẫn còn có các đóng góp rất giá trị cho nền Việt học của nước nhà.

      Còn tác giả, LM Lê Văn Lý (1913-1992), trước năm 1975 là:

      - Viện trưởng Viện Đại học Đà-Lạt (1970-1975)
      - Giáo sư thực thụ (Tenured full professor) và là Trưởng Ban Ngữ học trường Đại học Văn khoa Saigon (1965-1975).
      Giáo sư đã đỗ tiến sĩ Văn khoa (Doctorat ès-letteres) tại Đại học La Sorbonne, Paris năm 1948 với luận án “LE PARLER VIETNAMIEN”. Ngoài ra GS cũng đã tốt nghiệp Nhật ngữ (năm 1944) và Hoa ngữ (1946) tại trường Quốc gia Ngôn ngữ Đông phương Paris (École Nationale des Langues Orientales de Paris).

      Chúng tôi không biết đến bây giờ ở hải ngoại có cuốn ngữ pháp Việt Nam nào ra đời chưa, nhưng qua trang web Việt học thì chưa thấy, chỉ có những bài dạy ngữ pháp của các học giả đầy nhiệt huyết với quê hương: GS Nguyễn Đình Hòa (1925-2000), GS Trần Ngọc Ninh v. v... Trong nước VN. XHCN bây giờ thì thấy có Viện Ngôn Ngữ học Việt Nam, thành lập năm 1968 đặt ở Hà Nội, hoạt động cho đến nay, nhưng chưa thấy có một tác phẩm nào về ngữ pháp Việt Nam, mặc dù thấy giới thiệu rất nhiều tự điển & từ điển; và có các phòng rất xôm tụ như: Phòng Từ vựng học, Phòng Ngữ pháp học, Phòng Ngôn ngữ học xã hội, Phòng Ngôn ngữ học ứng dụng, Phòng Phương ngữ học & Lịch sử tiếng Việt, Phòng nghiên cứu Ngôn ngữ các Dân tộc thiểu số ở Việt Nam vân vân.

      Trước đó, đầu tiên có cuốn VIỆT NAM VĂN PHẠM của ba tác giả: Trần Trọng Kim (1883-1953), Bùi Kỷ (1888-1960) và Phạm Duy Khiêm (1907-1974) xuất bản năm 1942; rồi VĂN PHẠM VIỆT NAM của Việt Quang năm 1951 và KHẢO LUẬN VỀ NGỮ PHÁP VIỆT NAM của Trương Văn Chình (1908-1983) và Nguyễn Hiến Lê (1912-1984), (nxb Phạm Văn Tươi, Saigon, 1952). Đây là những tác phẩm về ngữ pháp (hay văn phạm) Việt Nam đầu tiên của nước nhà, ra đời khoảng tiền bán thế kỷ XX. Chúng ta cũng chẳng buồn gì khi so với một nước có văn tự từ mấy ngàn năm như Trung Hoa mà mãi đến 1898 mới có cuốn văn phạm đầu tiên ra đời; xin chép nguyên văn như sau:

      “Đã có ngôn ngữ tất có văn phạm. Nhưng trước kia, Trung Quốc không có môn văn phạm học và các sách viết về môn này. Đến cuối đời Thanh, từ khi có sự du nhập các môn học Tây phương, môn văn phạm mới dần dần được người Trung Quốc chú ý. Tác gia văn phạm đầu tiên của Trung Quốc là Đan-Đồ Mã-Kiến-Trung. Sau khi du học Âu châu về, họ Mã biên soạn cuốn Mã thị văn thông năm 1898. ”
     
(xin xem HÁN VĂN của Trần Trọng San (1930-1998), nxb Bắc Đẩu, Saigon, 1970; tr. 254).

      Kỳ sau tiếp.

      ĐKP (Bhaktivedantavidyaratna)



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân