TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Những điểm mốc lớn trong xảo thuật làm phim
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Những điểm mốc lớn trong xảo thuật làm phim

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Mon Jun 20, 2016 10:38 pm    Tiêu đề: Những điểm mốc lớn trong xảo thuật làm phim

Những điểm mốc lớn trong xảo thuật làm phim


Loại phim action là một trong những loại có sức thu tiền nhiều nhất, đều đặn nhất trong điện ảnh, nhất là ở những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Dĩ nhiên, thành phần nòng cốt của loại phim action là những màn action táo bạo hấp dẫn. Và với sự tân tiến của kỹ thuật computer, những màn action “hốt bạc” ngày càng “giống thiệt” hơn. Sau đây là những điểm mốc đáng kể trong xảo thuật làm phim để tạo nên những cảnh action nói trên


Thời điểm: 1976

Steadicam trong The Shining – nguồn slashfilm.com


Sáng kiến: Steadicam

Chuyên viên quay phim Garrett Brown đã chế ra một hệ thống để quay những cảnh di động trên mặt đất lồi lõm và qua những chỗ đông người từ đầu thập niên 1970, với một dàn máy đòi hỏi người điều khiển là một nửa người cử tạ và một nửa người múa ballet.

– Dẫn đến: Rocky, Marathon Man, The Shining


Thời điểm: 1978


Sáng kiến: Một người bay được

Ngoài thế giới hoạt họa ra, khả năng căn bản nhất của siêu-anh hùng là một điều không thể làm được trên màn ảnh, cho đến khoảnh khắc này. Trong những phim “Superman” thời xưa, George Reeves chỉ “chui ra khỏi cửa sổ ” và nối tiếp với cảnh “đáp xuống” ở một nơi khác. Giám đốc xảo thuật Roy Field đã giải quyết vấn đề với một bộ dây cần câu dùng cho lúc cất cánh và hạ cánh, màn ảnh xanh cho những cảnh đang bay trên trời, và hệ thống “Zoptic” với ống kính đặc biệt dùng để quay cả hai tài tử và cảnh giả cùng một lúc. Kết quả? Bạn sẽ tin thật là con người có thể bay.

– Dẫn đến: Toàn bộ thể loại superhero.


Thời điểm: 1982


Sáng kiến: Đoạn phim hoàn toàn làm bằng CG (computer graphics) đầu tiên

Cảnh một hành tinh khô khốc được biến thành một hành tinh xanh tươi đầy sức sống trong phim Star Trek II: The Wrath of Khan – sáu mươi giây CGI. Một nhóm nhỏ trong đội làm phim của hãng Lucasfilm đã lãnh thành tích cho đoạn phim “bể đất” này. Bốn năm sau, nhóm đó đã tách khỏi Lucasfilm và trở thành Pixar.

– Dẫn đến: Jurassic Park, Life of Pi, Toy Story


Thời điểm: 1985

Computer graphics – nguồn naturalrecordsstudios.com


Sáng kiến: Nhân vật CG (computer graphics) đầu tiên nhìn giống thật

Một đoạn dài 90 giây trong phim Young Sherlock Holmes đã đề cao một nhân vật hoàn toàn làm bằng CG trên màn ảnh. Chịu trách nhiệm cho xảo thuật này – tốn bốn tháng để thực hiện – là John Lasseter, mười năm trước khi đạo diễn phim Toy Story, và nhóm Pixar trong tương lai.

– Dẫn đến: Transformers, Ted, Jar-Jar Binks (của Star Wars)


Năm mốc: 1992

The Abyss (1989) – nguồn thedissolve.com


Sáng kiến: Kim loại lỏng

Mặc dù một số người có thể nói xảo thuật này đã được giới thiệu trong phim The Abyss (1989) với đoạn “vòi nước có mặt”, nhưng, cảnh đó đã giúp phát triển “đủ lông đủ cánh” thành nhân vật T-1000 kim loại lỏng trong phim Terminator 2: Judgement Day. Cảnh “hợp kim giả dạng” chỉ lấy một phần nhỏ thời gian của phim, nhưng đã để lại một ấn tượng khó quên, tốn 35 chuyên viên vẽ mười tháng để thực hiện. Một phần của nhu liệu được dùng về sau đã lập thành phần lõi của Photoshop.

– Dẫn đến: nhân vật Odo trong Star Trek: DS9, Jurassic Park, Photoshop


Thời điểm: 1993

Sáng kiến: Khủng long!

Có lẽ chúng ta đã tới điểm mà dường như, với CGI, bất cứ điều gì cũng có thể làm được. Giờ chúng ta có thể làm những con khủng long như đang sống: còn gì để làm nữa? Chuyên viên xảo thuật Stan Wilson đã dựng lên những con dinosaurs trong phim với vật liệu thật, kích thước như thật, nhưng những cảnh có nguyên đàn khủng long chạy đã được thực hiện trong thế giới kỹ thuật số – CGI (Computer-generated imagery)

– Dẫn đến: Dragonheart, Godzilla, The Lord of the Rings, Cloverfield


Năm mốc: 1999

Đạn bay trong Matrix – nguồn gordonnapier.com


Sáng kiến: Thời gian đạn bay

Thật ra là sự tổng hợp của vài kỹ thuật và xảo thuật đã có sẵn, sự sử dụng “thời gian đạn bay” trong phim The Matrix đã làm cho cả Hollywood giựt mình, làm như đã chưa từng thấy nó bao giờ. Kỹ thuật này gồm nhiều máy quay phim được đặt ở nhiều vị trí xung quanh chủ thể và đều quay cùng một lúc.

– Dẫn đến: Blade, Underworld, Equilibrium, Max Payne


Thời điểm: 2008

Sáng kiến: IMAX

IMAX đã xuất hiện từ những năm 1970, và các hãng phim đã thí nghiệm với sự nâng cấp IMAX của những phim “thường” từ đầu thập niên 2000. Nhưng Christopher Nolan là người đầu tiên đã mạo hiểm quay một phần phim “bom tấn” với những máy quay phim IMAX. 30 phút của phim The Dark Knight đã được quay với loại phim vĩ đại, tăng lên hơn một tiếng với The Dark Knight Rises.

– Dẫn đến: Transformers 2, Mission Impossible: Ghost Protocol, Star Trek Into Darkness


Thời điểm: 2013

Sandra Bullock trong“hộp ánh sáng” – nguồn derivative.ca


Sáng kiến: “hộp ánh sáng”

Phim Gravity đã dùng mọi kỹ thuật làm phim để bắt chước trạng thái trôi nổi trong không gian và đã một cách chính xác tái tạo những vật di chuyển nhanh giữa hai nguồn ánh sáng, mặt trời và trái đất. Một cải tiến rất ngầu (trong số nhiều cái) là “hộp ánh sáng”, một khối vuông được cấu tạo bởi những dãy bóng đèn LED. Thay vì phải quay tài tử Sandra Bullock nhào lộn ở tốc độ nhanh từ một nguồn ánh sáng đều đặn (hơi nguy hiểm và khó làm), một cánh tay máy và màn ảnh chiếu hình trái đất xoay vòng quanh cô ta trong khi cô chỉ nhúc nhích chút xíu cho phép những chuyên viên lấy đúng điều kiện ánh sáng cho công việc của họ với đạo diễn Alfonso Cuaron và cinematographer Emmanuel Lubezki.

Movie Phan
Nguồn: baotreonline.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân