TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Mưa trong thành phố
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Mưa trong thành phố

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Mon Sep 12, 2016 1:37 pm    Tiêu đề: Mưa trong thành phố

Mưa trong thành phố

Sau cơn mưa, thành phố York (Anh quốc) trở thành biển nước – Nguồn: SWNG


Nhiều nước phát triển đang phải đối mặt với những phiền toái do ngập lụt khi những cơn mưa trút xuống thành phố. Nước chảy tràn, các hệ thống cống không thoát nước kịp, nước ngập tàn phá đường sá. Chúng ta thường đổ lỗi do thiên nhiên, chứ ít khi thừa nhận nguyên nhân là do con người. Do cách sinh hoạt của dân cư, xả rác, không thông cống rãnh khiến cho hệ thống thoát nước bị nghẽn. Gần nửa thế kỷ qua, nhiều nhà khoa học môi trường đã nghiên cứu và chỉ ra việc thoát nước mưa là do chúng ta chưa hiểu hết về vấn đề thuỷ văn học đô thị.

Từ xa xưa, cuộc sống con người tại các đô thị cam chịu sự nguy hại của các ao nước tù. Bệnh dịch thường xuyên xảy ra đe dọa sức khoẻ con người. Do vậy, các nhà y tế đã đề xuất việc làm thoát nước đi càng nhanh càng tốt. Việc này dẫn tới xóa sổ các ao tù, kênh rạch không còn sử dụng và thiết lập một hệ thống cống thoát với mục đích đẩy đi nước dơ sinh hoạt của cư dân và thoát lượng nước mưa trong đô thị bị ô nhiễm với phương châm: “Tất cả mọi thứ đều cho xuống cống”.


Nạn lụt sau trận mưa ở Bangkok, Thái Lan – Nguồn: Bangkokflooding


Cho mãi đến sau Ðệ Nhị thế chiến, việc thoát nước qua cống dần được hoàn thiện cho cả hai lượng nước thoát: nước dơ và nước mưa. Thế nhưng, dân số đô thị ngày càng tăng, phát triển các cơ sở hạ tầng không đồng bộ đã dẫn đến vấn đề môi sinh trong thành phố ngày càng phức tạp. Hệ thống cống lạc hậu, không đầy đủ trang thiết bị lọc và thiếu ý thức sinh hoạt công cộng của người đô thị góp phần làm tắc nghẽn các dòng chảy, đặc biệt là khi gặp lượng nước mưa lớn nước thoát không kịp. Thế nhưng, nước mưa không phải chỉ có lượng nước sạch từ trên trời rơi xuống. Nước bị ô nhiễm đầy chất hoá học do hàng trăm nhà máy thả khí thải vào môi trường không khí. Không chỉ có khói bụi, trong nước mưa còn bị nhiễm bụi kim loại nặng có thể gây tổn hại đến sức khoẻ con người.


Mục sư Wayne Reeves tại Summerville đẩy một quan tài trong nước lụt – nguồn www.postandcourier.com


Nhiều đô thị các nước phát triển và cả những nước đang phát triển đang phải đối mặt với chuyện ngập từng khu vực hay một khu vực rộng lớn ảnh hưởng đến giao thông, đời sống và làm tổn hại đến kinh tế. Sài Gòn, Bangkok do phát triển thành phố quá mức kiểm soát, bê tông hóa tràn lan, không có hồ chứa thoát nước, chỉ cần một cơn mưa lớn, nước chảy về chỗ trũng gây ngập úng. Tình trạng ngập úng tại phi trường Tân Sơn Nhất mới đây là một ví dụ cho việc làm “biến mất” ao chứa nước có đường kênh thông ra sông rạch. Ở nhiều thành phố trên thế giới, người ta đặt ra vấn đề thu nước vào một chỗ chứa lớn lộ thiên như ao hồ để giải tỏa dòng chảy hoặc làm đập tràn ngăn xả khi cần thiết vừa để thanh lọc tái sử dụng vừa để tưới cho nông nghiệp. Nhiều quốc gia đã xây dựng hệ thống hồ chứa lộ thiên hoặc hồ ngầm thông qua các đường cống ngầm lớn.

Trước đây, báo Trẻ đã có bài viết về cống ngầm tại thủ đô Tokyo và hệ thống thoát nước ở một số thành phố Ðông Nam Á. Trong quá khứ, Tokyo từng gặp phải thảm họa do thiên tai như lũ lụt gây thiệt hại lớn về người và của. Trong đó, đáng chú ý là cảnh ngập nước gây thiệt hại nặng năm 1989. Tiếp đó là cơn lũ làm ngập 85 ha diện tích ở Tokyo, và tháng 9/2005 là trận lũ vì mưa to làm ngập 70 ha. Nhưng bằng việc xây dựng hệ thống cống ngầm với số tiền hàng chục tỷ USD, Tokyo ngày nay dần “chế ngự” được thiên tai, tạo thuận lợi cho sự phát triển của thành phố trung tâm văn hóa chính trị và kinh tế của Nhật Bản. Ðể giải quyết vấn đề thoát nước, chính quyền Tokyo đã xây dựng một đường hầm dài 4.5 km, đường kính 12.5 m, có sức chứa 540, 000 mét khối nước. Công trình đường hầm và hệ thống vận hành chứa nước nằm sâu dưới mặt đất 43m. Hệ thống thu nước khổng lồ tại Nhật là một công trình rất tốn kém. Các nước đang phát triển có số vốn đầu tư thấp nên các hệ thống thoát nước không hiệu quả. Vậy làm thế nào để có một đô thị giảm nguy cơ ngập lụt, có cuộc sống lành mạnh và sạch sẽ?


Mưa gây lụt tại phi trường Tân Sơn Nhất – Nguồn: Soha.vn


Cách đây ba thập niên, người ta có thể kiểm soát các trạm thu nước qua hệ thống cống để tách biệt nước thải và nước mưa riêng biệt. Tuy nhiên, khi dân số đô thị bùng nổ với những thành phố 10 triệu dân việc kiểm soát hệ thống thoát nước qua đường cống càng khó hoàn thiện nữa. Nó đòi hỏi thiết bị hiện đại, số tiền đầu tư rất cao, nên việc trữ nước ở các hồ ngầm như Tokyo khó thực hiện. Ngay cả Nhật hằng năm phải tốn hàng chục triệu USD để tu bổ hệ thống hồ chứa nước mưa ngầm lớn nhất thế giới. Với những nước phát triển, các trang thiết bị máy bơm hay máy lọc nước dơ, nước mưa dồn xuống cùng lúc qua hệ thống cống trở nên lạc hậu. Nước thải nằm trong lòng đô thị thẩm thấu qua đất, qua tầng ngầm thường xuyên nổi lên mặt đất, cho nên chỉ cần một cơn mưa không lớn kéo dài vài giờ, nước tràn ra bất kỳ nơi đâu có thể gây ra ngập lụt.

Mặt khác chung quanh khu vực trũng, đường sá nhà cửa đã nén những tầng đất qua hàng chục năm khiến đất cứng lại, các lỗ hổng dẫn nước dưới mặt đất bị ép chặt không còn cho nước dễ dàng thấm vào đất. Khi mưa lớn đổ xuống lượng nước lớn làm cho sự thoát nước tự nhiên trên mặt đất bị cản trở, làm cho nước tụ lại tại từng khu vực nhỏ bị trũng hoặc bị bê tông hóa.


Hệ thống cống ngầm chứa nước lớn nhất thế giới tại Tokyo – Ảnh: Getty Image


Trận ngập lụt vừa qua tại thành phố Baton Rouge tiểu bang Louisiana do lượng mưa kéo dài nhiều ngày. Thành phố nằm trong lòng chảo, bao quanh bởi một hệ thống đê điều và bên ngoài là những đầm nước có mực nước cao hơn nền đất đô thị. Dưới lòng đất, nước ngầm đã tràn không còn lối thoát, nước mưa đổ xuống được giữ lại trong một cái thau có nhiều tầng nền cao thấp. Lụt tất yếu phải xảy ra ở chỗ nào trũng nhất. Thành phố Baton Rouge hay nhiều thành phố ở Louisiana thường sử dụng máy bơm công suất cao để đưa nước thoát qua đê bao nhưng việc đầu tư thiết bị tốn rất nhiều tiền. Thông thường các chi tiêu cho hệ thống thoát nước đô thị cao gấp 3 – 4 lần ngân sách tu bổ đường sá.

Nhưng vấn đề quan trọng trong việc thoát nước lại là vấn đề ô nhiễm. Nhiều quốc gia đang phát triển khó có những phương cách giải quyết chuyện ô nhiễm nước. Hầu hết người ta chỉ đưa ra giải pháp phạt tiền. Các nhà môi trường và quy hoạch đô thị đã đưa vấn đề nghiên cứu thủy văn trong một khu vực đô thị thành một vấn đề quan trọng khi bắt tay phát triển đô thị. Người ta tính toán trên các thí nghiệm bằng vi tính hoặc mô hình cho một cơn mưa đổ xuống thành dòng chảy tại các khu vực tương ứng với tỉ lệ thời gian để ấn định chính xác số lượng nước phải thoát đi để có biện pháp thích hợp khi mưa trút xuống như xây dựng các ngã chia, đập tràn thoát nước.


Rào ngăn lũ Maeslantkering tại Hòa Lan – Nguồn: Floodingdam


Một vấn đề khác trong việc giải quyết nước mưa nữa, là vấn đề ô nhiễm. Nước mưa tắm rửa thành phố đồng thời nó cũng làm ô uế nước ở đầm lầy, ao hồ, kênh rạch, sông ngòi như đã nói ở trên.

Tới năm 2050, Liên Hiệp Quốc ước tính có thêm khoảng 2.6 tỷ người sẽ sống trong các khu thành thị. Ðô thị hóa gia tăng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người sống ở thành phố hơn và nguy cơ ngập lụt cũng cao hơn. Phát triển đô thị cũng làm tăng diện tích bê tông mặt đất. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế sẽ làm tăng giá trị các tài sản mà dự kiến đến năm 2025, 600 thành phố sẽ đáp ứng cho 20% dân số thế giới và tạo ra 60% GDP toàn cầu. Kết hợp với biến đổi khí hậu sẽ dẫn tới lượng mưa với cường độ cao diễn ra thường xuyên hơn, điều này khiến nhu cầu phòng chống lũ lụt đô thị ở các thành phố trở nên cấp thiết hơn.

Ngọc Linh
Theo Water City Plan Project
Nguồn: baotreonline.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân