TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Băng tan ở Greenland có thể do nhiệt từ trung tâm của trái đất
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Băng tan ở Greenland có thể do nhiệt từ trung tâm của trái đất

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sat Sep 10, 2016 11:41 pm    Tiêu đề: Băng tan ở Greenland có thể do nhiệt từ trung tâm của trái đất

Băng tan ở Greenland có thể do nhiệt từ trung tâm của trái đất


Cơ quan Không gian Mỹ sử dụng các vệ tinh quay quanh trái đất để theo dõi môi trường xung quanh và nghiên cứu biến đổi khí hậu, đã phân tích mức độ dải băng khổng lồ ở Greenland còn gắn với lớp đá bên dưới nó. Lần đầu tiên, cơ quan này đã thu được số liệu về một loạt nhiệt độ ở đáy lớp băng này – lớp băng lớn thứ hai trên thế giới sau Nam Cực – và đã phát hiện lớp băng này có nhiệt độ ở đáy ấm hơn nhiệt độ ở bề mặt là 10 độ. Các nhà khoa học đã phát hiện phần đáng báo động rất lớn của băng đã tan chảy ở đáy của dải băng và chúng đã tách ra khỏi lớp đá bên dưới.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã tuyên bố, trên thực tế, sự tan chảy là do nhiệt thoát ra từ lớp đá.

Điều này có nghĩa rằng dải băng dù sao cũng sẽ tan chảy, ngay cả khi nếu hiện tượng nóng lên toàn cầu không xảy ra.

Một phát ngôn viên của NASA cho biết: “Dải băng dày của Greenland cô lập lớp đá bên dưới khỏi nhiệt độ thấp ở bề mặt. Phần dưới của dải băng thường ấm hơn phần bên trên khoảng 10 độ, bởi vì đáy của dải băng đang dần nóng lên bởi sức nóng phát ra từ lòng đất.

“Chúng tôi muốn biết nếu băng của Greenland đang nằm trên một mặt đất ẩm ướt, trơn trượt hoặc được neo bởi một lớp đá khô và lạnh là điều cần thiết để có thể dự đoán cách dải băng này sẽ nổi trong tương lai. Nhưng các nhà khoa học có rất ít quan sát trực tiếp liên quan đến điều kiện nhiệt bên dưới dải băng thu được từ 20 mũi khoan đã chạm đáy.

“Hiện nay, một nghiên cứu mới đã tổng hợp một số phương pháp để suy đoán trạng thái nhiệt cơ bản của dải băng ở Greenland – đáy dải băng đã tan chảy hay chưa – để xác lập bản đồ đầu tiên để có thể xác định các khu vực còn đóng băng hay đã tan chảy trên toàn bộ dải băng”.

Nhưng những tin tức này không có nghĩa rằng NASA đã loại trừ những lo ngại về tác động của một khí hậu đang ấm lên, trong điều kiện thực tế này có khả năng tăng tốc độ tan chảy nói chung của băng.

NASA sẽ sử dụng một bản đồ mới để dự đoán tốt hơn cách dải băng sẽ phản ứng với một khí hậu đang ấm lên, theo tờ báo Anh Express.

Joe MacGregor, tác giả chính của công trình nghiên cứu và là nhà khoa học về sông băng tại Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland, đã cho biết: “Chúng tôi muốn tìm hiểu cách dải băng nổi lên và nó sẽ như thế nào trong tương lai.

“Nếu phần dưới của dải băng đang ở một nhiệt độ tan chảy, thì ở đó có thể tồn tại nước ở dạng lỏng đủ để băng nổi nhanh hơn và sẽ tác động một cách nhanh chóng tới sự thay đổi khí hậu”.

Trong nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Journal of Geophysical Research – Earth Surface, nhóm của MacGregor đã kết hợp bốn cách tiếp cận khác nhau để điều tra trạng thái nhiệt cơ bản của dải băng.

Đầu tiên, các nhà khoa học kiểm tra kết quả thu được từ tám mô hình gần đây của dải băng do máy tính lập ra, để dự đoán nhiệt độ ở dưới đáy của lớp băng.

Thứ hai, họ nghiên cứu các lớp tạo nên dải băng, được phát hiện bởi radar trên tàu vũ trụ Operation IceBridge của NASA và giúp phát hiện phần nào của đáy dải băng tan chảy nhanh hơn.

Thứ ba, họ phân tích vị trí nơi vận tốc của bề mặt băng, đo từ vệ tinh, vượt “giới hạn tốc độ của nó” hay nói cách khác là tốc độ tối đa để băng có thể nổi và hoặc đang tiếp tục bám dính vào lớp đá bên dưới nó.

Cuối cùng, họ đã nghiên cứu những hình ảnh thu được từ spectroradiometrele với độ phân giải vừa phải (MODIS) trên vệ tinh Terra và Aqua của NASA, vệ tinh đã tìm các bề mặt trái đất gồ ghề thường chỉ ra thực tế rằng băng trượt trên một lớp đá làm tan băng. MacGregor cho biết: “Mỗi một phương pháp đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Và không đầy đủ nếu chỉ xem xét một phương pháp duy nhất. Kết hợp chúng lại sẽ giúp chúng ta đưa ra đánh giá đầu tiên trên quy mô lớn về trạng thái nhiệt cơ bản của Greenland”.

Đối với mỗi phương pháp, nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm những khu vực nơi kỹ thuật đã suy đoán chắc chắn lớp đá bên dưới dải băng ở Greenland vẫn đóng băng hay tan chảy.

Sau đó, họ tìm kiếm những vị trí mà các phương pháp này đã đưa đến những điểm chung và họ đã phân loại các khu vực đó là có thể tan chảy hay có thể đóng băng.

Các khu vực không có đủ dữ liệu hoặc nơi các phương pháp không đưa ra được một sự đồng thuận thì được phân loại là không chắc chắn.

Từ điểm tổng hợp này, MacGregor và các đồng nghiệp của ông đã xác định lớp đá có khả năng làm tan chảy bên dưới các kênh Tây-Nam và Đông-Bắc của dải băng ở Greenland. Đồng thời, các nhà khoa học đã xác định lớp đá đóng băng là ở bên trong và ở phía Tây của khu vực trung tâm của dải băng.

Một phần ba của dải băng ở Greenland là không đủ dữ liệu để xác định trạng thái nhiệt cơ bản của nó.

MacGregor cho biết bản đồ của nhóm ông chỉ là một bước trong đánh giá toàn diện trạng thái nhiệt của phần dưới của dải băng ở Greenland.

Những người ủng hộ lý thuyết về biến đổi khí hậu vẫn lo lắng và khẳng định sự tan chảy của dải băng trong mùa hè đang gia tăng từ năm này sang năm khác.

Trong tháng 7 năm 2012, một tảng băng khổng lồ – với kích thước lớn gấp đôi khu Manhattan (119 km vuông), một khu phố của Thành phố New York, Mỹ – đã tách từ băng Petermann ở phía Bắc Greenland.

Tác giả: Andrei Popescu
Dịch giả: Kim Xuân
Nguồn: vietdaikynguyen.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân