TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Giáo sư và Phó giáo sư
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Giáo sư và Phó giáo sư

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Jun 03, 2016 2:22 am    Tiêu đề: Giáo sư và Phó giáo sư



Giáo sư và Phó giáo sư


      Giáo sư và Phó Giáo sư!

      Tôi thấy sách báo và các phương tiện truyền thông của XHCN. VN bây giờ cứ dịch tiếng Anh tự ngữ Phó Giáo sư là ASSOCIATE PROFESSOR, tôi thấy chướng mắt quá? Vì sao? Tôi xin được giải thích như sau:

      1- Ở các đại học công lập VNCH và hình như ở các nước Âu Mỹ (nhất là Pháp và Hoa Kỳ) ngạch giáo sư có ba hạng từ cao xuống thấp:

      - Giáo sư thực thụ (Mỹ: Full professor; Pháp: Professeur titulaire)
      - Giáo sư diễn giảng (Mỹ: Associate professor; Pháp: Professeur associé)
      - Giáo sư ủy nhiệm. (Mỹ: Assistant professor; Pháp: Professeur assistant).

     2- Bây giờ ở thời XHCN. VN chỉ có hai thôi, đó là: giáo sư và phó giáo sư. Thành vậy, không thể nào dịch Phó Giáo sư là Associate professor được ; nếu dùng Associate professor thì buộc phải có 3 hạng như đã nói trên. Dịch như thế là gượng ép, đành rằng mỗi nước có cách xưng hô riêng, nên dùng tự ngữ nào cũng chả sao, miễn là cho người ngoại quốc hiểu là được.

      Tuy nhiên, khi quí bạn xem CNN, kênh truyền hình của Hoa Kỳ, và nếu để ý các bạn sẽ thấy rằng: họ dùng chữ ADJUNCT PROFESSOR khi giới thiệu một vị giáo sư của đại học Hương Cảng (Hong Kong). Tôi nghĩ, họ dịch đúng, vì CNN là cơ quan truyền thông nổi tiếng hàng đầu của thế giới nên họ rất cẩn thận trong lối sử dụng từ ngữ, nhất là về các chức danh giảng dạy đại học của Cộng Sản.

      Các bạn thấy sao? Xin cho biết ý kiến nhé.

      Ở Việt Nam thời XHCN có “mọc lên” rất nhiều tự-ngữ và từ-ngữ lạ lẫm lắm.
      ĐKP



Về Đầu Trang
ledinhduc
Niên Khóa 1968-1975


Ngày tham gia: 12 Jan 2008
Số bài: 801
Đến từ: PR/SG/California/Arizona

Bài gửiGửi: Sun Jun 05, 2016 2:31 pm    Tiêu đề:

Anh Phụng thân mến:
Đức xin 'post' một đoạn từ 'wikí ' về xếp hạng của giáo sư đại học bên Mỹ để mình có thể tìm hiểu thêm :

For regular faculty (i.e., not counting administrative positions such as chairmanships or deanships, nor positions considered "staff" rather than faculty), the descending hierarchy in most cases is:

   Distinguished, Endowed or University Professor (Other such titles of special distinction vary by institution)
   Professor ("Full Professor", i.e. the destination of the "tenure track," upon exhausting all normally-expected promotions)
   Associate Professor (On-Track to be a "Full Professor")
   Assistant Professor (On-Track to be an "Associate Professor," typically entry-level for "tenure track" positions)
   Research Associate, Lecturer, and Instructor (usually non-tenure-track positions, sometimes with their own respective ranking hierarchies)
   Adjunct Professor/Lecturer/Instructor (often part-time)
Nhận xét của Đức là Professor va` Assistant/Associate Professor sẽ là chính ngạch (tenure), còn Adjunct Professor thì lúc nào cũng là phụ (...phó) mà thôi!

Cũng như bên đạo Catholic, có thầy Sáu vĩnh viễn là giữ chức phó - tế muôn đời , còn những linh - mục tương lai, trước khi làm linh -muc. thực sự , thì cũng lên chức thầy Sáu trước khi thụ phong linh muc.

LêĐình Đức
Tucson, Arizona
_________________
Thời gian trôi qua, tình quê không phôi pha.....
Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Jun 06, 2016 3:50 am    Tiêu đề:

Cảm ơn em LÊ ĐÌNH ĐỨC đã cho anh biết them về ngạch trật của các bậc giáo sư ở Hoa Kỳ. Thật ra, ở các nước Tây phương các đại học được hưởng qui chế tự trị nên việc phong chức hay thăng hang là do trường đại học đó quyết định, cái này cũng going như thời VNCH vậy, mặc dù trên nguyên tắc đại học VNCH do chánh phủ hỗ trợ về tài chánh.

Ở VN. XHCN bây giờ thì khác, Bộ Giáo Dục (gọi cho đúng là: Bộ Giáo Dục & Đào Tạo - lạ đời: Đào tạo đã nằm trong Giáo dục rồi!) nắm tất cả: từ Mầm Non cho đến giáo dục đại học. Lại còn có thêm các Hội đồng, như: Hội đồng các chức danh giáo sư (nhằm hằng năm phong chức giáo sư và phó giáo sư), Hội đồng Tiến sĩ!? Kỳ lạ lắm. Thành vậy, có rất nhiều ông, bà không có dạy học mà vẫn được phong là Giáo sư hay Phó giáo sư!

Thành vậy, thời VNCH chức danh GIÁO SƯ đại học rất ư là vinh dự và được kính nể. Ngoài những vị khoa bảng có văn bằng Tiến sĩ ở nước ngoài sau nhiều năm giảng dạy được phong Giáo sư từ uỷ nhiệm đến thực thụ, còn có các vị HỌC GIẢ - nghĩa là không có học vị Tiến sĩ - với công trình nghiên cứu chuyên sâu giảng dạy đại học được phong Giáo sư: GS Nguyễn Duy Cần, Trưởng Ban Triết học Đông phương Đại học Văn khoa Saigon, GIÁO SƯ THỰC THỤ, GS LÊ NGỌC TRỤ, GIÁO SƯ DIỄN GIẢNG Đại học Văn khoa Saigon, nhà ngữ học Việt Nam kiệt xuất v.v.. Những vị này, thật ra có các công trình đã xuất bản còn xuất sắc hơn mấy ông, bà lấy bằng Tiến sĩ ở nước ngoài thời đó.

Có lần, nghỉ 10 phút giữa giờ chúng tôi (nghĩa là các anh em SV) được dịp tiếp xúc với một vị Giảng sư (sau này được phong GS Uỷ nhiệm), thầy nói: Các anh em biết đó: cái bằng khó đậu nhất là Bằng Tú Tài (hai cái Tú Tài) vì sao? người viết sách, người dạy, người ra đề thi và người chấm thi khác nhau chưa kể thi Vấn Đáp ; cái bằng dễ hơn là bằng Cử nhân vì người dạy, người ra đề thi và người chấm là một người duy nhất. Tiếp theo là Cao học hay Master hay Ph.D hay Doctorat dễ nữa: người bảo trợ là người chỉ dẫn mình từ tài liệu tham khảo cho đến sửa lại trước khi đưa ra hội đồng. Mà các anh em thấy đó, thời Tây hay nước nhà mới độc lập chuyện DU HỌC là chuyện rất khó nếu không muốn nói là viễn vông đối với con nhà nghèo như thầy hay các vị khác đồng nghiệp với thầy! Cuối cùng, thầy nói như nhắn nhủ: Khi nào các anh em thấy luận án tiến sĩ nào mà có ghi: Hạng Tối danh dự với lời ban khen của hội đồng giám khảo, thì phải biết đó một công trình mà hơn 90/100 là công sức của chính người đó. Thời điểm đó là vào năm 1966-1967.


Sau cùng, chúc em và gia quyến an khang.

DKP (Bhaktivedantavidyaratna)
Về Đầu Trang
QuangBĐ



Ngày tham gia: 20 Dec 2012
Số bài: 1165

Bài gửiGửi: Fri Jun 10, 2016 4:02 pm    Tiêu đề:

Có trang web này nói tóm tắt nhưng sơ luợc qua tất cả giai đoạn của nền giáo dục VNCH. Mời anh chị em tham khảo (bấm chuột vào link dưới):

Nền giáo dục VNCH
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân