TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Dáng đi có tiết lộ tính cách của bạn?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Dáng đi có tiết lộ tính cách của bạn?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Thu Jul 14, 2016 11:25 pm    Tiêu đề: Dáng đi có tiết lộ tính cách của bạn?

Dáng đi có tiết lộ tính cách của bạn?

Dáng đi liệu có giúp chúng ta đoán được tính cách của người mình sắp gặp gỡ từ đàng xa đi tới?


Chúng ta thường cho là mình có thể đoán được tính cách người khác qua dáng đi.

Và kể cả có rất nhiều phỏng đoán sai thì dáng đi của bạn vẫn thể hiện một điều gì đó mà bạn cố che giấu.

Nếu bạn thấy một người đàn ông nghênh ngang bước vào quán rượu, có thể bạn sẽ nghĩ đó hẳn là kiểu đàn ông tự tin và cứng rắn. Hoặc có lẽ bạn nghĩ đến một kiểu người khác, kém nhã hơn.

Dù nghĩ gì, bạn cũng sẽ không thể đừng được việc ngay lập tức kết luận về tính cách của người đàn ông đó dựa vào dáng đi vừa quan sát thấy.

Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu sự phỏng đoán đó suốt gần ba phần tư thế kỷ, và phát hiện của họ cho thấy hầu hết chúng ta có xu hướng giải thích khá giống nhau về tính cách của người khác dựa trên dáng dấp đi lại của họ.

Sau khi xem tướng đi của một gã tỏ vẻ như một tay cowboy trong quán rượu, có vẻ như bạn và tôi sẽ cùng đồng ý và kết luận anh ta có tính cách ra sao.

Nhưng những phỏng đoán này chính xác đến mức nào? Và ngoài ra, liệu chúng ta còn đọc được tính cách nào của người khác qua quan sát dáng đi của họ?

Hơi đáng sợ ở chỗ người tốt nhất để bạn hỏi câu này có lẽ lại là một kẻ loạn thần kinh nhân cách.

Đầu tiên, hãy cùng xem lại một nghiên cứu về dáng đi và tính cách. Một trong những điều tra sớm nhất được công bố năm 1935 là của nhà tâm lý học người Đức Werner Wolff.

Ông ngầm quay phim năm người đàn ông và ba phụ nữ trong lúc họ chơi ném vòng, trên mình mặc áo khoác rộng (nhằm che giấu tư thế ném, là thứ có thể thể hiện tính cách của họ).


Dáng đi nghênh ngang như một tay cao bồi thường khiến người ta đoán tính cách họ theo một hướng nào đó


Sau đó, những người tham dự được cho xem lại đoạn phim đã được biên tập để che đi phần đầu, và họ tự đưa ra diễn giải về tính cách người khác thuần tuý dựa vào dáng điệu nhìn thấy trên đoạn video.

Nghiên cứu thể hiện một số chi tiết khác thường - ví dụ như âm thanh của đoạn video đã được thay thế bằng tiếng tích tắc.

Quan trọng hơn, Wolff nhận ra những người tham dự dễ dàng tạo cảm tưởng cho nhau dựa trên cử chỉ của họ, và vì thế thường họ đồng ý ở rất nhiều nhận định. Ví dụ như ta hãy xem một số miêu tả mà từng người tham dự đưa ra một cách riêng rẽ đối với "Đối tượng số 45":

"Vờ vịt, không có nội dung gì trong hành vi ấy cả."

"Là người muốn gây chú ý bằng bất cứ giá nào."

"Cơn điên tỉnh táo và cố ý, mong muốn được người khác ngưỡng mộ."

"Nội tâm bất an nhưng lại cố tỏ ra an tâm trước mặt người khác."

"Ngu ngốc, một hành vi hạ cấp, bất an."

Dĩ nhiên, với một ví dụ nhỏ như vậy và với việc người tham dự rất có thể cũng đã dựa theo tín hiệu từ những người khác chứ không chỉ đơn thuần dựa vào việc theo dõi dáng dấp của đối tượng, thì nghiên cứu sơ khởi này vẫn còn nhiều vấn đề phải cân nhắc (những người tham gia đều biết nhau, mặc dù họ khó có thể nhận diện ai là ai trong video).


Cuối thập niên 1980, các nhà tâm lý học Hoa Kỳ nhận thấy về cơ bản có hai kiểu bước đi


Dáng đi trẻ trung và dáng đi già nua

Các thử nghiệm hiện đại được tiến hành tinh vi hơn nhiều, đặc biệt vì công nghệ thông tin có thể chuyển những bước đi của con người thành hình ảnh đơn giản trên màn hình với những chấm xanh trên nền đen, hoặc các chấm trắng thể hiện cử chỉ của từng khớp cơ.

Sử dụng cách tiếp cận này, các nhà tâm lý học Hoa Kỳ khoảng cuối thập niên 1980 nhận thấy về cơ bản, chúng ta có thể phân loại ra hai dáng đi chung nhất, đặc trưng cho hai cách di chuyển là trẻ trung hoặc già nua.

Cách trẻ trung di chuyển theo nhịp điệu nhún nhảy hơn, lắc hông nhiều hơn, cánh tay vung vẩy nhiều hơn và bước nhanh hơn.

Cách già nua thì di chuyển cứng nhắc hơn, chậm rãi hơn và dáng người lao về phía trước nhiều hơn.

Điều quan trọng ở đây là tư thế đi không nhất thiết là tương ứng với độ tuổi thật của một người - có thể một người còn trẻ nhưng dáng đi trông già, và và ngược lại.

Bên cạnh đó, những người quan sát đánh giá rằng người có dáng đi với phong thái trẻ trung hơn thường là những người hạnh phúc, mạnh mẽ hơn. Điều này cũng đúng ngay cả khi tuổi thật được thể hiện rõ rệt trên gương mặt và cơ thể họ.

Nghiên cứu này một lần nữa cho thấy con người ta luôn sẵn sàng suy đoán tính cách của một người dựa trên dáng đi của người đó. Tuy nhiên, nghiên cứu lại không giải đáp câu hỏi liệu các suy đoán này có đúng hay không.

Dáng đi cởi mở và dáng đi thư giãn

Vì lẽ đó, chúng tôi chuyển qua xem xét thêm một nghiên cứu của Anh và Thuỵ Điển, mới được công bố vài năm trước, theo đó so sánh các đánh giá của từng người đối với tính cách của chính mình và đánh giá của người khác về họ dựa trên màn hình thể hiện dáng đi của người đó qua những chấm trắng.

Kết quả nghiên cứu này cũng xác định là có hai dáng đi chính, tuy được mô tả bằng những cụm từ hơi khác.

Một là cách bước đi cởi mở, phong thái thả lỏng, mà những người quan sát nhận thấy đó là dấu hiệu của tính cách ưa phiêu lưu, hướng ngoại, đáng tin cậy và ấm áp.

Cách đi kia là phong thái chậm rãi, thư giãn, mà người quan sát cho rằng đó là dấu hiệu của cảm xúc ổn định.

Nhưng vấn đề ở đây là phán đoán của người quan sát đã sai.

Hai phong cách bước đi trên không thực sự có liên hệ với những đặc điểm này, ít nhất là nếu dựa trên đánh giá của người được quan sát khi họ tự đánh giá về tính cách bản thân.


Chúng ta thường phỏng đoán sai lầm dựa vào cảm tưởng hành vi của người đó


Cảm tưởng sai lầm

Nghiên cứu này đưa ra thông điệp rằng chúng ta dễ nhận xét về một ai đó dựa trên dáng đi của người đó, giống như cách chúng ta nhận xét họ dựa trên gương mặt, trang phục hay ngữ điệu giọng nói, và coi đó dáng đi như một nguồn thông tin để ta đánh giá người khác.

Các bằng chứng cho thấy ta thường đánh giá khá đúng với gương mặt, và thường phỏng đoán sai khi dựa trên dáng đi.

Ít nhất đó cũng là những gì xảy ra đối với hầu hết các nhận xét của chúng ta.

Nhưng có một cách khá là tàn nhẫn để ta đưa ra những nhận định chính xác dựa trên dáng đi của người khác, và điều này có liên quan tới khả năng dễ bị tổn thương của chúng ta.

Trong số những kết quả thu được đầu tiên, một số cho thấy những người, cả đàn ông và phụ nữ, có bước đi ngắn hơn, độ vung tay thấp hơn và bước chậm hơn có thiên hướng sẽ dễ bị tổn thương hơn (hãy chú ý đến sự tương đồng so với cách bước đi già nua trong nghiên cứu tính cách ở trên).

Một nghiên cứu đáng quan ngại của người Nhật, công bố năm 2006, bổ sung thêm vào điểm này bằng cách hỏi đàn ông để họ nói về cách họ sẽ bắt chuyện hoặc đụng chạm một cách kém tế nhị với những nữ sinh khác nhau, những người thể hiện dáng đi trên màn hình.

Dựa hoàn toàn vào dáng đi của phụ nữ, những người đàn ông tham gia thí nghiệm nói họ có vẻ như sẽ dễ dàng tiếp cận với những phụ nữ có dáng điệu mong manh hơn, chẳng hạn những người trông có vẻ nội tâm, dễ xúc động bất chợt.



Kẻ giết người giỏi đoán tính cách?

Đáng lo hơn, nghiên cứu này cho thấy những tù nhân là những kẻ tâm thần giết người hàng loạt thường đặc biệt chính xác trong việc nhận diện người từng bị tấn công trong quá khứ, dù chỉ cần xem qua các video dáng đi của người khác qua một sảnh lớn.

Có vẻ như một số phạm nhân hoàn toàn ý thức được khả năng này của mình: điểm số tâm thần càng cao đặc biệt càng cho thấy họ rất chú ý đến dáng điệu của người khác khi đưa ra phán đoán.

Điều này đã được kiểm chứng. Ví dụ tên sát nhân hàng loạt Ted Bundy được tường thuật cho biết hắn có thể "nói về nạn nhân qua cách cô ấy đi bộ trên đường."

Toàn bộ lĩnh vực nghiên cứu này làm dấy lên câu hỏi liệu bạn có thể điều chỉnh dáng đi của mình để thay đổi cảm tưởng về bản thân hay không?

Một số nghiên cứu cho biết bạn có thể học cách bước đi để truyền tải thông điệp rắn rỏi, đi nhanh hơn với sải bước dài và cách vung tay rõ nét hơn - phụ nữ cũng thường tự nhiên có biểu hiện này khi đi bộ ở những nơi không an toàn.

Nhưng các nhà tâm lý học đã nghiên cứu hồ sơ tính cách của những người có dáng đi rộng mở và chậm rãi, và nói không rõ liệu các dáng đi đó có thể dạy được không.

Vì thế có lẽ bạn cũng không cần phải cố gắng quá mức để tạo cảm tưởng. Nếu không, phong cách đó sẽ có vẻ như là một nỗ lực tuyệt vọng của "Đối tượng số 45" - chỉ nhằm cố gắng thể hiện mình là một chàng cowboy ngang tàng.

Tiến sỹ Christian Jarrett là người phụ trách blog nghiên cứu của Cộng đồng Nghiên cứu Tâm lý Anh Quốc Research Digest. Tác phẩm mới nhất của ông là Great Myths of the Brain (Truyền thuyết vĩ đại về bộ não).

Christian Jarrett
Nguồn: bbc.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân