TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ý tưởng rất tốt đẹp của một Phật tử
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ý tưởng rất tốt đẹp của một Phật tử

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Jul 01, 2016 4:33 am    Tiêu đề: Ý tưởng rất tốt đẹp của một Phật tử



Ý tưởng rất tốt đẹp của một Phật tử


      Ý tưởng rất tốt đẹp của một Phật tử

      Nhân đọc bài BỐN NGU TRONG ĐỜI (Thu Jun 30, 2016 2: 38pm) của anh Hải Minh, mình thích lắm vì rất đúng như hiện tình ở quê nhà. Ý của anh là một ý tưởng rất hay và tốt đẹp của một Phật tử thuần thành ; xin trích nguyên văn:

      “Một thiền sư cho biết những Phật tử đi Chùa hay các vị tu sĩ trong chốn Già Lam, Thiền Môn, Chùa Tháp, không khéo tu, sẽ vấp phải bốn cái ngu say đây:
      1- Không thuộc kinh kệ. Không biết giáo lý căn bản của đạo Phật. Đó là đệ nhất ngu;
      2- Thuộc lòng kinh kệ mà không hề tu (...) vẫn tham sân si, mạn nghi ác kiến, vẫn ngã chấp cao, không có từ bi hỷ xả, bao dung, nhẫn nhục (...) ; đệ nghị ngu;
      3- Tu mà không hành (...) ghen ghét kẻ nào giỏi hơn ta (...) ; đệ tam ngu;
      4- Hành mà không chịu tu (...), đệ tứ ngu. "

      Nhưng có điều mình thắc mắc:
      1- Không biết thiền sư ấy tên gì? ở đâu? nói mấy câu trên khi nào?
      2- Chữ TU ở đây hiểu theo nghĩa nào?

      Điểm 1:
      • Lạ đời cái ông thiền sư – nếu hiểu thiền sư là vị tu hành trong chùa - thiền sư mà lại có lời vọng ngữ về thiền sư; phải chi ông ta không phải là thiền sư. Ví dụ, chúng tôi xin trích dẫn đoạn sau đây cũng chê trách mấy ông tu hành, nhưng đó không phải là thiền sư:

      “Vì phần đông Tăng đồ hủ hóa như thế, nên một tín đồ tân học đã nói những lời cảnh tỉnh thiết tha và xác đáng rằng:
      Người tín ngưỡng Phật giáo nước ta hạng trên nhất chỉ tu lấy lợi một mình, mặc kệ đời chẳng thèm nhìn tới; hạng thứ nhì thì mượn cửa chùa làm chốn dung thân dễ dàng qua ngày; hạng dưới nữa thì lại lấy chùa chiền làm chỗ buôn bán kiếm chác, không từ một sự đê hạ, nhơ nhớp nào mà không dám làm. ”

      THIỀU CHỬU trong Con Đường Học Phật ở Thế Kỷ XX, bản in lại của nxb Tôn Giáo, 2002; tr. 31.

      Xin được nói thêm về Thiều Chửu. Tên thật là Nguyễn Hữu Kha (1902-1954). Ngài là một trong vài vị cư sĩ Phật giáo lỗi lạc của Việt Nam đếm trên đầu ngón tay của thế kỷ trước. Ngài đã để lại cho đời – chưa kể đến những bản kinh Việt dịch đầu tiên của nước nhà từ chữ Hán, cuốn Hán Việt Tự Điển (nxb Đuốc Tuệ in lần đầu năm 1942) mà cho đến nay in đi in lại gần 20 lần; quyển tự điển mà khi những ai còn là sinh viên văn khoa trước 1975 xem như sách gối đầu giường; và ngay cả Lê Mạnh Thát, tiến sĩ Triết học đại học đường Wisconsin (the Graduate School of the University of Wisconsin at Medison) 1974 với luận án tiến sĩ THE PHILOSOPHY OF VANSUBANDHU (Triết học Thế Thân) nguyên GS Đại Học Vạn Hạnh, Saigon, trước 1975, cũng đã viết như sau:

      “Tên tuổi của cụ đã trở thành bất hủ với bộ Tự điển Hán-Việt Thiều Chửu. Những người Việt học Hán văn không thể không cúi đầu tri ân công trình văn hóa bất hủ của cụ đã để lại cho đời. ”
      Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha, của Lê Mạnh Thát, nxb Tôn Giáo 2008, tr. 9.

      Điểm 2:
      • Chữ TU rất rộng nghĩa. Nhưng nếu nói những vị nương trú nơi chốn “Già lam, Thiền môn, Chùa tháp” thì có thể hiểu rằng các vị ấy là TĂNG, Shanga (bhiksu, tỳ- kheo của Nam tông hoặc samana, sa-môn của Bắc tông), tăng thôi, tức là họ phải làm công việc là hoằng dương Phật pháp (Tam bảo: Phật Pháp Tăng; Phật nói Pháp, Pháp đến chúng sinh là do Tăng). Như thế, mới biết ngay công cuộc hoằng pháp của các Tăng sĩ Phật giáo VN hiện nay ra sao rồi!

      • Còn TU nếu hiểu theo Phật pháp thì chẳng cần vào chùa mặc áo cà-sa, cạo đầu trọc vẫn tu được như thường. Mình có TU hay không chỉ có tự mình biết thôi. Tục ngữ có câu “Chiếc áo cà-sa không tạo nên kẻ tu hành”. Như thế, mới biết các tu sĩ VN. XHCN hiện nay như thế nào rồi!

      Cảm ơn anh Hải Minh.

      Bhaktivedantavidyaratna



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân