TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Những người muôn năm cũ ...
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Những người muôn năm cũ ...

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Trường Cũ Tình Xưa
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Aug 19, 2016 2:32 am    Tiêu đề: Những người muôn năm cũ ...



Những người muôn năm cũ...


      Những người muôn năm cũ...

      Mỗi sáng sau khi tập cái gọi là “dưỡng sinh” mình mở laptop – cái laptop DELL loại rẻ tiền nhất, mà khi gõ bàn phím nó muốn nhảy chữ chỗ nào thì nhảy, mất thì giờ, như khiêu vũ vậy! - để xem “tin tức mình” rồi xem các bài mới của trang nhà duy tân để thấy mình gẫn gũi thân thương với “bạn cũ trường xưa”.

      Quả thật như vậy, sáng nay thấy anh Thanh Đào (tức thầy ĐÀO THANH TÂM, giờ mới biết thêm là anh MINH CẦN; thật hay quá), và TRÌNH ĐẾ ĐÁNG (Danny Trinh) ở mục TIN VUI mình rất là vui và hạnh phúc. Tuổi già, khi con cháu đã lớn cả và có gia đình riêng, thì “bạn cũ trường xưa” là chỗ dựa tinh thần của những người như chúng mình, phải không?

      1) - Trước hết, xin chào thầy ĐÀO THANH TÂM. Bây giờ em mới biết Thanh Đào, Minh Cần, Hải Minh v. v.. là bút danh của Anh. Qua các lời Anh viết em đoán Anh chắc lớn hơn em 10 tuổi (sinh năm 1937 hay 1938 thôi). Vậy là không còn là anh nữa mà là THẦY của tụi em, vì các thầy như: thầy Tạ Văn Phúc, Võ Minh Khai, Đan Ngọc Quế,Phan Văn Ngậc và cô Lê Thị Minh Sương – đã dạy tụi em (1963-1966) – cũng trạc tuổi hoặc nhỏ hơn Anh là đàng khác. Nhưng có điều này, rất hay và rất quan trọng, em xin hỏi Anh nhé:

      Theo trí nhớ của em, chẳng biết có đúng hay không, cách đây hơn nửa thế kỷ, em thấy có một cuốn sách TOÁN luyện thi trung học đệ nhất cấp có ghi:... THANH TÂM, giáo sư trung học Duy Tân, Phan Rang. Em không rõ là NGUYỄN hay ĐÀO. Em nghĩ chắc là NGUYỄN THANH TÂM quá, vì qua những gì Anh viết cho trang duy tân, Anh là cựu giáo sư Anh ngữ mà. Vậy thì đó có phải là Anh không, nếu không thì chắc là em nhầm cùng chữ lót rồi. Mà nếu quả thật đó là Anh, em càng ngưỡng phục nhiều hơn nữa: Anh làm em nhớ đến ĐẶNG SỸ HỶ, cũng ra sách luyện thi rất hay khi còn rất trẻ.

      Mong Anh hồi âm nhé. Anh để ý: em cho đánh chữ Anh (A hoa) là đủ thấy em ngưỡng mộ Anh như thế nào, không phải chỉ vì em biết Đào Thanh Tâm là Anh mà vì anh viết câu này đâu đó dưới bút danh Minh Cần ở trang nhà duy tân: “nhất Quảng, nhì Quang, tam Lan, tứ Trí”: 4 tay trùm tham nhũng trong QL/VNCH, mà khi đó em viết cho anh: Thôi, đừng đề cập mấy tay này, buồn quá, mà em nhắc đến: “nhất Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng. ”, 4 vị tướng thanh liêm và được quân đội kính mến. Trước khi tạm chia tay, em xin được nêu rõ tên họ của tám tướng lãnh nói trên nhé để cho hậu duệ biết thôi:

      - Quảng là thiếu tướng (major general) Đoàn văn Quảng, tư lệnh lực lượng biệt kích dù, đóng ở Nha Trang.
      - Quang là trung tướng (lieutenant general) Đặng Văn Quang, tư lệnh quân đoàn IV kiêm tư lệnh quân khu 4, đóng ở Cần Thơ, trước khi về làm phụ tá quân sự cho TT Nguyễn Văn Thiệu; trước khi tư lệnh quân đoàn 4 là tư lệnh sư đoàn 9 BB (bộ binh).
      - Lan là trung tướng Lữ Lan (hay Lữ Mộng Lan), tư lệnh quân đoàn II kiêm tư lệnh quân khu 2, đóng ở Pleiku; trước đó là tư lệnh sư đoàn 23 BB.
      - Trí là trung tướng Đỗ Cao Trí, tư lệnh quân đoàn III kiêm tư lệnh quân khu 3, đóng ở Biên Hòa, trước đó đã từng là tư lệnh quân đoàn I kiêm tư lệnh quân khu I thời TT Ngô Đình Diệm và tư lệnh quân đoàn II kiêm tư lệnh quân khu 2 thời đệ nhị VNCH; trước khi tư lệnh quân đoàn I đã là tư lệnh sư đoàn 1 BB.

      Còn bốn tướng lãnh tiếp theo là:

      - Thắng là trung tướng Nguyễn Đức Thắng,, tư lệnh quân đoàn IV kiêm tư lệnh quân khu 4, đóng ở Cần Thơ, (trước Đặng Văn Quang).
      - Chinh là trung tướng Phan Trọng Chinh, Tổng cục trưởng Tổng cục quân huấn Bộ Quốc Phòng (ông và các thiếu tá: Phạm Văn Liễu, Dương Hiếu Nghĩa) có tên trong các tướng tá đảo chánh hụt đại tướng Nguyễn Khánh năm 1964, sau bị đưa ra tòa án binh cùng với trung tướng Dương Văn Đức tư lệnh quân đoàn IV lúc đó. Phiên tòa do trung tướng Nguyễn Ngọc Lễ (chủ tịch Hội Cựu Chiến Sĩ) làm chánh thẩm, tòa chỉ bãi chức thôi chứ không có án tù).
      - Thanh là trung tướng Nguyễn Viết Thanh, tư lệnh quân đoàn IV kiêm tư lệnh quân khu 4, đóng ở Cần Thơ; trước đó là tư lệnh sư đoàn 7 BB. Tên ông được đặt cho một con đường ở Cần Thơ trứơc tháng Tư đen 1975, bây giờ là đại lộ 3 tháng 2.
      - Trưởng là trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh quân đoàn IV kiêm tư lệnh quân khu 4, rồi tư lệnh quân đoàn I kiêm tư lệnh quân khu 1 cho đến 30/4/1975. Ông là rể của nhà văn Thạch Lam (1910-1942) - em của nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (1905-1963) ; ông đã mất nửa lá phổi khi còn trong quân đội.

      2) - TRÌNH ĐẾ ĐÁNG (tức Danny Trinh). Mấy chục năm nay giờ mới thấy mặt mũi rõ ràng (chụp chung với Thoại Phát trong kỳ đại hội Duy Tân mới đây). ĐÁNG lúc này hơi mập ra và có vẻ trẻ hơn so với tuổi đời! Mừng cho Đáng nhé! Nếu còn ở VN chắc là “ông cụ 70” rồi! Nói thế, chứ mình rất vui khi kết nối được với Đáng. Đáng có người anh, như mình đã nói, là Trình Đế Thọ học rất giỏi – trên tụi mình hai lớp thì phải - được thầy Phạm Văn Duyên khen hoài khi vào dạy lớp của chúng mình. Mình nhớ thầy DUYÊN hay khen hai học sinh Nguyễn Công Trứ sau đây:

      • Huỳnh Anh (con của ông chủ tiệm Đông Thăng Hòa, đường Thống Nhất, hiệu buôn lớn mà cả tỉnh nhà Ninh Thuận đều biết tiếng) lớp đệ Tứ (1960-1961), đỗ thủ khoa Trung học đệ nhất cấp Hội đồng Phan Rang ; mình nhớ như thế vì hồi đó trường trung học bán công Nguyễn Công Trứ dán các leaflet quảng cáo khắp thị xã Phan Rang có ghi tên các học sinh đỗ TH/ĐNC hạng Bình và Bình thứ.
      • Nguyễn Hòa, lớp đệ Tứ (1961-1962) đỗ TH/ĐNC hạng Bình cũng thủ khoa, mà theo thầy Hồ Đắc Trọng, giáo sư phụ trách lớp đệ Ngũ tụi mình, anh Hòa chỉ thiếu 1 hay 2 điểm gì đó là hạng Ưu rồi.

      Sau này đến lứa tụi mình (1962-1963) thì có Nguyễn Kim Ninh, người làng Thương Diêm, Cà Ná, cũng hạng Bình nhưng không biết có thủ khoa hay không? Nguyễn Kim Ninh cùng Lại Văn Hồng là hai người mình rất kính mến vì hai anh lớn tuổi hơn mình và cũng học rất giỏi. Tánh tình anh Hồng rất dễ mến, lúc nào cũng có nụ cười trên môi (như Đáng vậy) ; anh hay mặc áo trắng ngắn tay, chỗ nào có anh trong lớp gây gỗ là có anh Hồng đứng ra giảng hòa. Anh Lại Văn Hồng, Lại Văn Mười và Đáng quê ở miền biển cùng các bạn khác đi học xa cũng giống như mình từ Tháp Chàm xuống Phan Rang vậy.

      Thế đấy, thầy Đào Thanh Tâm, ĐÁNG cũng như mình đều là dân KAKI cả ; nhưng ở trang duy tân này tụi mình (nhất là mình còn đang ở quê nhà) đâu viết được gì về chặng đường đáng yêu và đáng nhớ đó, phải không? Thôi thì, dùng câu thơ của thi sĩ VŨ ĐÌNH LIÊN (1913-1996) trong bài Ông Đồ để đời - sáng tác năm 23 tuổi:

      Những người muôn năm cũ...

      để tưởng nhớ lại một thời không bao giờ xóa nhòa trong tâm trí của chúng mình.

      Quê hương, buổi trưa đang có bão đâu đó ở trời phương Bắc. August 19th 2016.

      ĐKP (Bhaktivedantavidyaratna)



Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Thu Aug 25, 2016 7:52 am    Tiêu đề: BẠN HIỀN ĐKP

  BẠN ĐKP thân ái,
              Tôi xin lỗi không biết bạn trả lời trong Mục nàỵ.
Thầy NGUYỄN THANH TÂM, Tác giả Sách Toán ̣Đệ Tam AB là người Huế. Nhà văn nhà thơ bút danh NHỊ THANH NGUYỄN HÀ. Thầy sau này đỗ K̃̃ỹ Sư Công Nghệ. Thầy học Ban B, thông minh vô cùng. Thầy là GS dạy THDT trước kịa Thầy là nhà văn nhà thơ có sách xuất bản. Chính Thầy chỉ cho tôi quy luật Thơ 8 chữ. Còn Thầy Nguyễn KHẮc NGỮ GS Toán, Nhà Văn,nhà Sử học... chỉ cho tôi Quy luật thơ Thất Ngôn Bát Cú.
 Tôi tuổi Kỷ Mẹo, sinh năm 1939. Đề nghị bạn hiền, lần sau trả lời theo Mục cho dễ thấy nhé. Bạn kể các Tướng Tham Nhũng  và Tướng Thanh Liêm đúng y chang. Trí nhớ của bạn thật đáng nễ. Thân áị
    Chúc bạn và gia đình an vui hạnh phúc.
     THANH ĐÀO + THANH NGÂN
   08/25/ 2016
 
Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu Aug 25, 2016 10:36 pm    Tiêu đề:

Anh Thanh Đào kính mên,

Anh tuổi Mẹo, anh 1939. Em tuổi Hợi, 1947.

Anh nhắc đến GS Nguyễn Khắc Ngữ, làm em nhớ đến một bài viết của GS trong tạp chí Văn Hoá Nguyệt San của Bộ Giáo Dục năm nào : PHÙ NAM , MỘT VƯƠNG QUỐC ĐÃ TÀN TRÊN ĐẤT VIÊT. Thầy NKN là một trong các giáo sư Sử học nổi tiếng của thập niên 60 thế kỷ trước cùng với GS Nguyễn Thiệu Lâu . Sở dĩ em nhớ là vì tựa của bài thầy đọc lên nghe có âm diệu du dương như lời của một bản nhạc vậy .

Quả thật thế, hồi đó, các tác giả - dù chẳng phải là nhà văn (novelist) nhưng cách dùng chữ của các bậc tiền bối rất ư gợi cảm gợi hình dễ làm cho độc giả ghi vào tâm trí, ví dụ :
như GS Phạm Thế Ngũ với bộ VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ GIẢN ƯỚC TÂN BIÊN (3 cuốn), GS Phạm Văn Diêu với VIỆT NAM VĂN HỌC GIẢNG BÌNH , hay VIỆT NAM VĂN HOÁ SỬ CƯƠNG của Đào Duy Anh .  Còn dịch Việt ngữ, thì khỏi nói , VD : Bùi Giáng dịch Le Symphonie pastoral là HOÀ ÂM ĐIỀN DÃ; hay Nguyễn Hữu Hiệu với THE POSSESSED ; LŨ NGƯỜI QUỈ ÁM . .  Còn về bảng hiệu thương mại : Công Ty Giấy & Hoá Phẩm Đồng Nai (COGIDO), SÀI GÒN DỆT SỢI CÔNG TY ; hay các  bảng lưu ý như : LỬA CHÁY RỪNG ĐIÊU TÀN ở đoạn đường từ Tháp Chàm lên ĐaLạt ; ở các trụ điện : CHẾT HIỂM NGHÈO (danger de mort) và ... giấy bạc thì :  Hình Luật phạt khổ sai những kẻ nào làm giả mạo giấy bạc do Ngân hàng quốc gia Việt Nam phát ra , hay vé số :  ngoài bài hát nhớ đời của Trần  Văn Trạch trước khi mờ xổ số,  trên tờ vé số ghi :  Sáu tháng sau ngày xổ số, nếu không đến lãnh, sẽ bị sung vào Quĩ Gia Cư Kiến Ốc Cục  .

Đó là chưa kể các sách giáo khoa bậc tiểu học : bài ngắn gọn, chữ lớn đọc lên nghe rất êm tai (cho tụi nhỏ như chúng mình dễ học thuộc lòng) . Vì sao như thế ? Vì những người viết lên những cái đó, đều học hành bài bản với lòng đam mê nhiệt thành (vun bồi cho thế hệ mai sau) không có bất kỳ một ẩn ý chính trị nào (political implication) ; họ đâu có  bằng  tiến sĩ, thạc sĩ  như mấy ông XHCN bây giờ !

Chữ ít tình nhiều .
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Trường Cũ Tình Xưa Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân