TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Chuyện về Phạm Công Thiện (III)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Chuyện về Phạm Công Thiện (III)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu Jul 28, 2016 10:38 am    Tiêu đề: Chuyện về Phạm Công Thiện (III)



Chuyện về Phạm Công Thiện (III)


      Chuyện về Phạm Công Thiện (III)

      Cảm ơn Thọ. Có gì về kỹ thuật trình bày Thọ giúp nhé, mình rất dở computer lắm: muốn lấy ảnh từ sách/báo hay riêng rẻ để minh họa cho bài mà mình cũng chẳng biết làm sao. Có dịp rảnh Thọ chỉ cho mình qua e-mail thì quí lắm.

      Thật ra chuyện về PCT kể ra nhiều lắm, đó là không đề cập đến các giai thoại. Thôi thì bây giờ mình chỉ trích vài đoạn đâu đó trong các tác phẩm của chính ông viết để cống hiên cho HẬU DUỆ biết về những gì trước đây khi các cháu chưa chào đời; như thế hay hơn. Thật ra, sẵn dịp Nhiem Van Huynh viết về PCT và vợ, mình thấy có cái gì đó không ổn, cho nên mình muốn bổ sung cho độc giả biết thêm, thế thôi. Mình chỉ ghi lại MỘT THỜI ĐỂ THƯƠNG VÀ MỘT THỜI ĐỂ NHỚ của chặng đời trước tháng 4-1975.

      Có lẽ từ khi ra nước ngoài PCT thay đổi quá nhiều, nhất là PCT khoái rượu & gái! Có lần PCT nói với một học trò vài năm trước khi qua đời rằng: Nếu trên đời này không có đàn bà, thì thầy đã thành Phật lâu rồi.

   
 Kỳ trước tôi nói, bọn thanh niên như chúng tôi thời đó khoái ông vì ông NGÔNG và NGANG TÀNG. Nay tôi trích dẫn chính lời ông nói.

      1- TẠI SAO TÔI NGANG TÀNG NHƯ THẾ:
      (nguyên văn trang 148 trong TÔI LÀ AI), bản Việt dịch từ nguyên bản Đức ngữ ECCO HOMO của Nietzsche)

      (...) Bọn “làm văn nghệ”ở Việt Nam thích viết những dòng chữ như “nghĩ về... ”, “hiện tượng”, “sinh hoạt... ”, “ý thức tiến bộ... ”vân vân. Bọn chúng viết văn rất tự mãn hay bất mãn một cách có tổ chức, luôn luôn sẵn sàng phê bình, nhận xét, kiểm điểm, chỉ định, phản ứng kịp thời, cái lũ ranh con làm phê bình gia đầy dẫy trong những tạp chí như Khởi Hành, Bách Khoa, Văn Học vân vân, mà kiến thức được giới hạn bởi nhà sách [i]Việt Bằng và Xuân Thu. Trong tay chúng luôn luôn có những tờ Express, Figaro littéraire và Nouveles littéraire , thỉnh thoảng giở những tập Critique, Les letters nouvelles, La Table Ronde, Esprit và Planète...

      Samuel Beckett vừa mới bị trúng giải Nobel thì chúng đã viết bài sẵn sàng tán dương, một cách vội vã và hợp thời, như cổng chuồng vừa mở thì mấy con heo vụt chạy ra và ăn cám.

      Đó là hạng thanh niên trí thức mới, luôn luôn ăn những thứ cám mang tên là “cơ cấu luận”, “hiện tượng luận”, ”phê bình và chống phê bình”, “Jean Paul Sartre và Roger Caillois” vân vân. Họ thường ngồi ở Pagode, vừa mới tốt nghiệp triết học ở đại học Đà Lạt hoặc ở đại học văn khoa Saigon, thích uống cà phê bỏ đường nhiều và hút Bastos xanh, viết một câu chữ Pháp chưa nên thân mà hay bi bô một tràng Pháp văn rất littéraire, rất thông thạo về “sinh hoạt hiện tình văn nghệ miền Nam” hay lên giọng bao dung lễ độ một cách hài hước. Chốc chốc họ lại làm điệu Lão Tử: ”tôi không đọc sách gì hết”. Đó là cái hạng thanh niên ngoài hai mươi cho đến 35 hoặc 36-37 tuổi.

      Còn hạng 40 trở lên thì lại thích nói đến Nguyễn Du và dân tộc tính, hạng này có kinh nghiệm với mác-xít và rất lấy làm vênh vênh tự mãn khi vung tay chối bỏ quá khứ hoặc để cho khỏi mang danh “phản động” thì cũng xìa ra đôi lý luận rất quốc hồn, quốc túy, rất xã hội, cộng đồng, quần chúng, tiến bộ.

      Còn hạng thanh niên choai choai từ 16 đến 25 tuổi thì đều tưởng là “thiên tài độc nhất của nhân loại”. Cái gì cũng thích chửi rủa đập phá; cái gì cũng tự nhận là số một, rất sung sướng khi được bạn bè gọi là “nghệ sĩ”, “thằng sống bât cần đời”, “ngang tàng oanh liệt”. Họ sung sướng tự nhận là “đồ đệ của Phạm Công Thiện”!

      Nhưng tôi muốn hỏi các ngài: các ngài có đủ sức chịu đựng sự lố bịch của các ngài không? Tôi báo cho các ngài biết: càng cố gắng tỏ ra lố bịch, bất cần đời thì các ngài càng sợ lố bịch nhất mà tôi muốn tặng cho các ngài:
      - Xin các ngài đừng ngó ra ngoài.

      Còn một hạng công chức về hưu hay đọc Krishnamurti, Thiền tông, Đạo ĐứcKinh và Nam Hoa Kinh. Họ ăn nói như những cụ đạo sĩ đắc đạo. Ngồi nghe họ nói chuyện một giây thôi, tôi cũng đủ hộc máu mà chết. Họ thường nói như con gà trống: đừng đi tìm gì cả, Phật hay Chúa gì cũng ở tại tâm, đời sống rất giản dị, không có vấn đề gì cả. Họ thích nói chữ “chấp”. Tôi nghe chữ ấy thì muốn bạo động và đạp cho họ một đạp cho rơi xuống hố. “Kẻ nào ngã té thì xô cho nó té luôn” Nietzsche nói như thế[).
[/i]
   
 TRÍCH Từ TÔI LÀ AI, bản Việt dịch từ nguyên bản Đức ngữ ECCO HOMO của Nietzsche; nxb Phạm Hoàng, Saigon, 1970; tr. 157-158-159-160.

      (còn tiếp)

      ĐKP (Bhaktivedantavidyaratna)



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân