TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - BÍ QUYẾT THÔNG THIÊN HỌC (H.P. BLAVATSKY)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

BÍ QUYẾT THÔNG THIÊN HỌC (H.P. BLAVATSKY)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Bánsamạc



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 249

Bài gửiGửi: Tue Jul 29, 2008 2:06 pm    Tiêu đề: BÍ QUYẾT THÔNG THIÊN HỌC (H.P. BLAVATSKY)

MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG VÀ HỘI THÔNG THIÊN HỌC

Ý NGHĨA CỦA DANH TỪ

Vấn: Người ta thường nói về Thông Thiên Học, và Giáo lý nầy như là một tôn giáo mới thành lập. Phải chăng Thông Thiên Học là một tôn giáo?

Đáp: Thông Thiên Học không phải là một tôn giáo mà là sự Tri thức Thiêng liêng hay Khoa học Thiêng liêng.



Vấn: Ý nghĩa thật sự của danh từ nầy là chi ?

Đáp: Ý nghĩa chính xác nhất là “Minh Triết Thiêng Liêng “.Theosophia, hay là Minh Triết của các Đấng Cao Cả, tự ngữ Theogonia là thần phổ. Chữ Theos theo nghĩa Hy-Lạp là một vị Thiên-Đế, một trong các thực thể thiêng liêng, chớ không phải là “Thượng-Đế “, ý nghĩa mà ngày nay người ta hay gán cho danh từ nầy. Như vậy ta không nên gọi là “Minh Triết của Thượng Đế “, như vài người đã dịch, mà nên gọi là Minh Triết Thiêng Liêng, Minh Triết mà các Đấng Cao Cả đã hoạch đắc. Danh từ nầy đã có từ nhiều ngàn năm rồi.



Vấn: Nguồn gốc của danh từ Minh Triết Thiêng Liêng ra sao ?

Đáp: Danh từ nầy ra đời do các triết gia thành Alexandrie, những người được gọi là Philalèthes hay người yêu mến Chơn lý. Phil là “yêu mến”, Aletheia là “Chân lý”. Tự ngữ Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophia) có từ thế kỷ thứ ba của kỷ nguyên chúng ta, và Ammonius Saccas là người đầu tiên dùng chữ Theosophia. Chính ông và các môn đệ đã cải cách phương pháp củ[1] a các nhà Thông Thiên Học chiết trung (Théosophes éclectiques).



Vấn: Mục đích của hệ thống nầy ra sao ?

Đáp: Điểm chính là ghi vài Chân lý vĩ đại vào trí não toàn thể môn đệ của Ammonius Saccas cùng tất cả những người yêu mến Chân lý. Do đó, mới có tiêu ngữ “Không tôn giáo nào cao hơn Chân lý “ và nó đã được Hội Thông Thiên Học chấp nhận. Mục đích chánh yếu của trường phái Thông Thiên Học chiết trung là một trong ba mục đích của Thông Thiên Học, và những người kế vị tân tiến đã căn cứ vào các Chân lý vĩnh cữu để hòa giải tất cả các tôn giáo, giáo phái, quốc gia trong một hệ thống cộng đồng luân lý.



Vấn: Làm sao chứng minh được điều đó không phải là một giấc mơ khó thực hiện, và cũng để chứng minh rằng tất cả các tôn giáo trên thế gian đều căn cứ vào một Chân lý duy nhứt và tương đồng?

Đáp: Chúng tôi chứng minh điều đó bằng cách nghiên cứu, đối chiếu và phân tích các tôn giáo. Trong thời cổ “Tôn Giáo Minh Triết” chỉ là Một và sự đồng nhất tính của tất cả triết lý tôn giáo sơ khai được chứng minh bởi sự đồng nhất tính của các giáo lý đã truyền dạy các bậc Thụ pháp trong Huyền môn, và đó là lối giáo dục mà xưa kia đã được truyền bá một cách phổ quát. Tất cả sự tôn thờ cũ đều phát giác rằng, trước đó, có sự hiện tồn của Minh Triết Thiêng Liêng duy nhất và chiếc chìa khóa mở được một, sẽ mở được tất cả, bằng không đó là một chìa khóa giả (Triết lý chiết trung).



KẾ HOẠCH CỦA HỘI THÔNG THIÊN HỌC



Vấn: Vào thời Ông Ammonius Saccas đã có nhiều tôn giáo lớn, còn riêng các giáo phái Ai-Cập và Palestine cũng đông đảo lắm rồi. Làm thế nào Ammonius Saccas có thể hòa giải được tất cả ?

Đáp: Bằng cách thực hiện điều mà chúng ta đang cố gắng hiện nay. Lúc đó các nhà Tân Platon (Néo-Platoniciens) rất đông, họ thuộc vào các trường triết lý tôn giáo khác nhau giống trường hợp các nhà Thông Thiên Học của chúng ta. Vào thời đó, Ông Aristobule, người Do-Thái, xác nhận rằng nhà đạo đức Aristote là đại diện cho huấn giáo bí truyền của luật Moise; rồi Ông Philon, cũng người Do-Thái, cố gắng hòa giải Pentateuque [2] với triết lý của Đức Pythagore và của Platon hay Ông Josèphe thì các tu sĩ Esséniens [3] phái Carmel chỉ là những người mô phỏng và tiếp nối công việc của các nhà chuyên khoa trị liệu Ai-Cập (hoặc các ngưòi chữa bệnh). Ở thời kỳ chúng ta ngày nay cũng thế. Chúng ta có thể chứng tỏ nguồn gốc của mỗi Cơ Đốc Giáo, mỗi giáo phái; thậm chí đến những giáo phái ít quan trọng nhất. Những giáo phái sau nầy là nhánh nhỏ, chồi con của các nhánh chính; và tất cả đều cùng chung một thân cây”TÔN GIÁO MINH TRIẾT” mà ra. Đây là mục đích mà Ammonius Saccas cố hòa giải các người Dị giáo, Cơ Đốc giáo và những người tôn sùng Ngẩu tượng nên chấm dứt các cuộc tranh luận, kích bác nhau. Ông nhắc cho họ nhớ Chân lý mà họ hoạch đắc dưới nhiều hình thức khác nhau chỉ là một. Họ là những đứa con cùng chung một mẹ thôi. Thật ra, mục đích của Ammonius Saccas là mục đích của Thông Thiên Học.



Vấn: Bạn có thể kể những điển cứ nào bạn dùng để chứng minh về những người Thông Thiên Học cổ của thành Alexandrie ?



Đáp: Ông Mosheim có nói đến một trong các văn nhân hữu danh là Ammonius Saccas. Chính Ammonius có giảng dạy rằng: “Tôn giáo của dân tộc được liên kết chặt chẽ với triết học, và sự liên kết nầy bị hủy hoại, mờ tối bởi ý kiến của người đời, bởi sự mê tín và dối trá; vì vậy, người ta phải phục hồi sự thuần khiết nguyên thủy của tôn giáo bằng cách giải thích các nguyên lý triết học.Đức Christ muốn phục hưng nền Minh Triết thời xưa, tái lập nguyên vẹn trạng thái sơ khai, giới hạn sự chế ngự của lòng mê tín gần như phổ quát và bài trừ những sai lầm đã len lỏi vào các tôn giáo phổ thông.”

Đây chính là điều mà các người Thông Thiên Học ngày nay phải giải bày. Nhưng lúc đó Ông Ammonius đã được sự trợ giúp, nâng đỡ của hai tu sĩ giáo đường là Clément và Athénagore, và của các nhà uyên bác trong giáo hội Do-Thái, các triết gia trong Hàn lâm viện, cùng các triết gia của Bosquet. Ông giảng dạy giáo lý duy nhất cho tất cả mọi người, nhưng nay chúng tôi noi theo đường lối của ông thì lại bị nguyền rủa và ngược đãi. Sự kiện nầy chứng tỏ con người của một ngàn năm trăm trước khoan dung hơn con người ở thế kỷ tân tiến của chúng ta ngày nay.



Vấn: Mặc dầu giáo lý duy nhất của ông Ammonius là tà thuyết (đối với giáo lý La-Mã) nhưng ông được nâng đỡ bởi ông vẫn giảng dạy giáo lý Cơ-Đốc, phải chăng vì ông là một tín đồ ?



Đáp: Không phải thế. Ông được sinh ra trong gia đình Cơ Đốc nhưng ông không chấp nhận giáo lý của Thánh Đường. Mosheim đã nói về Ammonius như sau:

“Ông chỉ thuyết minh các giáo huấn phù hợp với giáo huấn thuộc trụ cổ của Hermes mà triết gia Platon và Pythagore đã biết trước ông và đã lập thành nền triết học của hai Ngài. Nhờ tìm thấy những giáo lý giống như thế trong tự ngôn Phúc-Aâm (Eùvangile) của Thánh Jean, ông Ammonius giả thuyết rất chính xác rằng mục đích của Đức Jésus là phục hưng trạng thái nguyên vẹn, sơ khai của đại giáo lý Minh Triết. Theo ông, sự trần thuật của Thánh kinh (Bible), lịch sử của các Thánh, những ẩn dụ giải thích về chân lý cũng như những chuyện hoang đường cần được loại bỏ”. Hơn nữa, trong Bách khoa Toàn thư [4] có nói về Ammonius như sau:

“ Ông nhìn nhận Đấng Jésus-Christ là một Đấng tuyệt luân , là ‘Bạn của Thượng Đế’, nhưng ông chủ trương Đức Jésus không có ý định loại bỏ hoàn toàn sự thờ phượng thần minh, Ngài chỉ trù định thanh lọc tôn giáo cổ thời”.


TÔN GIÁO MINH TRIẾT BÍ TRUYỀN TRẢI QUA CÁC THỜI ĐẠI



Vấn : Ông Ammonius Saccas không viết để lại điều chi cả. Vậy làm sao người ta có thể biết chắc rằng giáo lý của ông là đúng?



Đáp : Đức Phật, Đức Pythagore, Đức Khổng-Tử, Đức Orphée, Đức Socrate hay Đức Jésus đều không lưu truyền văn tự. Tuy nhiên các Ngài là những nhân vật lịch sử nên giáo lý của các Ngài vẫn được truyền đạt đến chúng ta. Các đệ tử của ông Ammonius (trong số đó có ông Origène và Herennius) đã viết những khái luận, đồng thời cũng giải thích giáo lý của Sư Phụ mình. Những sách nầy còn có thật trong lịch sử hơn là những bức Thánh thư của các Sứ Đồ Cơ Đốc. Vả lại các đệ tử của ông như Origène, Plotin và Longin (Longin là cố vấn tối cao của Hoàng hậu nổi danh Zénobie) đều có lưu lại hậu thế nhiều bản tường trình về học phái Philalèthe (yêu mến Chân lý), nhứt là nhờ sự truyền bá công khai mà dân chúng được hiểu biết tín ngưỡng của họ; hơn nữa, ngoài giáo lý công truyền, học phái Philalèthe cũng có giáo lý bí truyền.



Vấn : Làm sao giáo lý bí truyền được phổ biến khi bạn cho rằng cái đã gọi đúng theo danh từ là Tôn Giáo Minh Triết lại thuộc về nội môn bí truyền?



Đáp : Tôn Giáo Minh Triết lúc nào cũng là một, và là từ ngữ cuối cùng của mọi trí thức nhân loại, thế nên Nó được giữ gìn cẩn thận. Danh từ nầy xuất hiện trước các thời đại của những người Thông Thiên Học thành Alexandrie. Nó được duy trì đến ngày nay, và sẽ trường tồn hơn tất cả các tôn giáo, triết lý khác.



Vấn : Ai đã gìn giữ Tôn Giáo Minh Triết và gìn giữ ở đâu?



Đáp : Nó được giữ gìn bởi các Bậc đắc đạo của mọi quốc gia, bởi các nhà sưu tầm thâm sâu về Chân lý và các môn đồ của họ; bởi những nơi trên thế giới mà các đề tài phù hợp với điều do Tôn Giáo Minh Triết diễn tả và được dân chúng ưa thích nghiên cứu nhiều nhất như ở Ấn-Độ, Trung Đông và Ba-Tư.



Vấn : Bạn có thể nào cho biết những bằng chứng và đặc tính bí truyền của Tôn Giáo Minh Triết không?



Đáp : Bằng chứng tốt nhất mà bạn có được là thuở xưa, mọi sự thờ phượng thuộc tôn giáo hoặc triết học đều gồm có phần bí truyền hay mật và phần công truyền hay hiển. Vả lại ở khắp các quốc gia, mọi người đều biết Huyền linh học của người xưa gồm có: “Huyền linh học thượng đẳng “(mật) và “Huyền linh học hạ đẳng” (hiển), thí dụ các nghi thức trang nghiêm, hữu danh được gọi là Eleusis ở Hy-Lạp. Từ các vị Đại tư giáo ở Samothrace Ai-Cập, các Bà-la-môn thụ pháp của xứ Ấn-Độ, đến các pháp sư Hy-ba-lai (Rabbins Hébreux), tất cả đều có thiện ý giữ gìn bí mật tín ngưỡng chân thật của họ vì sợ tội phạm thần. Các pháp sư Do-thái gọi lý thuyết về tín ngưỡng ngàn xưa của họ là Mercavah (cái thể bên ngoài), là “công cụ truyền đạo” hay lớp vỏ chứa đựng linh hồn ẩn tàng, đây là sự hiểu biết bí nhiệm, cao cả nhất của họ. Các tăng lử thuộc nhiều quốc gia cổ không bao giờ truyền dạy giáo lý nội môn thật sự của họ cho dân chúng. Họ chỉ tiết lộ những gì thuộc phần ngoài của giáo lý mà thôi. Phật giáo Bắc tông đã có phương tiện để truyền đạo: “thượng đẳng” và “hạ đẳng” được biết dưới danh từ Đại thừa (Mahayana), hoặc Trường Bí truyền, và Tiểu thừa (Hinayana) hay Trường Công truyền. Người ta không thể nào khiển trách sự phân chia ra công truyền và bí truyền của họ được, bởi lẽ làm sao cung cấp những bài nghị luận uyên bác cho các con cừu, thay vì cho chúng nó cỏ. Đức Pythagore gọi Minh Triết Học của Ngài là “sự tri thức của hiện vật”; Ngài truyền dạy cho các đệ tử hữu thệ vì đó là thực phẩm tinh thần rất thích hợp và vì họ cũng đã nguyện giữ im lặng, kín đáo nữa. Các mẫu tự huyền bí và các con số mật nhiệm trích ra từ các tế văn cổ Ai-Cập mà ngày xưa, chỉ có các tu sĩ trong tự viện, hoặc các tăng lữ thụ pháp Ai-Cập được truyền cho bí quyết để mở mang trí thức thôi. Theo các sử gia viết về ông Ammonius Saccas thuật lại, thì các đệ tử của Ammonius bị bắt buộc thệ nguyện giữ cẩn mật giáo lý thượng đẳng của ông, ngoại trừ những người đã được thụ huấn về sự tri thức sơ khởi; tuy nhiên họ cũng đã bị ràng buộc bởi lời thệ nguyện. Cuối cùng, có thể nào người ta lại không thấy sự khác nhau giữa giáo lý bí truyền và công truyền trong học phái Duy Trí, trong Cơ Đốc giáo nguyên thủy, và chính trong các giáo huấn của Đức Christ hay sao ?

Đức Christ chẳng nói trước đám đông rằng các ngụ ngôn đều có hai nghĩa, và Ngài đã không giải thích những ẩn ý cho đệ tử duy nhất của Ngài hay sao? Ngài nói với họ : “các người được phép hiểu biết sự huyền nhiệm của Thiên Quốc, nhưng đối với người ngoài, ta chỉ luận giải bởi ngụ ngôn thôi”.(Marc IV,II). Các vị Esséniens ở Judée [5] và ở Carmel [6] cũng thực hiện sự phân chia tương tự, nghĩa là họ chia các môn đồ ra hai hạng: hạng tân tín đồ hoặc huynh đệ, và hạng hoàn toàn hoặc thụ pháp (Philosophie Eclectique) [7].

Ở khắp các quốc gia, người ta có thể kể ra nhiều thí dụ tương tự như vậy.



Vấn : Minh Triết Bí Truyền có thể đạt được bằng sự nghiên cứu đơn độc chăng? Trong Bách Khoa Toàn Thư có định nghĩa danh từ Minh Triết Thiêng liêng gần giống như trong quyển tự điển của Ông Webster đã ghi: “một sự giao cảm với Thượng Đế và với các Chơn linh thượng đẳng; do đó, trí thức siêu nhân loại có thể hoạch đắc được nhờ phương tiện vật lý hoặc phương pháp hóa học”. Có đúng như thế không ?



Đáp : Tôi không tin điều đó. Không một nhà từ ngữ học nào có đủ khả năng để giải thích cho mình và cho người khác hiểu vì sao người ta có thể đạt được sự tri thức siêu nhân nhờ phương pháp vật lý hoặc hóa học. Nếu ông Webster cho rằng:”nhờ phương pháp luyện kim và siêu hình học”, thì định nghĩa của ông có thể gần đúng hơn; đằng này, ông đã đưa ra những điều phi lý. Các người Thông Thiên Học thời cổ cũng như hiện nay, đều xác nhận cái hữu hạn không thể nào hiểu biết được cái vô hạn, nghĩa là cái Ngã hữu hạn không tri thức được điều đó. Nhưng cái tinh túy thiêng liêng có thể tự giao cảm với cái Ngã Tâm linh thượng đẳng trong trạng thái xuất thần (extase). Thật ra rất khó đạt được đến trạng thái nầy cũng như trạng thái thôi miên bằng phương tiện vật lý và hóa học đều không thành công”.



Vấn : Bạn giải thích cách nào về vấn đề nầy?



Đáp : Trạng thái xuất thần thật sự như ông Plotin (đệ tử của ông Ammonius Saccas) đã định nghĩa là “ sự giải thoát tinh thần ra khỏi tâm thức hạn định của con người để được đồng hóa và trở thành một với vô tận. Theo giáo sư Wilder, thì trạng thái nầy là một điều kiện cao cả nhất mà con người có thể đạt đến, nhưng không thường xuyên, và chỉ có một số rất ít người có thể hoạch đắc thôi. Thật ra, ở Ấn Độ trạng thái xuất thần được đồng hóa với danh từ Nhập Định (Samâdhi). Trạng thái nhập định được các nhà Yoguis luyện tập để chứng được và ngoài ra trên phương diện vật chất, họ còn hổ trợ bằng sự kiêng cử chặt chẽ các thức ăn uống, trên phương diện tinh thần, bằng sự cố gắng liên tục để thanh lọc các thể và nâng cao tâm thức. Tham thiền là lời cầu nguyện im lặng không thốt nên lời như ông Platon đã định nghĩa như sau:

“Nguyện vọng nồng nhiệt của linh hồn hướng về Thiêng liêng không phải để cầu xin một điều lành riêng tư (ý nghĩa người ta gán cho lời cầu nguyện), nhưng cho chính Điều Thiện Tối Thượng phổ quát mà tất cả chúng ta đều là một phần của Điều Thiện đó tại địa cầu và cũng từ đó chúng ta xuống cõi trần”. Vì vậy ông Platon nói thêm: “Ngươi hãy đứng lặng im trước các Đấng Thiêng Liêng cho đến khi nào các Ngài làm tan đi đám mây mờ nơi mắt ngươi và ban cho ngươi cái khả năng trông thấy nhờ thực chất trọn lành của ánh sáng phát tỏa ra từ các Ngài chớ chẳng phải những gì dường như chỉ trọn lành cho ngươi mà thôi”.



Vấn : Vậy Thông Thiên Học không phải là một học phái mới phát minh như người ta tưởng nghĩ sao?



Đáp : Chỉ có những người không hiểu mới nói thế. Các giáo huấn và luân lý của Thông Thiên Học cũng xưa như quả địa cầu, nếu không về danh từ thì cũng về sự việc. Không có một hệ thống nào rộng rãi hơn, phổ quát hơn hệ thống của Thông Thiên Học.



Vấn : Nhưng vì sao Thông Thiên Học chưa được các quốc gia Tây phương hiểu biết? Vì sao mọi người đều chứng minh rằng Thông Thiên Học là một quyển sách khép kín đối với những nhà trí thức và tiến bộ nhiều nhất?



Đáp :Nguyên do thứ nhất, bởi phần đông con người có tánh ích kỷ, tà vạy; do đó, họ có khuynh hướng luôn luôn tìm cách thỏa mãn các điều ham muốn cá nhân nên gây thiệt hại cho đồng loại và những người lân cận. Vậy không thể nào ủy thác các điều huyền nhiệm thiêng liêng cho những hạng người như thế.Nguyên do thứ hai, bởi các bản thể đó không có khả năng giữ gìn cẩn mật sự hiểu biết thiêng liêng, cao cả. Chính vì lý do nầy mà các Chân lý và các biểu tượng siêu việt bị suy đồi. Mặt khác, sự biến đổi dần dần các điều thuộc lãnh vực tâm linh trở thành những sự trình bày về thần nhân hóa một cách vụng về và cụ thể. Do sự bất lực nêu trên đã làm suy giảm và biến tính các tư tưởng về Thánh linh và đưa đến việc tôn thờ ngẫu tượng (L’idolâtrie).



THÔNG THIÊN HỌC KHÔNG PHẢI LÀ PHẬT GIÁO



Vấn : Người ta thường gọi các bạn là người của “Phật Giáo Bí Truyền”. Phải chăng các bạn đều là đệ tử của Đức Phật Gautama?



Đáp : Không bắt buộc phải thế, cũng như các nhạc sĩ đều không phải là học trò của Wagner [8]. Trong số chúng tôi có vài tín đồ Phật giáo,; tuy nhiên có nhiều người Ấn Độ giáo và Bà-la-môn giáo; ngoài ra còn có người Âu-Châu và người Mỹ-Châu gốc Cơ-Đốc nhiều hơn các Phật tử cải tông. Sự lầm lạc do việc giải thích không đúng ý nghĩa thực sự về tựa đề tác phẩm tuyệt hảo của ông Sinnett là: “Bouddhisme Esotérique”. Danh từ Bouddhisme phải viết với một chữ ‘d’ thay vì hai, như thế Boudhisme mới có nghĩa chính xác là “Minh Triết” (Bodha, Bodhi, “Trí-tuệ”, “Minh Triết”) thay vì Bouddhisme là triết giáo của Đức Phật Gautama. Vậy, Thông Thiên Học là Tôn Giáo Minh Triết như tôi đã trình bày.



Vấn : Có sự khác biệt nào giữa Bouddhisme (Phật giáo) là tôn giáo được thành lập bởi vị Hoàng tử của xứ Kapilavastu, và Boudhisme “Minh Triết” đồng nghĩa với Thần Triết như bạn đã nói không?



Đáp : Giống như giữa nghi thức chủ nghĩa và tín điều thần học của các giáo đường, giáo phái và giáo huấn bí truyền của Đức Christ, được gọi là “các điều huyền nhiệm của Thiên quốc”. Phật (Bouddha) có nghĩa là “Giác ngộ” bởi Bodha hoặc trí tuệ hay Minh Triết. Cuối cùng, sự Minh Triết này tạo thành giáo huấn toàn vẹn bí truyền mà Đức Gautama chỉ giảng dạy các bậc La-Hán (Arhats) đã được Ngài lựa chọn thôi.



Vấn : Có vài nhà Đông phương học lại phủ nhận việc đó. Họ cho rằng Đức Phật không bao giờ giảng dạy giáo lý bí truyền.



Đáp : Họ cũng có thể phủ nhận việc đối với các nhà khoa học,Tạo Hóa có nhiều điều bí mật. Sau nầy tôi sẽ chứng minh điều đó bởi cuộc đàm thoại giữa Đức Phật và đệ tử của Ngài là Ananda. Các giáo huấn bí truyền của Đức Phật chỉ thật giản dị là Kinh Gupta Vidya (tri thức huyền bí) của các Bà-la-môn xưa mà các người thừa kế tân tiến của họ đã đánh mất hẳn đi cái bí quyết, ngoại trừ vài người còn giữ được. Về phần Vidya, chính Nó đã xâm nhập vào cái mà ngày nay người ta gọi là giáo lý nội môn của phái Đại Thừa (Ecole Mahayana) và của Phật giáo Bắc Tông. Những ai đã phủ nhận điều nầy chỉ là nhà Đông Phương Học giả dối, kém thông minh. Tôi khuyên bạn nên đọc quyển Phật Giáo Trung Hoa (Chinese Buddhism) của Giám mục J. Edkins nhất là những chương viết về trường phái công truyền và bí truyền cùng các lời giáo huấn. Bạn nên so sánh ý kiến của tác giả về vấn đề đó với chứng cứ của tất cả các giới thời cổ.



Vấn : Nhưng luân lý Thông Thiên Học há không tương tự với luân lý đã được Đức Phật huấn dạïy sao ?



Đáp : Đúng như thế, vì luân lý nầy là linh hồn của Tôn Giáo Minh Triết . Bởi xưa kia, Nó là sở hữu cộng đồng của các Bậc Đắc Đạo của tất cả mọi quốc gia. Nhưng Đức Phật là người đầu tiên đã du nhập giáo lý siêu việt nầy và các giáo huấn công truyền của Ngài và dùng làm căn bản tinh túy cho hệ thống truyền bá công khai. Đây là sự phân biệt rõ rệt giữa Phật giáo công truyền với các tôn giáo khác. Trong các tôn giáo khác thì nghi lễ và tín điều chiếm hàng đầu, còn trong Phật giáo, phần luân lý rất quan trọng. Do đó, mới có sự giống nhau gần như đồng nhất giữa luân lý của Thông Thiên Học và luân lý trong tôn giáo của Đức Phật.


Vấn : Có sự sai biệt nào giữa hai luân lý chính yếu nầy không ?



Đáp : Một trong sự phân biệt lớn lao hiện có giữa Thông Thiên Học và Phật Giáo công truyền là việc phái Tiểu Thừa Nam Tông tượng trưng cho Phật Giáo công truyền đã phủ nhận:

a)- sự trường tồn của một Đấng Thiêng Liêng nào đó,

b)- ý thức về sự sống bên kia cửa tử cho đến mọi cá thể tự tri thức sự sống còn của con người. Đây là giáo huấn của giáo phái Xiêm-La (Thái-Lan) mà hiện nay, người ta xem như hình thức thuần túy nhất của Phật giáo công truyền và sẽ như thế mãi nếu người ta không chấp nhận các giáo huấn công truyền của Đức Phật. Sau nầy, tôi sẽ giải thích về các ẩn ý đó. Dù sao các trường phái của phái Đại Thừa Bắc Tông được thành lập trong những xứ mà các Đấng La-Hán (Arhats) thụ pháp ẩn dật sau khi Đức Phật tịch, đã giáo huấn tất cả những điều mà hiện nay người ta gọi là giáo lý Minh Triết bởi đó là thành phần tri thức của các Đấng được thụ pháp. Các giáo lý nêu trên chứng minh vì sao Chân lý bị hi sinh cho sự truyền bá quá nồng nhiệt của phái Tiểu Thừa Nam Tông. Thật ra trong các Giáo lý diễn tả Minh Triết Thiêng Liêng, có biết bao điều vinh quang, vĩ đại, hàm súc những triết lý cao siêu và khoa học hơn bất cứ giáo đường hoặc tôn giáo nào khác. Tuy nhiên, Thông Thiên Học không phải là Phật Giáo.
Về Đầu Trang
Bánsamạc



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 249

Bài gửiGửi: Tue Jul 29, 2008 2:17 pm    Tiêu đề:

MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG BÍ TRUYỀN VÀ CÔNG TRUYỀN



ĐIỀU MÀ HỘI THÔNG THIÊN HỌC THỜI ĐẠI KHÔNG CÓ ĐƯỢC

Vấn : Vậy các giáo lý của bạn không phải là sự phục hưng Phật giáo cũng không bắt chước theo phái Thông Thiên Học Tân Platon sao?

Đáp : Thực sự không phải thế. Để đáp lại các câu hỏi vừa nêu ra, tôi không thể có một câu trả lời nào hay hơn đoạn văn sau đây được trích nơi bài nghiên cứu về”Thông Thiên Học “ của Bác sĩ J.D. Buck , một hội viên, trình bày tại Đại Hội Thông Thiên Học ở Chicago, Mỹ Châu (tháng tư năm 1889). Đúng ra chẳng có người Thông Thiên Học nào giải thích chính xác và thông suốt cái tinh túy thực sự của Thông Thiên Học hơn Bác sĩ Buck, người Bạn khả kính của chúng ta:

“Hội Thông Thiên Học được thành lập với mục đích truyền bá giáo lý và giảng giải về đời sống Thông Thiên Học. Hội Thông Thiên Học không phải là Hội đầu tiên truyền bá giáo lý nầy. Tôi có một quyển sách tựa đề:”Thông Thiên Học Hòa Giải do Hội Thông Thiên Học Philadelphie”, xuất bản tại Luân Đôn năm 1697, và một tác phẩm tựa đề “Thông Thiên Học nhập môn hay Khoa Huyền Học của Đức Christ, có nghĩa là của Thánh Linh, của Thiên Nhiên và Tạo Vật, gồm có triết lý của tất cả các quyền năng linh hoạt về đời sống tâm linh thần bí. Các điều nầy hợp thành người chỉ dẫn thực tiễn về sự thanh khiết, thánh thiện, siêu việt và sự hoàn thiện phúc âm, cũng như việc hoạch đắc thị lực thiêng liêng và quyền lực của Thiên Thần cùng các đặc quyền khác về sự phục sinh “. Sách đã được xuất bản tại Luân Đôn năm 1885. Và đây là lời đề tặng của tác phẩm :

“ Sách nầy dành cho các sinh viên Đại Học, Trung Học và các trường Cơ Đốc Giáo, cho các Giáo sư Siêu Hình Học, Cơ giới học và Vạn vật học dưới tất cả mọi hình thức; cho tất cả những người nam và nữ có học vấn tổng quát và đức tin chính thống; cho các người theo Tự Nhiên Thần Giáo (Déistes), Aryens, Duy Nhất Thần Giáo (Unitériens), Swedenborgiens và các môn đồ thuộc về tín ngưỡng sai lầm, không nguồn cội, cho các người thuần lý cũng như hoài nghi, cho các người Hồi giáo công bằng, sáng suốt cùng các người Do-Thái và tín đồ thuộc tôn giáo Tộc trưởng Đông phương; và nhất là dành cho các mục sư của Phúc âm cùng các nhà truyền giáo các dân tộc sơ khai hoặc tiến bộ. Xin khiêm tốn và thân ái cung hiến sự dẫn khởi Thông Thiên Học hay Khoa Huyền Học căn bản về vạn vật.”

“ Vào năm sau,(1856) lại xuất hiện một quyển sách khác độ 600 trang, loại đặc biệt tựa đề: “Thông Thiên Học Hỗn Hợp”. Tác phẩm nầy chỉ in có 500 quyển để trao tặng các thư viện và các Đại học đường. Các phong trào đầu tiên rất đông đảo, xuất phát từ giáo đường, do những người có lòng sùng bái và được nhiều uy tín. Các tác phẩm nầy khoác một hình thức chính thống và xử dụng cách phát biểu theo Cơ Đốc Giáo như tác phẩm của Linh mục William Law, ông chỉ đem lại cho độc giả bậc trung sự chú ý về tín ngưỡng và lòng tôn sùng sâu xa của ông thôi. Tất cả tác phẩm nêu trên đều nhằm mục đích làm rõ nguồn cội kinh sách Cơ Đốc, đồng thời giải thích ý nghĩa sâu sắc nguyên thủy của chúng cũng như làm rạng danh và phát triển đời sống Thông Thiên Học. Nhưng các tác phẩm đó bị lãng quên nhanh chóng và ngày nay ít được ai biết đến. Chính các tác phẩm nầy đã tìm cách cải thiện hàng tăng lữ và làm thức tỉnh lòng sùng tín thuần khiết, nhưng chúng lại không được chân thành đón nhận. Chỉ mang tiếng là “tà thuyết” cũng đủ chôn vùi chúng vào quên lãng. Ở thời kỳ Tôn giáo cải cách, ông Jean Reuchlin thử thực hiện một công việc tương tự nhưng kết quả cũng thất bại mặc dù ông là bạn thân thiết và tín cẩn của ông Luther. Chính thống giáo không bao giờ muốn được giáo huấn và soi sáng. Người ta cho các nhà cải cách biết về trường hợp của ông Festus đã thực hiện đối với ông Paul. Ông Festus cho rằng sự uyên bác thái quá khiến họ trở thành điên khùng, có thể gặp nguy hiểm nếu họ muốn đi xa hơn. Việc chẳng lưu ý đến cách trình bày dài dòng là do ở thói quen phần nào, và cũng do trình độ giáo dục của các tác giả, mặt khác do nơi sự cưỡng chế tôn giáo bị bắt buộc bởi quyền lực thế tục. Đi ngay vào vấn đề, chúng ta nhận thấy rằng các tác phẩm bị bỏ quên đó đã diễn tả Minh Triết Thiêng Liêng theo ý nghĩa thực sự nghiêm túc và chỉ duy nhất dành cho trí thức của nhân loại cũng như dành cho sự sống thượng đẳng của linh hồn. Phong trào Thông Thiên Học hiện tại đôi khi được xem như là công cuộc thử chuyển hóa Cơ Đốc Giáo thành Phật Giáo, có nghĩa giản dị là chữ ‘tà thuyết’ đã bị mất tất cả quyền lực để chỉ trích. Vào mọi thời đại, vài người đã hiểu biết một cách rõ ràng hơn hoặc ít ra Giáo lý Thông Thiên Học cũng đã du nhập vào chính cái tinh túy đời sống của họ. Các giáo lý nầy không thuộc một tôn giáo nào; cũng không tự giới hạn vào một xã hội hoặc thời kỳ nào. Chúng nó là tài sản của mỗi linh hồn nhơn loại. Chính thống giáo cần được bứng tận gốc rễ nơi tâm của mỗi người tùy theo bản tính, nhu cầu, và cũng tùy theo kinh nghiệm khác biệt của họ. Điều nầy giải thích vì sao những ai tin tưởng rằng Thông Thiên Học là một tôn giáo mới thì phải thất vọng khi tìm hiểu các tín điều và nghi thức của nó. Tín ngưỡng của Thông Thiên Học là sự Thành Thật đối với Chân lý, và nghi thức của Thông Thiên Học gồm có việc áp dụng Chân lý với lòng tôn kính.

Người ta sẽ thấy phần đông dân chúng hiểu biết rất nông cạn về hiệu lực của Tình Huynh Đệ Đại Đồng, họ không nhận thức được tầm quan trọng và siêu việt của nó, bởi họ chỉ nhìn vào sự khác biệt do dư luận và sự giải thích hời hợt về Thông Thiên Học. Hội Thông Thiên Học được thành lập vì một nguyên lý duy nhất: Tình Huynh Đệ chính yếu của con người như đã phác họa và trình bày sơ lược nơi đoạn trên. Người ta đã bài bác Hội Thông Thiên Học cho là Phật Giáo và bảo nó chống đối Cơ Đốc Giáo, nhưng nó có thể là cả hai vì Phật giáo và Cơ Đốc giáo, theo các nhà sáng lập đã trình bày, đều dùng Tình Huynh Đệ làm giáo lý chính yếu cho sự giảng dạy cũng như cho đời sống. Người ta đã cho Thông Thiên Học là một triết học mới mẻ dưới ánh mặt trời, hoặc ít ra cũng là một thần bí thuyết cổ được che đậy dưới danh từ mới. Có nhiều Hội được thành lập trên nguyên tắc của đức vị tha hoặc tình huynh đệ chủ yếu, và họ kết hợp lại với mục đích nâng đỡ chúng. Các Hội nầy có tên khác nhau nhưng nhiều nhóm được gọi là Thông Thiên Học, đã phục vụ cho các nguyên tắc cùng các mục tiêu của Hội hiện tại được mang tên là Thông Thiên Học. Trong các Hội kể trên, giáo lý chính yếu vẫn là một, và những gì còn lại, chỉ là phần phụ thuộc thôi. Nhưng điều nầy không sao tránh khỏi có nhiều người dễ bị các chi tiết thu hút và họ lãng quên các điều chính yếu hay bởi họ chưa hiểu biết nó vậy”.

Tôi không thể nào giải đáp cho bạn một cách chính xác hơn lời giải thích của bác sĩ Buck, một trong những người Thông Thiên Học đúng đắn nhất và cũng được mến chuộng nhất.



Vấn : Ngoài luân lý Phật giáo ra, bạn ưa thích theo đuổi học phái nào ?



Đáp : Không bên nào mà là tất cả. Chúng tôi không tham gia vào một tôn giáo hoặc một triết học nào; chúng tôi chỉ thu thập điều hay nơi mỗi tôn giáo và triết học thôi. Nhưng chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa rằng Thông Thiên Học được chia ra hai phái: Công truyền và Bí truyền như các học phái thời cổ.

Vấn : Sự khác biệt ấy ra sao ?

Đáp : Các hội viên của Hội Thông Thiên Học được tự do hành đạo theo bất cứ tôn giáo hoặc triết học nào – hoặc không theo bên nào cả nếu họ thích – miễn là họ thông cảm và sẵn sàng để thực hiện ít lắm là một trong ba mục đích của Hội. Hội Thông Thiên Học là một tổ chức vừa bác ái vừa khoa học, được thiết lập để truyền bá tư tưởng và thực hành tình huynh đệ, chớ không phải lý thuyết suông. Hội viên của Hội có thể là tín đồ Cơ Đốc giáo hay Hồi giáo, Do Thái giáo hay Bái hỏa giáo, Phật giáo hay Bà-la-môn giáo, Thần linh học hay Duy vật học – điều đó không có chi quan trọng; chỉ có điều mỗi hội viên phải là một cá nhân đầy lòng từ ái, một nhà bác học, một nhà sưu tầm văn chương Aryen hay một văn chương nào khác, hoặc là một sinh viên tâm linh học. Tóm lại, họ phải góp sức, nếu họ muốn, để thực hiện ít lắm là một trong các mục tiêu của chương trình. Nói cách khác, họ không có lý do nào khác để ước muốn trở thành hội viên”. Đây là thành phần của đa số thuộc Hội công truyền được chia ra: Hội viên “gia nhập” và Hội viên “không gia nhập”. Trên thực tế, các hội viên không gia nhập có thể là, hoặc không trở thành người Thông Thiên Học. Những người nầy là hội viên vì họ đã tham gia vào hội, nhưng không thể giúp họ trở thành một ngườiø Thông Thiên Học nếu họ không ý thức được mối liên quan thiêng liêng giữa các sự vật, hoặc giả họ chỉ khư khư cứu xét Thông Thiên Học theo môn phái và tính ích kỷ. Ngạn ngữ có câu: “Điều chi tốt đẹp là thiện”, có thể đổi lại “Người nào thực hành Thông Thiên Học , người đó là một ngườiø Thông Thiên Học”.



NGƯỜI THÔNG THIÊN HỌC và HỘI VIÊN CỦA HỘI THÔNG THIÊN HỌC



Vấn: Theo tôi hiểu, điều bạn vừa nói ra chỉ có thể áp dụng cho người thường thôi. Những người đã chuyên tâm học Giáo Lý Bí Truyền của Thông Thiên Học phải chăng là các người Thông Thiên Học chân chính ?



Đáp : Không hẳn là thế, nếu họ không tự chứng minh được sự chân chính. Họ đã được chấp nhận vào nhóm bên trong và đã thệ nguyện tuân thủ, càng nghiêm túc càng tốt các qui tắc của phái huyền môn. Đây là một công trình khó khăn vì chưng yếu tố đầu tiên và cũng quan trọng nhất của tất cả mọi qui tắc là sự từ khước toàn vẹn phàm ngã tính, điều nầy có nghĩa là một Hội viên hữu thệ phải trở thành một người có lòng bác ái toàn vẹn. Họ không còn lo lắng cho chính mình và phải quên đi tính khoe khoang tự phụ. Họ phải để tâm lo cho hạnh phúc của đồng loại hơn là hạnh phúc của các bạn đồng môn thuộc nhóm bí truyền của họ. Để cho các giáo huấn bí truyền được hữu ích, họ cần thực hành một đời sống khắc khổ về mọi phương diện. Đó là một đời sống vong kỷ, đạo hạnh nghiêm chỉnh nhất, tuy họ vẫn phải thi hành đúng đắn bổn phận đối với mọi người. Con số rất hiếm về mẫu người Thông Thiên Học thực sự của Hội được tuyển chọn trong số các hội viên nầy. Điều đó không có nghĩa rằng ngoài Hội Thông Thiên Học và nhóm bên trong, không còn có người Thông Thiên Học; số người nầy còn nhiều hơn mọi giả thuyết và chắc chắn còn đông đảo hơn các hội viên thường của hội Thông Thiên Học.



Vấn : Vậy thì gia nhập vào cái gọi là Hội Thông Thiên Học để làm gì ? Vì lý do nào mà ngưòi ta lại phải làm thế ?



Đáp : Không bởi một lý do nào cả trừ ra lợi ích để có được sự giáo huấn bí truyền, để hiểu biết các giáo lý thực sự của “Tôn Giáo Minh Triết”, để thụ hưởng sự trợ giúp và sự cảm mến hổ tương khi tuân thủ chương trình do giáo lý chỉ dẫn. Sự đoàn kết làm thành sức cố gắng nhất tề, một khi được kiểm soát cẩn thận, sẽ phát sinh những điều kỳ diệu. Đó là điều bí nhiệm của tất cả các cộng đồng tính kể từ lúc nhân loại hiện tồn.



Vấn : Nhưng tại sao một người có trí não rất thăng bằng, đang theo đuổi một mục đích duy nhất không thể trở thành một nhà Huyền bí Học hay một Đấng Chân Sư bằng cách làm việc đơn độc, nhất là họ được thiên phú một năng lực và sự bền chí khó chế trị ?



Đáp : Họ có thể đạt được điều đó nhưng sự thành công của họ chỉ trong muôn một. Tôi xin kể cho bạn hiểu rõ một trong bao nhiêu lý do khác; ngày nay, không có những quyển sách về Huyền bí học hay Thuật Thông Thần (Théurgie) được diễn tả bằng một ngôn ngữ minh bạch, giản dị về các điều bí mật của Thuật Luyện kim (Alchimie). Thông Thiên Học như thế chỉ có trong thời Trung Cổ. Tất cả các tác phẩm trên đều được viết bằng biểu tượng, ngụ ý, và bởi người ta không còn giữ được cái bí quyết đã có từ nhiều thế kỷ, trong các xứ ở Tây phương thì làm thế nào hiểu rõ ý nghĩa thực sự của điều họ đọc và nghiên cứu? Do đó, xảy ra sự nguy hiểm lớn lao vì để rơi vào tà thuật vô ý thức, hoặc rơi vào đồng bóng thụ động. Người nào không nhờ một Bậc đã đắc đạo chỉ dạy, tốt hơn đừng nên chú ý đến một sự nghiên cứu quá nguy hại như thế. Hãy nhìn xem xung quanh bạn; bạn trông thấy chi? Hai phần ba người văn minh lại khinh miệt cái ý tưởng có một điều chi xứng đáng để được nghiên cứu trong Thông Thiên Học, trong Huyền bí học, trong Thần linh học hoặc trong Bí thuật giáo (Cabale); một phần ba kia gồm có các yếu tố dị đồng và đối kháng nhất. Có nhiều người lại tin tưởng vào những điều thần bí và siêu nhiên, nhưng mỗi người theo một cách. Nhiều người khác lại chuyên lo nghiên cứu Bí thuật giáo, Linh khí thuyết, Từ điện trị liệu thuyết, Thần linh học hoặc một hình thức nào khác của Thần bí học.

Kết quả ra sao? Người ta không thể tìm thấy hai người, cùng suy tưởng như nhau, và đồng ý với nhau về các nguyên lý chính yếu của Huyền bí học; thật ra, nhiều người tưởng rằng chính họ đã tìm được cái tinh túy siêu việt của sự hiểu biết, và họ thích thế nhân nghĩ rằng họ đã trở thành Chân Sư toàn hảo. Ở Tây Phương, không những người ta không có được sự hiểu biết nào chính xác về Khoa học, về Huyền bí học, mà cũng chẳng có khoa Chiêm tinh thực sự nào duy nhất về Huyền bí học, các giáo huấn công truyền của nó đã được tổ chức thành hệ thống đứng đắn – nhưng chưa có ai đạt được một ý niệm chi về Huyền bí học thực sự cả. Vài người muốn hạn định minh triết cổ vào Bí thuật giáo, vào kinh điển Do-Thái giáo (Zohar), và mỗi người giải thích theo ý mình hoặc theo nghĩa chính của các phương thức Do-Thái. Vài người khác xem Swedenborg hay Boehme như là những nhà đại diện tối thượng của nền minh triết cao cả nhất, trong lúc còn có nhiều người khác nữa lại tìm thấy trong khoa Từ điện trị liệu những điều bí ẩn lớn lao của thần thuật cổ. Những người thực hiện lý thuyết của mình đều bị lôi cuốn nhanh chóng bởi sự vô minh và tà thuật, không sót một ai cả. Người nào đã thoát khỏi thì thật là hữu phước, vì không có bằng chứng hoặc tiêu chuẩn nào để giúp họ phân biện điều chân và điều giả cả.



Vấn : Phải chăng chúng ta nên kết luận rằng, nhóm bên trong của Hội Thông Thiên Học, đều tin tưởng, tất cả mọi sự tri thức của nhóm nhờ nơi các Bậc Điểm Đạo hoặc Chân Sư Minh Triết Bí Truyền ?



Đáp : Không phải bằng cách trực tiếp. Sự hiện diện cá nhân của Chân Sư như thế không cần thiết. Các Ngài chỉ cần giáo huấn vài đệ tử do các Ngài hướng dẫn trong nhiều năm, và các đệ tử nầy đã hi sinh trọn đời để phụng sự cho công cuộc của các Ngài. Đến phiên đệ tử, các vị sẽ truyền bá những điều đã hoạch đắc cho những ai chưa được cái may mắn như mình. Thà rằng có một phần nhỏ của Khoa Huyền bí thực sự, hơn là có nhiều sự uyên bác bị đồng hóa một cách chênh lệch cùng với sự hiểu biết sai lạc. Một ít vàng còn quí hơn một đống rác.



Vấn : Làm sao hiểu biết được đây là vàng thật hay là vàng giả ?



Đáp : Người ta biết được một loại cây là nhờ trái của nó, và biết được một học phái nhờ kết quả. Khi nào những người đối lập của chúng ta có thể chứng minh cho thấy rằng, trải qua các thời đại, nếu một người chỉ chuyên tâm tự nghiên cứu Huyền bí học không cần có một Đức Thầy dẫn dắt, lại được trở thành một vị Thánh chuyển pháp như ông Ammonius Saccas hay ông Plotin, hoặc một nhà Thông Thần Thuật như ông Jamblique hoặc trở thành một người đã thực hiện được những điều kỳ diệu như ông Saint Germain mà không sa vào con đường đồng bóng hay thuộc về hạng có ảo giác tâm linh, hoặc nhà Aûo thuật. Lúc ấy, chúng tôi sẽ tự thú rằng chúng tôi đã lầm lạc. Nhưng đến nay, chúng tôi ước muốn tuân theo định luật thiên nhiên và được thử thách theo truyền thống của Khoa học tôn nghiêm. Có những nhà Huyền bí đã tìm được sự phát minh vĩ đại về hóa học và khoa vật lý; các sự phát minh nầy tương đương với thuật Luyện Kim và Huyền bí học; vài người khác nhờ quyền lực duy nhất của tài năng đã tìm lại được đôi mảnh vụn nếu không nói là trọn vẹn, các mẫu tự bị thất lạc của “Ngôn ngữ Huyền Linh Học”, và nhờ đó, họ có thể đọc những tác phẩm Hi-ba-lai. Nhiều người khác là những bậc có huệ nhãn đã nhìn thấy những điều ẩn tàng của Tạo Hóa. Những vị đó là nhà chuyên môn. Người nầy phát minh lý thuyết, nguời kia lại là người Hi-Ba-Lai, nghĩa là một nhà Bí Thuật giáo nhiệt thành, người thứ ba là một Swedenborg tân tiến đã từ khước tất cả, ngoại trừ khoa học và tôn giáo riêng biệt của ông. Tuy nhiên chẳng có một người nào tự hào rằng chính mình đã thực hiện được một điều lợi ích phổ quát cho quốc gia hay cho cá nhân. Trừ vài người trị bịnh – hạng mà Viện Hoàng gia, các bác sĩ và nhà giải phẩu gọi là lang băm – không một ai trong các người đó đã dùng khoa trị liệu hư truyền của mình để cứu trợ nhân loại, hay ít ra cũng giúp ích được cho người đồng chủng. Vậy các người Chaldéens [9] của thời xưa ở đâu – những người có tài trị bịnh kỳ diệu –“ không do bùa chú lại do thảo dược ”? Ông Apollonius de Tyane ở đâu, chính ông có tài trị làønh những người tàn tật và cứu chết sống lại trong bất cứ quốc gia hay hoàn cảnh nào ? Tại Âu châu, chúng tôi biết được vài nhà chuyên môn thuộc hạng thứ nhất, nhưng chúng tôi chỉ tìm gặp những người thuộc hạng thứ nhì ở tại Á châu mà thôi. Chính nơi đây, các sự bí ẩn của những bậc Yoguis “đã duy trì sự sống dưới hình thức của sự chết” còn được tồn tại.



Vấn : Mục đích của Thông Thiên Học phải chăng để đào tạo các bậc đắc đạo và như thế họ sẽ có được quyền năng trị bịnh?



Đáp : Các mục tiêu của Thông Thiên Học thì khác biệt, nhưng mục tiêu chính yếu nhất nhằm vào việc giúp đỡ và làm vơi bớt nỗi khổ đau về tinh thần cũng như vật chất của người đời dưới mọi hình thức. Chúng tôi nghĩ rằng điểm thứ nhứt quan trọng hơn điểm thứ nhì. Thông Thiên Học có nhiệm vụ giáo huấn về luân lý và thanh lọc linh hồn để làm giảm bớt sự đau đớn xác thân và tất cả các bệnh tật đều là di truyền, ngoại trừ trường hợp tai nạn. Không phải nghiên cứu Huyền bí học với mục đích ích kỷ, thỏa mãn tham vọng cá nhân, hoặc tính kiêu căng hay ngông tưởng nhưng chỉ nghiên cứu để có thể đạt được mục tiêu thật sự của Thông Thiên Học. Muốn vậy, hành giả phải giúp đỡ nhân loại đang đau khổ. Cũng không phải chỉ nghiên cứu khoa triết lý bí truyền mà người ta sẽ trở thành nhà Huyền bí học, trái lại phải nghiên cứu tất cả các khoa dù chưa chủ trị được chúng.



Vấn : Để đạt mục tiêu quan trọng nầy, phải chăng chỉ có những người chuyên nghiên cứu về khoa bí truyền ?



Đáp : Không hẳn như thế. Tất cả học viên thường, có thể được giáo huấn về Thông Thiên Học tổng quát nếu họ muốn, nhưng ít người có cái năng khiếu để trở thành “hội viên hoạt bác”, phần đông thích làm con ong vò vẽ của Thông Thiên Học. Chúng tôi cần giải thích thêm rằng trong Hội Thông Thiên Học, các sự nghiên cứu đặc biệt được khuyến khích miễn là những sự nghiên cứu như thế không vượt quá giới hạn phân chia Công Truyền và Bí Truyền, Thần Bí Học mù quáng với Thần Bí Học ý thức.


SỰ KHÁC NHAU GIỮA THÔNG THIÊN HỌC VÀ HUYỀN BÍ HỌC

Vấn : Bạn nói về Thông Thiên Học và Huyền bí học. Vậy, có sự đồng nhất nào giữa hai môn học đó không?



Đáp : Không bao giờ có. Thật ra một người có thể là một nhà Thông Thiên Học rất tốt, thuộc bên trong hay bên ngoài Hội, nhưng họ không phải là một nhà Huyền bí học. Tuy nhiên, không một ai có thể là nhà Huyền bí học chân chính và đồng thời lại không phải là một nhà Thông Thiên Học thực sự; nói cách khác, họ chỉ là người có tà thuật mặc dù họ ý thức được điều đó hay không ?



Vấn : Bạn giải thích như thế nghĩa là sao ?



Đáp : Tôi nói rằng một người Thông Thiên Học chân chính phải thực hành lý tưởng luân lý cao siêu nhất; họ phải cố gắng trực cảm sự đơn nhất của mình đối với toàn thể nhân loại, và phải luôn luôn làm việc cho sự ích lợi của đồng bào. Nhà Huyền bí học nào không xử sự như thế họ sẽ hành động vì quyền lợi cá nhân một cách ích kỷ, và một khi đã hoạch đắc được những quyền năng thực tiễn cao siêu hơn quyền năng của người thường, họ trở thành kẻ thù rất nguy hiểm hơn người thường đối với thế gian, cũng như đối với người xung quanh. Điều nầy thật là rõ ràng minh bạch.



Vấn : Phải chăng nhà Huyền bí học chỉ là người hoạch đắc được các quyền năng cao siêu hơn người thường?



Đáp : Họ còn hơn thế nữa, nếu thực sự họ là một nhà Huyền bí học thông thái và thực tiễn, chẳng phải về danh từ mà là do việc làm. Khoa học Huyền bí không như trong Bách khoa toàn thư đã trình bày “các khoa ảo tưởng của Thời Trung Cổ có liên quan đến tác động hoặc ảnh hưởng giả thuyết của các đức tính huyền bí, hoặc những quyền năng siêu nhiên như : Thần Thuật, Khoa Luyện Kim, Khoa Chiêu Hồn và Khoa Chiêm Tinh”. Đây là các khoa học thực sự , chân chính và rất nguy hiểm. Các khoa nầy dạy về quyền lực bí nhiệm của các sự vật trong thiên nhiên bằng cách phát triển những quyền năng còn “ tiềm tàng nơi con người “; chúng nó cung cấp những quyền năng vĩ đại cho người nào thực hiện được chúng hơn người thường. Ngày nay, khoa Thôi miên được truyền bá và trở thành mục tiêu của các sự sưu tầm khoa học rất nghiêm chỉnh; đây là một thí dụ điển hình. Sau khi được khoa Từ điện trị liệu chuẩn bị cho đường lối; thì quyền năng thôi miên đã được phát giác gần như là một sự ngẫu nhiên. Một nhà thôi miên tài ba có thể vận dụng quyền năng của mình theo ý muốn, họ có thể sai khiến một người cử động một cách vô ý thức và buồn cười, hoặc xúi họ phạm tội sát nhân hầu thay thế và làm lợi cho mình. Một quyền năng như thế không đáng khủng khiếp hay sao nếu nó bị rơi vào tay những kẻ tán tận lương tâm? Nhưng bạn nên nhớ rằng, Thôi Miên Học chỉ là một khoa hạ đẳng trong các khoa của Huyền bí học.



Vấn : Nhưng tất cả các khoa huyền bí như : thần thuật và phù thủy há chẳng được các chân linh trí thức và các nhà thông thái xem như là dư âm của sự mê tín, dốt nát thời xưa hay sao ?



Đáp : Xin bạn cho phép tôi lưu ý rằng, điều bạn quan sát là con dao hai lưỡi “các chân linh trí thức và các nhà thông thái”; trong dân gian có người xem Cơ Đốc giáo cũng như tất cả các tôn giáo khác là dư âm của sự mê tín, dốt nát. Mặc dù thế, bấy giờ người ta lại khởi sự tin tưởng vào khoa thôi miên; vài chân linh, cho đến những chân linh trí thức, nhất là họ tin tưởng vào Thông Thiên Học và các hiện tượng. Ngoài các nhà thuyết giáo và những người cuồng tín mù quáng, vậy ai trong số nầy sẽ thú nhận rằng họ tin tưởng vào Thánh Kinh? Và bạn nên ghi nhận sự sai biệt nầy: nếu có những người Thông Thiên Học rất tốt, rất thanh khiết, có khả năng tin tưởng vào những điều siêu nhiên, kể luôn những phép lạ thiêng liêng, thì không một nhà Huyền bí học vào lại tin tưởng như thế. Vì nhà Huyền Bí Học thực hành Thông Thiên Học rất khoa học; họ căn cứ vào sự hiểu biết chính xác và sự diễn tiến bí mật của Thiên Nhiên. Còn người Thông Thiên Học khi sử dụng các quyền năng được gọi là phi thường mà không nhờ sự soi sáng của Huyền Bí Học sẽ đi ngay vào hình thức đồng cốt rất nguy hại. Tuy họ vẫn tuân thủ theo Thông Thiên Học vì luân lý rất siêu việt, nhưng họ lại thực hành một cách vô ý thức, thúc đẩy bởi một đức tin chân thật nhưng mù quáng.

Người nào dù là nhà Thông Thiên Học hay Thần Linh Học đang cố gắng nghiên cứu một số các ngành của khoa học huyền môn, thí dụ như : Thôi miên học, Từ điện trị liệu cho đến việc tìm các phương thức bí mật phát sinh những hiện tượng vật lý ... mà vẫn chưa hiểu biết căn nguyên triết lý về các quyền năng nầy, thì người đó, chẳng khác nào một chiếc thuyền không lái, trôi giạt trên đại dương đang dao động phong ba.


Được sửa bởi Bánsamạc ngày Tue Jul 29, 2008 3:36 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Bánsamạc



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 249

Bài gửiGửi: Tue Jul 29, 2008 2:22 pm    Tiêu đề:

SỰ KHÁC NHAU GIỮA THÔNG THIÊN HỌC VÀ THẦN LINH HỌC



Vấn : Như vậy bạn không tin tưởng nơi Thần Linh Học hay sao ?

Đáp : Nếu bạn hiểu từ ngữ “Thần Linh Học” theo các nhà Thần Linh Học giải thích về vài hiện tượng phi phàm, thì chắc chắn rằng chúng tôi không tin như thế. Thật vạây, theo các nhà Thần Linh Học thì các sự biểu hiện nầy đều được phát sinh do các “Chân linh” của người thường hay của thân quyến, theo lời họ nói, đã từ giã cõi đời và còn trở lại đây để liên lạc với những người họ mến thương, hoặc giả có liên quan mật thiết. Đây là điều chúng tôi tuyệt đối từ khước. Chúng tôi xác nhận các chân linh của người chết không thể nào trở lại địa cầu, ngoại trừ trường hợp rất đặc biệt mà tôi sẽ bàn luận về sau. Họ cũng không thể liên lạc với người ở cõi trần trừ phi họ phải nhờ những phương tiện thuần chủ quan. Những gì hiện ra một cách khách quan chỉ là bóng ma của con người vật chất đã chết. Còn về Thần linh học tâm linh hay nói cách khác là “Tâm Linh “, thì chúng tôi tin tưởng hoàn toàn.



Vấn : Có phải bạn cũng phủ nhận các hiện tượng không?



Đáp : Chắc chắn không, trừ trường hợp cố ý gian lận.



Vấn : Bạn giải thích điều nầy như thế nào ?



Đáp : Bằng nhiều cách. Các nguyên do của sự biểu hiện về loại vừa kể không giản dị như các nhà Thần Linh Học tưởng nghĩ. Trước tiên, con ma ngoại cảnh (le deus ex machina) của những cái được gọi là “sự biểu hiện” thường là của cảm thể (thể viá) hoặc của nhị thể (thể phách) của đồng tử hoặc của một trong nhóm người đến dự. Cảm thể nầy cũng là tay sản xuất hoặc là động lực chủ động trong các sự biểu hiện một cách viết trực tiếp [10] hay theo “Davenport” v.v...



Vấn : Bạn nói “ thường “ vậy có cái chi phát sinh những biểu hiện khác nữa chăng?



Đáp : Việc nầy tùy theo tính chất của sự biểu hiện. Đôi khi là xác chết của cảm thể, của “vỏ cứng” (coques) của Kama-Loka (cảm dục giới) của những vật không còn hiện hữu nữa; có khi là các hành khí (Eùlémentaux). “Chân Linh” là một danh từ có nghĩa rộng rãi và không cố định. Thực sự chẳng hay các nhà Thần Linh Học hiểu nghĩa danh từ đó ra sao. Chúng tôi xin giả thiết rằng họ xác định các hiện tượng vật lý được phát sinh bởi Chân Ngã (Ego) tái sinh, “Cá thể tính” tâm linh bất tử. Và đây là một luận đề mà chúng tôi từ khước hoàn toàn. Cá thể tính ý thức của những bản thể tử vong không thể tự hiện hình ra được; nó cũng không thể rời bỏ lĩnh vực trí năng Thiên Đàng riêng biệt của nó để trở lại cõi giới khách quan tính trần gian.



Vấn : Tuy nhiên, có nhiều sự liên lạc nhận được từ các “chân linh”, chứng tỏ rằng không những có sự thông minh mà còn có sự hiểu biết về các sự kiện người đồng tử chưa từng tri thức bao giờ, và đôi khi còn xa lạ với tâm thức của người sưu tầm cũng như của tất cả người tham dự.



Đáp : Điều nầy không nhất thiết chứng tỏ rằng sự thông minh và hiểu biết mà bạn vừa nói lại thuộc vào các chân linh hoặc phát tỏa từ những linh hồn tử vong. Người ta được biết về trường hợp của những người mộng du, trong lúc xuất thần họ sáng tác âm nhạc, thi thơ và giải quyết được những bài toán mà họ chưa bao giờ học qua âm nhạc hay toán học. Nhiều người mộng du khác đã trả lời một cách hoạt bác các câu hỏi được đặt ra, và trong nhiều trường hợp, họ nói tiếng Hi-ba-lai (Hébreux), tiếng La-tinh, những ngôn ngữ mà họ hoàn toàn không hiểu biết trong lúc thức tỉnh. Tất cả điều vừa kể thể hiện trong trạng thái ngủ mê. Vậy, bạn còn cho rằng những điều đó là công trình của các “chân linh” nữa không ?



Vấn : Bạn giải thích việc nầy ra sao ?



Đáp : Chúng tôi xác nhận rằng do cái bản chất tinh túy của tia sáng thiêng liêng ẩn trong mọi người nên mới có sự đồng nhất và là một với Chân linh phổ quát, cái “Ngã” tâm linh của chúng ta thì toàn tri trên phương diện thực tế, nhưng nó không thể biểu hiện sự hiểu biết vì chúng bị cản trở bởi vật chất đối kháng. Nếu người ta càng giảm bớt trở ngại nầy; nói cách khác, nếu thể xác càng bị tê liệt về những gì có liên quan đến sự hoạt động tự do cùng tâm thức riêng biệt của nó như đã xảy ra trong giấc ngủ mê hoặc lúc xuất thần thâm sâu, hay trong cơn bệnh hoạn thì cái Ngã nội tâm có thể tự biểu hiện một cách toàn vẹn hơn trên cảnh giới vật chất. Đây là sự giải thích của chúng tôi về các hiện tượng rất kỳ diệu trên bình diện cao mà trí thông minh và sự hiểu biết tự phát lộ rõ ràng. Còn các sự biểu hiện trên bình diện thấp như hiện tượng vật lý, điều vô vị và chuyện phàm tục của các “Chơn linh” như thường thấy xảy ra, phải có nhiều thì giờ và giải thích trong nhiều chương hơn về các giáo huấn quan trọng nhất của chúng ta. Vả lại chúng tôi muốn xen vào tín ngưỡng của các nhà Thần Linh học hoặc của các tôn giáo khác. Chính những người tin tưởng vào “Chân linh”, mới có bổn phận chứng minh tín ngưỡng của họ. Hiện nay, tuy các thủ lãnh thông thái, minh mẫn nhất trong số những nhà Thần Linh học tin chắc rằng, các sự biểu hiện trên phương diện thượng đẳng được xảy ra do trung gian của các linh hồn tử vong, nhưng họ lại là những người đã thú nhận trước tiên rằng tất cả các hiện tượng đều không do Chân linh phát sinh. Và lần lần, chính họ phải nhìn nhận sự thật; trong khi chờ đợi chúng tôi không có quyền hay ý muốn cải cách họ theo thể thức nhìn thấy của chúng ta và điều nầy ít ra là, khi có các sự biểu hiện hoàn toàn tâm lý và tâm linh, chính chúng lại tin tưởng nơi sự liên lạc hổ tương giữa chân linh của người sống và chân linh của những cá thể tính tử vong.



Vấn : Như vậy bạn đã phủ nhận triết lý của Thần Linh Học ?



Đáp : Nếu bạn hiểu “triết lý” là các lý thuyết mơ hồ, chúng tôi từ khước hẳn thứ triết lý nầy. Nhưng thực sự Thần Linh Học không có triết lý, như các người bảo vệ thông minh và trang nghiêm nhất của nó đã từng nói. Chỉ có một chân lý chính yếu và rõ rệt mà họ giảng dạy – đó là các hiện tượng được phát sinh bởi các đồng tử dưới sự quan sát của những động lực và trí linh vô hình – không một ai muốn hay có thể phủ nhận chân lý nầy, trừ ra những người theo thuyết duy vật mù quáng thuộc “phái của Huxley”. Tuy nhiên, về triết lý của họ, bạn cho phép tôi kể ra điều mà nhà xuất bản thông thái của tập san Aùnh Sáng (Light) và cũng là người bảo vệ sáng suốt, tận tụy của Thần Linh Học đã nói về họ và về triết lý của họ. Đây là điều mà ông “M.A.Oxon”, một nhà Thần Linh Học hiếm có đã trở thành triết gia, viết về những gì liên quan đến sự thiếu tổ chức và mê tín mù quáng của các đồng môn của ông:

“Chúng ta nên cứu xét kỹ lưỡng điểm nầy vì nó rất quan trọng. Chúng ta kinh nghiệm, hiểu biết cách nào khiến cho mọi sự hiểu biết khác trở thành tương đối một cách vô nghĩa. Nhà Thần linh học bậc thường hay nổi giận đối với ai nghi ngờ sự đoán biết hoàn toàn của họ về tương lai cũng như về đời sống sắp tới một cách tuyệt đối. Nơi mà các người khác đã đưa hai bàn tay yếu ớt dò dẫm tương lai vô định trong khoảng tối tăm, thì họ lại tiến bước một cách dạn dĩ như người nắm được địa đồ và biết được con đường của những xứ mà họ đã đi qua. Nơi mà các người khác dừng lại và chỉ bằng lòng với một nguyện vọng tôn kính hoặc những giáo huấn của một tín ngưỡng di truyền, thì họ lại tự hào đã biết điều chi mà họ chỉ có thể tin tưởng mà thôi, họ còn tự kiêu rằng họ có thể thay thế bằng sự hiểu biết những tín ngưỡng mong manh chỉ căn cứ vào hy vọng. Họ tỏ ra độ lượng khi luận về các hi vọng mật thiết nhất của con người. Dường như họ muốn nói:”Anh chỉ biết hi vọng thôi về điều mà tôi có thể chứng minh được. Anh đã chấp nhận một tín ngưỡng theo truyền thống của điều mà tôi có thể dẫn chứng, bằng các phương pháp khoa học chính xác nhất. Các tín ngưỡng cổ càng ngày càng suy giảm, các anh hãy tách rời ra khỏi chúng, và hãy giữ cho được sự cách biệt. Chúng chứa đựng bao nhiêu điều dối trá cũng như chân lý. Chỉ lúc nào xây cất được nền móng vững chắc trên các sự kiện đáng tin cậy, anh mới có thể dựng lên được một tòa nhà bền vững. Từ mọi hưóng, người ta nhận thấy các tín ngưỡng cổ sụp đổ. Hãy ra khỏi chúng, nếu anh muốn thoát mọi nguy cơ. “ Nhưng nếu ta nhìn kỹ con người nầy và muốn biết giá trị thực sự của họ ra sao, ta sẽ thấy họ khá kỳ dị, nhưng lại thất vọng nhanh chóng. Họ tin tưởng chắc chắn các ý tưởng riêng biệt của họ, cho đến đổi không còn chịu khó thăm dò phương thức do những nhà tư tưởng khác giải thích về các sự kiện mà họ đã chấp nhận. Sự minh triết của các thời đại đã qui về việc giải thích điều mà họ xem như đã được chứng minh nhưng không bao giờ lại lưu ý đến các việc sưu tầm. Họ cũng không hoàn toàn đồng ý với các anh em của họ là những ngưởi Thông Thiên Học. Đó là lời thuật lại về câu chuyện của một bà xứ Ecosse; bà nầy, phối hợp với chồng lập thành một “giáo đường”. Họ chỉ có riêng chiếc chìa khóa của Thiên quốc, hay nói đúng hơn là chỉ riêng mỗi mình bà là có được chíếc chìa khóa nầy, bởi bà không “hoàn toàn tin chắc nơi sự được cứu rỗi của Jamie”. Cũng giống như thế, nhiều môn phái phân chia và còn phân chia ra nữa các nhà Thần Linh Học “không hoàn toàn tin chắc” nơi sự cứu rỗi. Kinh nghiệm cộng đồng của nhân loại đồng thanh tuyên bố sự hợp quần làm thành sức mạnh và chia rẽ là nguồn gốc của sự yếu đuối, thất bại. Nếu được huấn luyện và kỹ thuật hóa một cách vững chắc, thì một đám quân hỗn tạp sẽ trở thành một đạo quân nghiêm chỉnh, và mỗi người có thể đương cự với hàng trăm người thiếu kỷ luật. Tất cả mọi địa hạt thuộc phạm vi sinh hoạt của nhân loại, nếu được tổ chức, sẽ mang đến sự thành công, tiết kiệm thì giờ, việc làm, và là nguồn cội của điều lợi ích cũng như sự tiến bộ. Thiếu phương pháp, kế hoạch, công việc sẽ không được điều khiển và các cố gắng thiếu trật tự bị lung lạc, chỉ đem lại nhiều rắc rối thảm thương. Tiếng nói của nhân loại chứng minh chân lý đó. Nhà Thần Linh Học có chấp nhận sự kiện nầy chăng và họ có muốn thích hợp với các hiệu quả đó chăng? Chắc hẳn không. Họ không muốn có sự tổ chức, chính họ là luật lệ riêng biệt, và họ cũng là một cái gai nhọn đâm vào bên hông của người đồng chủng. Aùnh Sáng (Light), ngày 22 tháng sáu, năm 1889”.



Vấn : Người ta đã nói với tôi rằng Hội Thông Thiên Học được sáng lập vào lúc ban sơ, với mục đích dẹp tan Thần Linh Học và tín ngưỡng về sự thường tồn của cá thể tính con người?



Đáp : Người ta đã chỉ dẫn bạn không đúng, vì tất cả tín ngưỡng của chúng tôi được căn cứ vào cá thể tính bất tử nầy. Nhưng bạn đã lầm lẫn về phàm ngã tính với cá thể tính như bao nhiêu người khác. Các nhà tâm lý học Tây phương của bạn dường như không thiết lập được sự phân biệt rõ rệt giữa hai danh từ nầy. Tuy nhiên, chính sự sai biệt đó cung cấp chiếc chìa khóa cho sự thông hiểu về triết lý Đông phương và nó là nguồn cội của sự dị biệt giữa các giáo huấn Thần linh học và Thông Thiên Học. Tôi phải tuyên bố nơi đây, dù có khiêu khích thêm sự thù nghịch của vài nhà Thần Linh Học, chính Thông Thiên Học thực hiện được Thần Linh Học thực sự, thuần khiết và không làm lẫn lộn, còn học phái thời đại được dân chúng thực hành ngày nay và được gọi dưới danh từ đó, chỉ đơn giản là duy vật thuyết siêu việt mà thôi.



Vấn : Bạn hãy giải thích rõ ràng hơn các ý tưởng của bạn về vấn đề nầy.



Đáp : Tuy rằng các giáo lý của chúng tôi nhấn mạnh về tính đồng nhất giữa Chân linh và Vật chất, chúng tôi xin nói Chân linh chỉ là Vật chất tiềm tàng (matière potentielle), và Vật chất lại giản dị là Chân linh được kết tinh cũng như nước đá cục không chi khác hơn là hơi nước đông đặc lại, chúng tôi duy trì danh từ Chân linh chỉ có thể áp dụng cho cá thể tính thực sự, vì chưng điều kiện nguyên thủy và vĩnh cửu của toàn thể không phải là chân linh, mà là siêu chân linh (méta-esprit) sự biểu hiện từng định kỳ chỉ đơn giản là vật chất hữu hình và cứng đặc.



Vấn : Nhưng làm sao phân biệt được “cá thể tính thực sự” nầy với cái “ Ta” hay “Chân Ngã” (Ego) mà chúng ta đều ý thức ?



Đáp : Trước khi tôi có thể trả lời bạn, chúng ta nên chấp nhận ý nghĩa tặng cho chữ “Ta” hoặc “Chân Ngã”. Chúng tôi phân biệt giữa sự kiện đơn giản của cái thức tâm hữu ngã với tình cảm suông: “Tôi là Ngã” và ý tưởng phức tạp hơn. “Tôi là ông Smith hay bà Brown”. Sự phân biệt nầy là cái trục trung ương mà xung quanh đó lại tiến triển ý tưởng của một loạt các kiếp sinh ra hoặc tái sinh cho chính một Chân Ngã; chúng tôi tin nơi ý tưởng nầy. Bạn thấy rằng ông Smith tượng trưng thật sự cho một dọc dài về các kinh nghiệm hằng ngày chúng ta được liên kết chung bởi sợi dây của ký ức, làm thành như thế cái mà “ông Smith gọi chính là ông”. Nhưng không một cái nào trong các “kinh nghiệm” đó lại thực sự cấu thành cái “Ngã” hoặc “Chân Ngã”, và chúng cũng không cung cấp cho “ông Smith” cảm giác là chính ông, vì ông quên lãng phần lớn những kinh nghiệm hằng ngày của mình, và chúng chỉ cung cấp cho ông cái cảm giác về Chân ngã tính (Egoité) ngày giờ nào chúng còn duy trì. Thế nên chúng tôi, những người Thông Thiên Học thiết lập một sự phân biệt giữa cái kết tinh “kinh nghiệm” nầy, mà chúng tôi gọi là phàm ngã tính giả tạo (fausse personnalité) (tại vì nó hạn định và giả tạm), và yếu tố nầy trong con người đã cho họ cái cảm giác:”tôi là ngã”. Chính cái “tôi là ngã” nầy mà chúng tôi gọi là cá thể tính thực sự; và chúng tôi nói rằng”Chân Ngã” hay cá thể tính giống như một kép hát đóng nhiều vai trên sân khấu cuộc đời. Chúng ta hãy gọi mỗi đời sống mới của chính một “Chân Ngã” trên địa cầu là một tuồng hát trên sân khấu. Vào một buổi chiều, một kép hát, hay “Chân Ngã” xuất hiện trong vai tuồng “Macbeth”, một buổi chiều khác, họ đóng vai “Shylock” và một chiều thứ ba, họ là “Roméo”, một buổi chiều thứ tư họ là “Hamlet hoặc vị vua “Lear”, và cứ tiếp tục như thế, cho đến khi họ đã trải qua tất cả chu kỳ các kiếp nhục hóa. Chân Ngã khởi sự cuộc hành hương về đời sống của nó dưới hình thức là một trẻ nghịch ngợm “Ariel” hay một “Puck”; họ đóng vai một người phụ kịch, một tên lính, một nô bộc, hoặc một người của ban hợp ca; kế tiếp họ được thăng chức và đóng các “vai đàm thoại”, những vai trò khi thì quan trọng, khi lại vô nghĩa cho đến lúc mà họ rút lui khỏi sân khấu với tư cách của “Prospero”, nhà thuật sĩ.



Vấn : Tôi hiểu rồi, bạn nói rằng cái Chân ngã thực sự nầy không thể nào trở lại trái đất sau khi chết. Nhưng người kép hát, nếu còn giữ ý nghĩa về cá thể tính của mình, không thể nào được tự do để trở lại sân khấu trong những vai trò lúc xưa, nếu họ muốn sao ?



Đáp : Chúng tôi xin trả lời rằng không, bởi vì sự trở lại địa cầu như thế sẽ không thích hợp với trạng thái phúc lạc thanh khiết và vô nhiễm sau sự chết, như tôi sẵn sàng chứng minh. Chúng tôi nói rằng con người chịu đựng quá nhiều đau khổ bất công trong đời sống do lỗi lầm của các người mà họ có dịp cộng tác, do hoàn cảnh của họ, cho nên chắc chắn họ có quyền hưởng sự nghỉ ngơi, yên lặng toàn hảo, nếu không nói là phúc lạc, trước khi gánh vác lại công việc nặng nhọc của cuộc đời. Nhưng chúng ta có thể bàn luận lại các chi tiết về vấn đề đó sau nầy.



VÌ SAO THÔNG THIÊN HỌC ĐƯỢC CHẤP NHẬN ?



Vấn : Tôi hiểu bạn đến một mức nào đó thôi, và tôi thấy các giáo huấn của bạn rất phức tạp; chúng có phần siêu hình nhiều hơn Thần Linh Học hay tư tưởng của các tôn giáo thường. Bạn có thể cho tôi biết rõ vì sao hiện nay học phái Thông Thiên Học mà bạn giáo huấn lại gây ra biết bao sự chú ý cũng như oán ghét ?



Đáp : Tôi nghĩ có nhiều lý do về việc đó và có ghi lại vài điều :

1)- Các giáo sư khoa học đã phản ứng mạnh mẽ với lý thuyết duy vật của họ hiện nay.

2)- Sự bất mãn tổng quát gây ra bởi Thần học giả tạo của các giáo đường Cơ Đốc khác nhau và do các môn phái mâu thuẩn nhau càng ngày càng gia tăng.

3)- Sự nhận thức tăng trưởng con người bởi lối phát biểu tín ngưỡng khác biệt chẳng những chúng thiếu sự hòa hợp mà còn mâu thuẫn nhau rõ rệt. Vậy, không thể là sự thật được, và hy vọng nào không được kiểm soát không thể là thực tại được. Sự ngờ vực tự nhiên nầy do các tôn giáo đã ước định, dẫn khởi và còn tăng trưởng khi người ta quan sát sự bất lực toàn vẹn của chúng trong việc giữ gìn luân lý và thanh lọc xã hội., quần chúng. Tín ngưỡng của nhiều người, và sự hiểu biết của một số ít cho rằng phải có đâu đây một học phái triết lý hay tôn giáo thật khoa học chớ không thể chỉ hoàn toàn thuần lý. Cuối cùng, có lẽ nên tìm đức tin nơi học phái mà các giáo huấn của nó có tính cách tiền sự hơn là tín ngưỡng của thời đại.



Vấn : Nhưng tại sao học phái nầy lại được công bố đúng vào thời đại chúng ta ?



Đáp : Vì lúc bấy giờ xét ra thuận tiện như đã được chứng minh bởi sức cố gắng của bao nhiêu sinh viên đứng đắn để đi đến sự phát hiện Chân lý với bất cứ giá nào, và bất cứ nơi nào nó bị che lấp. Do đó các nhà bảo thủ Chân lý được cho phép tiết lộ vài điều. Nếu sự thành lập Hội Thông Thiên Học để trể lại vài năm, thì phân nửa số dân tộc văn minh sẽ trở thành duy vật quá mức, và phân nửa số dân tộc kia sẽ trở thành người của thần nhân đồng hình thuyết [11] và của hiện tượng luận [12].



Vấn : Có nên xem Thông Thiên Học như một sự tiết lộ không ?



Đáp : Không nên, ngay đến ý nghĩa về sự biểu lộ mới mẽ và trực tiếp phát tỏa từ các Đấng Cao Cả siêu phàm hoặc siêu nhân loại; nhưng chúng ta chỉ nên xem nó với ý nghĩa của sự “tiết lộ” các Chân lý cổ – rất cổ – cho những người mãi đến nay chưa từng biết chúng cũng như chưa am tường sự hiện tồn và bảo thủ của một tri thức cổ thời..



Vấn : Bạn vừa nói đến sự “ngược đãi” nếu chân lý đúng như Thông Thiên Học đã trình bày vì sao nó lại gặp bao nhiêu sự chống đối, và người ta cũng không chấp nhận nó cách tổng quát hơn ?



Đáp : Có nhiều lý do khác nhau, trong sôù đó, chúng ta nên nói đến lòng oán ghét của nhiều người đối với việc được gọi là sự “cải cách”. Tính ích kỷ rất bảo thủ và không thích ai phá rầy sự yên lặng. Nó thích sự dối trá dễ dàng và thoải mái miễn sao sự dối trá nầy không quá đáng hơn là một đại Chân lý đòi hỏi phải hi sinh hạnh phúc. Động lực trì độn của trí năng thật lớn lao đối với điều chi không hứa hẹn tức khắc một lợi lộc hay ban thưởng nào. Trước hết thời đại chúng ta không được tinh thần hóa và chủ động. Vả lại, ta nên cứu xét về tính cách ít quen thuộc của các giáo huấn Thông Thiên Học, về bản tính phức tạp, khó hiểu của nó và đôi khi còn trình bày ngược lại cách giải thích dài dòng mà các giáo phái thường vướng phải, và cách giải thích sau đã làm suy bại ngay cả sự tín ngưỡng bình dân. Nếu chúng ta thêm vào đó, sức cố gắng cá nhân và sự tinh khiết quan trọng trong đời sống mà ta bắt buộc những ai muốn trở thành môn đệ của nhóm bên trong phải tuân thủ. Kế đến, một ít người mà qui tắc luân lý được kêu gọi đến thì lại thiếu hẳn sự quên mình, vị tha; bạn sẽ thấy rõ lý do Thông Thiên Học tiến triển quá chậm chạp và cực nhọc. Đây chính là triết lý của những người đau khổ, họ đã mất hết hi vọng tự giải thoát khỏi cảnh bùn nhơ của cuộc đời bằng các phương tiện khác. Hơn nữa, lịch sử của bất cứ hệ thống tín ngưỡng hay luân lý nào đều chứng minh cho chúng ta thấy, lúc sơ khởi đều bị ngăn trở bởi mọi chướng ngại do óc bảo thủ và ích kỷ của con người đề xướng : “chiếc vương miện của nhà cải cách quả thật có nhiều gai”. Sự phá vỡ các ngôi nhà cũ kỹ, rêu phong chẳng phải không nguy hiểm.



Vấn : Tất cả điều bạn vừa trình bày có liên quan nhiều hơn với luân lý và triết lý của Hội Thông Thiên Học. Bây giờ bạn có thể cho tôi một ý niệm tổng quát về chính Hội Thông Thiên Học, về mục đích và các điều lệ của Hội không ?



Đáp : Người ta không bao giờ giữ chúng bí mật. Bạn cứ hỏi và bạn sẽ được giải đáp.



Vấn : Nhưng tôi có nghe rằng chúng bị liên kết bởi lời thệ nguyện ?



Đáp : Chỉ trong nhóm nội môn hoặc Bí truyền (Esotérique) mà thôi.



Vấn : Tôi cũng có nghe nói rằng, vài hội viên, khi ra khỏi Hội, lại nghĩ mình không còn bị ràng buộc với lời thệ nguyện mà họ đã cam kết. Vậy, họ có lý không ?



Đáp : Điều nầy chứng tỏ ý niệm về vấn đề danh dự của họ thật bất toàn. Làm thế nào họ có lý được ? Trong tập san Thông Thiên Học (Path: con Đường Đạo), được xuất bản tại Nữu-Ước có trình bày về vấn đề nầy như sau:

“Giả sử có một binh sĩ bị cáo không giữ đúng lời thệ nguyện và đã vi phạm kỷ luật, do đó anh bị giáng cấp. Tức giận vì sự trừng phạt mà anh phải gánh chịu, và anh cũng biết trước sự trừng trị như thế nào rồi. Để trả thù vị chỉ huy của mình, quân nhân này đi thông đồng với giặc và cung cấp những tin tức. Anh trở thành tên gián điệp và là một binh sĩ phản bội. Anh nghĩ rằng sự trừng phạt giải kết lời thệ nguyện phải trung thành với nguyên nhân mà anh phục vụ”.

Bạn nghĩ họ có quyền làm như thế không? Họ có đáng được coi như một kẻ vô liêm sĩ, một người hèn nhát không?



Vấn : Tôi tưởng đáng thật, nhưng phải chăng có nhiều người lại suy nghĩ khác hẳn?



Đáp : Không hề chi. Nếu bạn muốn, chúng ta sẽ bàn lại vấn đề nầy.
Về Đầu Trang
Bánsamạc



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 249

Bài gửiGửi: Tue Jul 29, 2008 3:50 pm    Tiêu đề: CHƯƠNG III

PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH CỦA HỘI THÔNG THIÊN HỌC.

CÁC MỤC ĐÍCH CỦA HỘI.



Vấn : Các mục đích của Hội Thông Thiên Học ra sao ?



Đáp : Khởi thủy, Hội có ba mục đích:

1. Thành lập một trung tâm Huynh Đệ Đại Đồng giữa nhân loại không phân biệt sắc tộc, màu da, hoặc tín ngưỡng.

2. Khuyến khích sự nghiên cứu các kinh sách Aryen và các kinh sách khác, cũng như các tôn giáo và các khoa học trên thế giới; chứng minh sự quan trọng về văn chương cổ Á-Châu nhất là triết lý Bà-la-môn, Phật giáo và Bái-hỏa giáo;

3. Tìm hiểu sâu sa tất cả những trạng thái huyền bí ẩn tàng của Thiên Nhiên, đặc biệt nhất là các quyền năng tâm lý và tâm linh tiềm tàng trong con người. Ba mục đích chính yếu của Hội Thông Thiên Học được trình bày tổng quát như thế.



Vấn : Bạn có thể cho tôi biết các điều chỉ dẫn rành rẽ hơn nữa không ?



Đáp : Chúng tôi có thể phân chia ba mục đích nầy ra nhiều mệnh đề thật rõ ràng vì chưng chúng rất cần thiết cho sự giải thích chính xác.



Vấn : Chúng ta hãy khởi sự tìm hiểu mục đích đầu tiên. Bạn dùng phương pháp nào để gợi tình Huynh Đệ nơi các dân tộc mà tôn giáo, tập quán, tín ngưỡng và cách suy tưởng lại khác biệt nhau như người ta đã biết ?



Đáp : Xin bạn cho phép tôi nói thêm về điều dường như bạn không muốn trình bày. Người ta được biết trừ hai di tích về chủng tộc, người theo Bái Hỏa giáo (Persis) và người Do-Thái (Juif), không những chống đối lẫn nhau mà còn bị nguy cơ về nạn phân chia nội bộ nữa. Đặc biệt trường hợp của các quốc gia Cơ Đốc được gọi là văn minh tân tiến. Vậy vì sao bạn lại ngạc nhiên, và phải chăng mục đích thứ nhứt của chúng tôi có vẻ là một ảo tưởng ?



Vấn : Đúng thế ! Nhưng bạn sẽ làm gì để chỉnh đốn điều đó ?



Đáp : Tôi không phủ nhận sự kiện đó. Nhưng điều cần thiết tôi phải trình bày nhiều về việc loại bỏ các nguyên do khiến cho tình Huynh Đệ Đại Đồng trở thành một ảo tưởng trong hiện tại.



Vấn : Theo ý bạn, các nguyên do đó ra sao ?



Đáp : Trước tiên, do tánh ích kỷ bẩm sinh của nhân loại. Tánh ích kỷ nầy thay vì bị bứng tận gốc, lại được tăng cường và kích thích hằng ngày đến đổi nó trở thành một thứ tình cảm man rợ, bất khả kháng do sự giáo dục của tôn giáo lúc bấy giờ, lối giáo dục nầy có khuynh hướng không những khích lệ tình cảm nói trên, mà còn bào chữa cho nó nữa. Quan niệm về điều phải và điều quấy của chúng ta hoàn toàn bị sai lạc do sự chấp nhận ý nghĩa Thánh Kinh Do-Thái (Bible juive). Mọi sự hi sinh, đầu đề cho các giáo lý từ ái của Đức Jésus, chỉ trở thành một đề tài lý thuyết để được hùng biện trình bày trên diễn đàn thôi. Trái lại các câu châm ngôn về tánh ích kỷ thực hành của Thánh Kinh Moise, mà Đức Christ đã từng bài bác bằng những lời giảng dạy không hiệu quả lại tự đâm chồi mọc rễ trong đời sống của các quốc gia Tây Phương. “Dĩ oán, báo oán” (oeil pour oeil, dent pour dent), là câu châm ngôn luật pháp đầu tiên của các anh.Vậy, tôi mạnh dạn tuyên bố rằng, chỉ nhờ Thông Thiên Học mới có thể bứng tận gốc Giáo lý nầy, và bao nhiêu Giáo lý khác cũng tàn ác như thế.



NGUỒN CỘI CHUNG CỦA CON NGƯỜI



Vấn : Xin bạn cho biết vì sao ?



Đáp : Chứng minh giản tiện nhứt là dựa vào luân lý, triết lý, siêu hình học và cả khoa học:

a/- Tất cả mọi người đều cùng chung một nguồn cội tâm linh và vật chất, đây là giáo huấn chính yếu của Thông Thiên Học.

b/- Vì nhân loại đều đích thật cùng chung một tinh túy duy nhất, tinh túy nầy là một, vô cùng vô tận, không sáng tạo và hằng cửu, dù chúng ta có dùng danh từ Thượng Đế hay Tạo Hóa cũng vậy. Do đó, không có cái chi có thể cảm nhiễm một quốc gia hoặc một người, mà đồng thời lại không cảm nhiễm tất cả các quốc gia và các người khác. Điều nầy cũng chắc chắn và rõ ràng như việc làm rơi một viên đá xuống hồ, tất nhiên sớm muộn gì viên đá cũng làm nước trong hồ chuyển động.



Vấn : Đây không phải là lời giáo huấn của Đức Christ, mà là một quan niệm về phiếm thần luận đúng hơn.



Đáp : Bạn lầm lẫn rồi. Trái lại, tư tưởng nầy lại thuần lý Cơ Đốc, nhưng không thuộc Do Thái Giáo, vì thế các quốc gia tuân theo Thánh Kinh có lẽ không thích tìm hiểu các tư tưởng đó.



Vấn : Một sự tố giác như thế thật bất công và quá bao quát. Dựa vào đâu bạn đề xướng một chứng cứ như vậy ?



Đáp : Các chứng cứ của tôi vừa với tầm hiểu biết. Người ta nói Đức Christ dạy: “Các ngươi hãy thương lẫn nhau” và “Hãy thương kẻ thù nghịch của ngươi”; “vì chưng nếu ngươi chỉ thuơng yêu những người mà ngươi ưa thích thì còn có chi xứng đáng nữa? Các người Publicains [13] há không làm như thế chăng? Và, nếu ngươi cứ đón tiếp các bạn bè, anh em ngươi, thì ngươi có làm chi khác lạ hơn đâu? Các người Publicains há không làm như thế sao? “ Đó chính là những lời của Đức Christ. Trong Khởi Nguyên Thuyết (Genèse) (IX,25 có nói “Chanaan hãy bị nguyền rủa! Chanaan là tôi tớ cho những người phụng sự các anh em của mình”. Đây là lý do vì sao các người theo Cơ Đốc Thánh Kinh ưa thích luật của Moise hơn luật bác ái của Đức Christ. Họ thích Cựu Ước kinh vì nó thỏa mãn mọi tình cảm; các luật lệ có tính cách xâm chiếm, thôn tính và áp chế đối với các dân tộc mà họ cho còn thấp kém. Biết bao trọng tội mà họ phạm phải vì tin tưởng và bản văn thâm hiểm (nếu được hiểu theo nghĩa đen) của Khởi Nguyên Thuyết! Chỉ nhờ lịch sử mới có thể cho ta một ý niệm, tuy rất xa thực tế.



Vấn : Tôi có nghe bạn nói rằng đồng nhất tính về nguồn cội vật chất của chúng ta được chứng minh bởi khoa học, và đồng nhất tính về nguồn cội tâm linh lại do Tôn giáo Minh Triết. Tuy nhiên các người theo học phái Darwin không chứng tỏ được tình Huynh Đệ đậm đà.



Đáp : Hoàn toàn đúng; và chính điều nầy chứng tỏ sự thiếu sót của các học phái duy vật, và chứng minh các nhà Thông Thiên Học có lý. Đồng nhất tính về nguồn cội vật chất không lay chuyển được các tình cảm cao thượng nhất và sâu xa nhất của con người. Vật chất bị thiếu linh hồn và chân linh, nghiã là tinh túy thiêng liêng của nó không thể trực chỉ vào tâm nhân loại; nhưng chỉ có sự đồng nhất tính của linh hồn và chân linh, nghĩa là của con người thực sự và bất tử, như Thông Thiên Học đã trình bày; một khi đã được chứng minh và đã thành lập vào tâm của ta rồi, sẽ dẫn dắt chúng ta tiến rất xa trên con đường thiện tâm, thiện ý, xây dựng tình huynh đệ thực sự.



Vấn : Nhưng làm như thế Thông Thiên Học giải thích được nguồn cội chung của nhân loại không ?



Đáp : Bằng cách chỉ dẫn rằng cội rễ của tất cả bản chất khách quan và chủ quan, cũng như của tất cả cái chi hiện có trong vũ trụ hữu hình và vô hình, đều đang là, đã là và luôn luôn là một tinh túy tuyệt đối, mà từ đó mọi vật phát tỏa ra và lại phải quay trở về. Triết lý Aryen là thế, và nó chỉ được tượng trưng hoàn toàn trong các môn phái Vệ-Đà và Phật giáo mà thôi. Với mục tiêu được hướng đến nầy, đây là bổn phận của tất cả các nhà Thông Thiên Học ở mọi xứ phải giúp đỡ bằng các phương tiện thực tiễn, để phát triển đường lối giáo dục không môn phái ( l’éducation non-sectaire).



Vấn : Vậy qui tắc của Hội Thông Thiên Học khuyên bạn nên thực thi như thế nào? Tôi muốn nói trong phạm vi vật chất .



Đáp : Để khêu gợi tình huynh đệ giữa các quốc gia, chúng ta phải giúp đỡ sự giao dịch quốc tế trên phương diện nghệ thuật, và các sản phẩm lợi ích trở thành tổng quát hơn. Phải giúp đỡ bằng lời khuyên bảo, bằng tất cả các tin tức mà chúng ta có thể cung cấp, và bằng sự hợp tác với các người có thiện chí cũng như với tất cả mọi công việc (miễn là, theo như các điều lệ đã ghi thêm, Hội hoặc các “Hội viên” phục vụ nhưng không lãnh một lợi lộc nào”). Để trình một trường hợp điển hình, thí dụ sự tổ chức của Hội do ông Edouard Bellamy mô tả trong tác phẩm trác tuyệt “Một trăm năm sau”. Ông trình bày rất kỳ diệu về ý niệm Thông Thiên Học trở thành bước đầu tiên để tiến đến sự thực hiện hoàn hảo tình huynh đệ đại đồng. Trạng thái sự việc mà ông diễn tả khó có thể thực hiện vì thiếu thiện chí bởi tính ích kỷ vẫn còn, và vẫn tác động nơi tâm con người. Nói một cách tổng quát thì tính ích kỷ và cá nhân chủ nghĩa đã bị ý niệm cộng đồng trách nhiệm và tình huynh đệ tương trợ đánh bại, và kế hoạch về đời sống mà ông trình bày đã làm suy giảm phần nào các nguyên do có khuynh hướng sáng tạo và tăng cường tính ích kỷ.



Vấn : Vậy thì, với tính cách là người Thông Thiên Học, bạn sẽ tham gia và cố gắng thực hiện một lý tưởng như thế chăng ?



Đáp : Chắc chắn như vậy, chúng tôi đã từng chứng minh bằng hành động. Bạn có biết về các câu lạc bộ và đảng phái quốc gia được sáng lập lại Mỹ-Châu kể từ lúc tác phẩm của ông Bellamy được xuất bản không ? Chúng tự minh định một cách rõ rệt, và sau nầy càng ngày càng phát hiện chính xác hơn. Vậy, các câu lạc bộ và đảng phái đó đã được các nhà Thông Thiên Học thành lập. Một trong các câu lạc bộ đầu tiên, câu lạc bộ quốc gia tại Boston (Massachussets), mà vị Chủ-tịch và Tổng Thư ký là nhà Thông Thiên Học, và phần đông hội viên câu lạc bộ cũng là hội viên Hội Thông Thiên Học. Việc thành lập các câu lạc bộ và đảng phái kể trên, chứng minh rõ ràng ảnh hưởng của Thông Thiên Học và của Hội Thông Thiên Học, vì tình Huynh Đệ giữa nhân loại như Giáo lý nầy đã dạy được dùng làm căn bản và nguyên tắc chính yếu. Tuyên ngôn về các nguyên tắc có đoạn: “Nguyên tắc về Tình Huynh Đệ giữa Nhân loại là một trong các chân lý vĩnh cửu, nguyên tắc nầy điều khiển sự tiến bộ của thế gian, tùy theo đường lối chúng phân biệt bản tính của nhân loại với loài thú “. Có cái chi thực sự Thông Thiên Học hơn điều đó không? Nhưng cũng chưa đủ. Điều cần thiết là phải làm sao thâm nhập vào con người ý niệm, nếu nguồn cội của nhân loại là một thì cần có một chân lý duy nhất tự biểu lộ trong tất cả các tôn giáo khác nhau – ngoại trừ trong Do Thái Giáo vì không ai thấy chân lý nầy được trình bày trong Bí Thuật Giáo (Cabale).



Vấn : Có thể bạn hữu lý về những điều liên quan đến nguồn cội chung của các tôn giáo. Nhưng làm thế nào áp dụng tình Huynh Đệ trên cõi đời vật chất nầy?



Đáp : Trước tiên, tôi xin nói về điều chi có thật trên cõi giới siêu hình cũng phải có thật trên cõi giới vật chất. Kế đến, không có cái chi phát sinh nhiều oán thù và chiến đấu hơn là sự dị biệt về tôn giáo. Khi một môn phái tự tin rằng mình là sở hữu chủ của chân lý tuyệt đối, thì đương nhiên cũng cho rằng các tôn giáo khác dễ bị sai lạc hoặc Aùm Aûnh.

Người ta có thể chỉ cho đồng loại nhìn thấy, không một giáo phái nào chíếm được trọn cả chân lý, nhưng trái lại tất cả các môn phái tự bổ túc lẫn nhau, và trong các giáo lý phối hợp lại, người ta mới tìm thấy được chân lý trọn vẹn, lẽ dĩ nhiên sau khi đã loại trừ những giáo lý sai lầm; như thế thì tình Huynh đệ thực sự về tôn giáo sẽ được thiết lập. Một lý luận như thế được áp dụng cho thế giới vật chất.



Vấn : Xin bạn cứ tiếp tục giải thích.



Đáp : Chúng ta hãy lấy một thí dụ: một cây gồm có: rễ, thân cây, nhiều cành và lá. Nhân loại được xem như thế một cách bao quát và họp thành một thân phát xuất từ cội rễ tâm linh; giống như vậy, thân cây có thể được xem như là góp phần vào sự đơn nhất của cây. Nếu người ta làm hư hại thân cây, dĩ nhiên mỗi cành, mỗi lá phải bị ảnh hưởng lây. Nhân loại cũng thế ấy.



Vấn : Vâng, nếu bạn phá hư một lá hoặc một cành, bạn không làm hư trọn cả cây sao ?



Đáp : Bạn nghĩ rằng khi gây hại cho một người, bạn không gây hại cả nhân loại hay sao? Làm thế nào bạn có thể hiểu được việc đó? Bạn có biết chăng khoa học duy vật dạy rằng một sự hư hại nhỏ gây ra cho cây có thể ảnh hưởng tất cả diễn trình của sự tăng trưởng và của các sự phát triển tương lai của nó? Sự đồng nhất là hoàn hảo, và chính bạn mới lầm lạc. Tuy nhiên, nếu bạn không lưu ý trọn cả thân thể chịu ảnh hưởng về một ngón tay bị dao cắt đứt, và dấu cắt này tác động vào trọn cả thân thể nhắc nhở cho bạn nhớ rằng có nhiều định luật tâm linh khác tác động cho thảo mộc, thú vật cũng như nhân loại; nhưng có lẽ bạn sẽ từ khước sự hiện tồn của các định luật nầy, vì bạn không chịu nhìn nhận ảnh hưởng của chúng đối với thảo mộc và thú vật.



Vấn : Bạn giảng giải về các định luật nào?



Đáp : Chúng tôi gọi là: các định luật Nhân Quả. Nhưng bạn không hiểu được ý nghĩa trọn vẹn của nó, nếu bạn không nghiên cứu Huyền Bí Học. Tuy nhiên, thực sự lý luận của tôi được căn cứ vào sự đồng nhất của cây, chớ không giả thuyết về sự hiện tồn của các định luật. Bạn hãy phát triển ý tưởng nầy, bạn hãy áp dụng nó một cách tổng quát, và bạn sẽ thấy trong triết học chân chính mọi hành động vật chất đều nhất thiết kéo theo một hậu quả luân lý và vĩnh cửu. Nếu bạn làm hại một người bằng cách gây ra cho họ một điều đau đớn vật chất và có lẽ bạn nghĩ rằng sự đau đớn đó không thể lan truyền qua người lân cận hoặc cho những người thuộc các quốc gia khác. Trái lại, chúng tôi xác nhận rằng, với thời gian, hiệu quả đó sẽ phát sinh. Vì thế chúng tôi xin xác nhận tình cảm huynh đệ do những nhà Đại Cải Cách thuyết giảng và nhất là do Đức Phật và Đức Jésus, chỉ có thể thực hiện được tại địa cầu ngày giờ nào con người hiểu biết và chấp nhận như một chân lý xác định (vérité axiomatique) sự việc người ta không thể gây hại cho một người mà đồng thời lại không gây hại cho chính họ, và cuối cùng còn gây hại cho nhân loại.
Về Đầu Trang
Bánsamạc



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 249

Bài gửiGửi: Tue Jul 29, 2008 3:52 pm    Tiêu đề:

NHỮNG MỤC ĐÍCH KHÁC CỦA CHÚNG TÔI


Vấn : Bây giờ xin bạn giải thích cho tôi biết, bạn định thực hiện mục đích thứ nhì của bạn bằng cách nào?

Đáp : Bằng cách sưu tầm cho thư viện của Trung Tâm Thông Thiên Học tại Adyar-Madras (và do trung gian của Hội viên các Xứ Bộ cho những thư viện địa phương của họ) tất cả các tác phẩm hay mà chúng tôi có thể tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới; bằng cách phổ biến những tài liệu chính xác về triết lý, về truyện tích truyền khẩu, và các thánh truyện cổ, bằng cách truyền bá với tất cả mọi phương tiện thực hành như : phiên dịch, xuất bản những tác phẩm đặc biệt có giá trị, cũng như sưu tập, ghi chép bình luận những loại đề tài hoặc khẩu huấn của các nhà uyên bác trong lĩnh vực liên hệ của họ.



Vấn : Về mục đích thứ ba: phát triển các quyền năng tâm linh hay tâm lý tiềm tàng trong con người thì sao?



Đáp : Mục đích nầy sẽ được thực hiện nhờ sự truyền bá ở những nơi không thể tổ chức các cuộc thuyết giảng hoặc giáo huấn cá nhân. Bổn phận của chúng tôi là duy trì nơi con người các trực giác tâm linh, hầu đối kháng lại sự mê tín, sau khi đã phân tích kỹ lưỡng và chứng minh bản tính phản lý của nó, ngăn trở nó dưới tất cả mọi hình thức tôn giáo, khoa học và xã hội; nhất là đánh đổ sự giả dối, như tinh thần tôn giáo môn phái, sự tin tưởng vào các phép lạ hay siêu nhiên. Điều mà chúng tôi phải làm, đó là việc tìm cách thấu đạt, phổ biến sự hiểu biết các định luật của thiên nhiên; khuyến khích sự học hỏi các định luật nầy vì chúng chưa được các dân tộc tân tiến hiểu biết, nghĩa là các khoa được gọi là Huyền bí học, chúng được căn cứ vào sự tri thức thực sự về thiên nhiên chớ chẳng phải vào mê tín, vào một đức tin mù quáng hay uy lực như hiện nay. Nếu người ta quan sát kỹ thì các thánh truyền hay những mẫu chuyện khẩu truyền bình dân, dù đôi lúc chúng có vẻ huyền hoặc, nhưng nó có thể giúp ích cho sự phát giác nhiều bí ẩn quan trọng của thiên nhiên, đã bị thất lạc từ lâu. Bởi thế, Hội cứ theo dõi con đường sưu tầm nầy với hy vọng phát triển lĩnh vực quan sát về khoa học và triết lý.



SỰ CAO TRỌNG CỦA LỜI THỆ NGUYỆN



Vấn : Hội có căn cứ vào một hệ thống luân lý đặc biệt nào không ?



Đáp : Các nguyên tắc về luân lý vẫn có, được hạn định rõ rệt và thích ứng cho những ai muốn tuân theo. Đây là tinh thần và bản chất của nền luân lý nhân loại, được trích tập từ các giáo huấn của những bậc đại cải cách trên thế giới. Bạn sẽ tìm thấy trong giáo huấn của Đức Khổng Tử, Đức Zoroastre, Đức Lão Tử, Kinh Bhagavad Gita, trong lời giảng dạy của Đức Phật Gautama, của Đức Jésus ở Nazareth, trong học thuyết của ông Hillel cũng như của Đức Pythagore, Socrate, Platon và môn phái của các Ngài.



Vấn : Nhưng các hội viên của Hội Thông Thiên Học có tuân thủ những huấn giới nầy không? Tôi nghe nói có nhiều mối bất hòa và tranh luận nghiêm trọng xảy ra trong Hội.



Đáp : Đó là lẽ dĩ nhiên, dù người ta có thể cho rằng sự cải cách (dưới hình thức hiện tại) thật là tân tiến, các người nam cũng như nữ cần được cải thiện phải có đồng một bản tính về tội lỗi của nhân loại như thuở xưa. Như chúng tôi đã trình bày, các hội viên chân chính muốn làm việc một cách tích cực lại rất ít; có nhiều người thành thật, rất sẵn sàng và cố gắng sống thích hợp với lý tưởng riêng tư của mình và của Hội. Đây là phận sự của chúng tôi phải giúp đỡ, khuyến khích các hội viên, với tư cách cá nhân, chính họ nên cải thiện về phương diện tinh thần, luân lý và tâm linh. Tuy nhiên chúng ta không nên khiển trách khi công trình nầy của các bạn bị thất bại. Để trình bày một cách chính xác hơn, chúng ta không có quyền từ chối thu nhận bất cứ người nào, nhất là những người trong Phái Bí Truyền của Hội mà “người gia nhập kể như được sinh ra lần thứ hai”. Sau lần “tái sinh” nầy, con người thay đổi mới. Nếu một hội viên nào, mặc dù đã lấy danh dự long trọng thốt lời thệ nguyện và nhơn danh chân ngã bất tử của mình, mà vẫn tiếp tục duy trì các thói hư, tật xấu thuộc đời sống cũ, và cứ thực hành như thế ngay tại Hội, thì chắc chắn họ sẽ được khuyên bảo nên xin từ chức hay tự rút lui. Nếu bất tuân họ không tránh được sự sa thải. Chúng tôi áp dụng trong các trường hợp như thế những qui luật nghiêm khắc nhất.



Vấn : Bạn có thể kể ra vài trường hợp không?



Đáp : Chắc hẳn là được. Trước tiên không một hội viên thuộc công truyền hay bí truyền nào được quyền đem ý kiến cá nhân của mình áp chế ý kiến của một hội viên khác. “Thật không hợp lệ cho bất cứ một hội viên chính thức nào của Xứ Bộ bộc lộ công khai, bằng lời nói hay việc làm sự oán ghét hoặc ưa thích đối với một môn phái, triết lý hay tôn giáo nào. Tất cả mọi giáo phái có quyền hợp pháp để thấy tín ngưỡng của họ được giải bày trước tòa án của một thế giới công minh và không một hội viên chính thức nào của Hội, trong lúc thừa hành phận sự, lại có quyền thuyết trình các ý tưởng riêng biệt, và các tín ngưỡng môn phái của mình trước một cuộc tập họp các hội viên, trừ phi thính đàn gồm có những người đồng đạo. Sau lời cảnh cáo chính đáng, sự vi phạm qui luật nầy sẽ bị phạt ngưng chức hoặc sa thải”. Đây là một sự thóa mạ Hội. Còn về điều có liên quan đến phái bên trong hay Bí truyền, đây là các qui tắc được tuyên bố và chấp thuận từ năm 1880; “Không một hội viên nào được phép xử dụng với tính cách ích kỷ một trong các điều hiểu biết mà một hội viên của nhóm đầu tiên hiện nay có một ‘cấp bực’ thượng đẳng hơn đã thông báo lại cho họ, mọi sự vi phạm về qui tắc sẽ bị xử phạt sa thải”. Vả lại, trước khi một điều hiểu biết thuộc về loại nầy được chuyển giao, người muốn nhận phải hứa long trọng không áp dụng vào một mục đích ích kỷ và không tiết lộ nếu chưa được phép.



Vấn : Nhưng nếu một người bị sa thải hoặc tự xin ra khỏi phái (bí truyền), họ có được tự do tiết lộ điều chi đã học hỏi hoặc vi bội các điều khoản của lời thệ nguyện, do đó, họ bị liên kết chăng ?



Đáp : Dĩ nhiên là không! Sự sa thải hoặc sự từ chức của họ chỉ giải kết họ với sự ràng buộc phải tuân theo vị giáo huấn, và với bổn phận tham dự vào công việc của Hội, nhưng chắc chắn không giải kết họ với lời thệ nguyện tôn nghiêm về việc giữ kín mà họ đã hứa.



Vấn : Phải chăng điều đó rất hợp lý và công bình ?



Đáp : Chắc chắn như vậy. Người nam hay người nữ nào có được chút ít cảm nghĩ về danh dự sẽ hiểu rằng lời thệ nguyện giữ im lặng, dù chỉ liên kết bằng lời hứa danh dự và nhất là,với danh nghĩa của Chân Ngã Thượng Đẳng – vị Thần nội tâm – phải liên kết cho đến lúc chết. Và tuy đã ra khỏi Phái và Hội, không một người nam hay một người nữ có danh dự nào lại mưu tính đả kích, phá hoại một cơ quan, mà đối với nó, họ đã tự liên kết vào.



Vấn : Như vậy không phải quá bắt buộc sao ?



Đáp : Có lẽ, theo sự phán xét quá thấp kém về luân lý hiện tại. Một lời thệ nguyện có ý nghĩa gì nếu không liên kết chúng ta với điều đó? Làm sao chúng ta có thể hi vọng nhận được sự hiểu biết bí nhiệm, nếu chúng ta tự ý giải thoát khỏi các lời cam kết đã hứa ? Có sự bảo đãm tin cậy hay đức tin nào còn tồn tại được giữa con người, nếu lời thệ nguyện như thế lại không liên kết chi cả? Vả lại, bạn hãy tin nơi tôi, vì sau đó định luật bù trừ (Nhân Quả) sẽ xử phạt người nào vi phạm lời cam kết của họ, có lẽ nhanh chóng như sự khinh bỉ của những người có danh dự, và sẽ áp chế họ ngay trong lãnh vực vật chất. Cũng như quyển The Path (Con Đường Đạo), mà chúng tôi có đề cập đã diễn tả rất đúng vấn đề nầy:

“Lời thệ nguyện một khi đã được thốt ra, liên kết mãi mãi một người vào lĩnh vực luân lý cũng như vào thế giới huyền bí. Nếu chúng ta đã vi phạm một lần và đã bị phạt, chúng ta không được tự biện hộ vì có thể còn vi phạm một lần nữa; nếu chúng ta thường tái vi phạm thì búa rìu mãnh liệt của Định Luật (Nhân Quả) sẽ phản ứng lại chúng ta” (The Path, tháng bảy năm 1889).
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân