TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - ChuyệnvềPhạm Công Thiện và Tuệ Sỹ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

ChuyệnvềPhạm Công Thiện và Tuệ Sỹ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Jul 29, 2016 8:50 am    Tiêu đề: ChuyệnvềPhạm Công Thiện và Tuệ Sỹ



Chuyện về Phạm Công Thiện và Tuệ Sỹ


      Chuyện về Phạm Công Thiện và Tuệ Sỹ

      Cảm ơn Thọ rất nhiều khi tải lên đoạn clip-art 35 phút quay cảnh Phạm Công Thiện nói về cuốn Huyền Thoại Duy Ma Cật của Thầy Tuệ Sỹ (TS). Đây là lần đầu tiên mình mới xem được clip này. Cảm ơn Thọ nhiều. Sau đây mình xin ghi lại vài bổ sung thêm sau khi xem đoạn clip trên.

      1- Clip cho thấy trang bìa của Huyền Thoại Duy Ma Cật ghi: Ban Tu thư Phật học Hải Đức Nha Trang, 2550 theo Phật lịch, tức năm 2006. Nhưng chỉ một năm sau, tháng Ba năm 2007, sách đã được nhà xuất bản Phương Đông phát hành với mẫu bìa đẹp và có màu xanh lục ; in lần thứ nhất tại xí nghiệp in Fahasa, 1000 cuốn, khổ 14 x 20cm, 316 trang, chữ vừa.

      2- Sau đó một năm, tháng Giêng năm 2008, thầy TS cho ra tiếp cuốn Duy-Ma-Cật Sở Thuyết, cũng nxb Phương Đông phát hành với mẫu bìa đẹp và có màu y như vậy in tại xí nghiệp in Fahasa (khổ 14 x 20 cm; 307 trang, chữ vừa; 1000 cuốn).

      3- Tính theo năm sinh, Thầy Tuệ Sỹ nhỏ hơn PCT; Thầy TS tên thật là Phạm Văn Thương, sinh năm 1943 ở Lào, PCT sinh 1941. Thành vậy, PCT nói khi gặp TS ở Phật học viện Hải Đức, Nha Trang năm 1964, TS là một chú tiểu chừng 18, 19 tuổi là không đúng (có lẽ PCT hơi lẩm cẩm rồi chăng! vì PCT nói 40 năm rồi chưa gặp lại TS, tức là từ 1970 khi PCT ở hẳn luôn nước ngoài!) Thầy TS được cố HT Thích Trí Thủ (1909-1984) - người sáng lập Viện Cao đẳng Phật giáo năm 1964, phát hiện là một bậc kỳ tài. Chính HT Trí Thủ đã đặt pháp danh cho hai chú tiểu này: pháp danh của PCT là Nguyên Tánh, còn pháp danh của TS là Nguyên Chứng. Tuệ Sỹ là pháp danh do chính Thầy đặt cho thầy!

      4- Để ý trong đoạn clip, PCT có đề cập đến một thượng tọa, nhưng ông không muốn nói tên chỉ nói rằng đang nổi tiếng giống như Đạt-lai Lạt-ma; có lẽ các cử tọa trong buổi nói chuyện đó ai cũng thừa biết thượng tọa đó là ai rồi; đó là thiền sư Nhất Hạnh (NH). Sỏ dĩ PCT không muốn nhắc đến NH vì ông quá rành vị thiền sư này rồi. Nếu quí bạn muốn rõ PCT viết gì về NH xin quí bạn cố tìm cho được tác phẩm nhỏ HENRY MILLER (tuyệt bản) của PCT xuất bản khoảng 1969-1970, sẽ rõ thôi. Bây giờ tôi không ghi lại, vì thiền sư NH bệnh nặng, đang chữa trị ở Hoa Kỳ sau khi được chuyển từ một bệnh viện bên Pháp sang.

      5- Khi giải thích về từ ngữ huyền thoại mà PCT nói rõ từ ngữ này – từ chữ Hy Lạp, mythos và logos - đã được miền Bắc sử dụng lâu rồi – sử dụng sai ý nghĩa, miền Nam không dùng đến; nhưng sau này có mấy vị tốt nghiệp nước ngoài về hay dùng những từ ngữ như: tha nhân, đối thoại, thông cảm, trao đổi vân vân và dùng lại hai chữ huyền thoại của miền Bắc. PCT không nói đích danh ai, nhưng chắc chắn cử tọa hôm ấy đều thừa biết – giống như biết vị thượng tọa đó là ai như đoạn trên vậy. Đó là Nguyễn Văn Trung, cựu giáo sư trường đại học văn khoa Saigon và sau tháng 4/1975 ông vẫn được tiếp tục dạy đến khi định cư ở Canada. NVT và PCT như mặt trời và mặt trăng trong những năm 1965-1970, mà quí bạn đã rõ.

      6- Ở quê hương VN này những người thuộc thế hệ chúng tôi chẳng ai mà không biết thầy TS. Ngài là một trong số ít ỏi cao tăng của thế hệ xưa còn lại, ngài thông thạo các sinh ngữ và cổ ngữ: Anh, Pháp, Đức, Nhựt, Hán, Phạn, Tây Tạng và Pàli. Toàn bộ tác phẩm của thầy tôi đều có đủ, kể cả bộ tiểu tạng Thanh văn (kinh Nam tông, 4 quyển) đồ sộ dịch từ nguyên bản chữ Pàli. Và tôi cũng đã được diện kiến thầy vài lần khi thầy còn ở chùa Già Lam, đường Lê Quang Định, Gò Vấp, Sài Gòn. Còn các sách của PCT tôi cũng có gần đủ, kể cả tập thơ sau cùng của ông tựa TRÊN TẤT CẢ ĐỈNH CAO LÀ IM LẶNG, nxb Văn Hóa, TP/HCM, tháng 5/2009, dày 187 khổ 13. 5 x 20. 5 cm; trong đó có 4 trang rưỡi của TS viết Thay Lời Dẫn, mở đầu như sau:

      “Anh đã ra đi từ đó, từ thời buổi hỗn mang. Trong từng khoảnh khắc sát-na, từng quãng liên tục vi tế của hạt bụi, anh từ chối chính mình. Khi mọi người ca tụng anh như một thiên tài, anh vất bỏ thần tượng để đi như một lãng tử vô lại. Khi người đời kinh miệt, khi những người thân yêu thù ghét, căm hận, anh đốt lửa soi đường độc hành bằng anh sao Mai lẻ loi. ”
      Sđd. trang 7.

      Có thể nói rằng hiểu PCT chỉ có TS và hiểu TS chỉ có PCT, vì cả hai đã cùng sống chung với nhau dưới một mái chùa ở Nha Trang những năm 1963-1964; rồi sau này ở đại học Vạn Hạnh những năm 1966-1970. Tổng thư ký tòa soạn đầu tiên của tập san TƯ TƯỞNG, Viện Đại học Vạn Hạnh là PCT (lúc đó ghi là: Thích Nguyên Tánh), đến cuối năm 1970 khi PCT ra nước ngoài, thầy TS thay thế cho đến tháng 4/1975.

      29-7-2016
      ĐKP (Bhaktivedantavidyaratna)



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân