TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cát lún nuốt chửng được người không?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cát lún nuốt chửng được người không?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9614

Bài gửiGửi: Mon May 23, 2016 2:55 pm    Tiêu đề: Cát lún nuốt chửng được người không?

Cát lún nuốt chửng được người không?


Chúng ta có lẽ đều đã từng xem qua các bộ phim trong đó có cảnh người đàn ông bị tụt nhanh xuống cát, cầu khẩn những người đứng gần cứu giúp nhưng càng vùng vẫy anh ta càng bị cát nuốt xuống nhanh, và cuối cùng biến mất.

Những gì còn lại chỉ là cát và cát, và may ra thì còn lại chiếc mũ của nạn nhân nữa.

Có rất nhiều bộ phim mô tả những cái chết do cát lún, khiến phóng viên của tạp chí Slate là Dniel Engbar thậm chí đã lần theo dấu vết những năm có hiện tượng cát lún trong phim.

Hồi thập niên 1960, cứ 35 phim lại có một nói về cát lún. Hiện tượng người bị cát nuốt chửng xuất hiện trong mọi thứ, từ Lawrence of Arabia cho tới The Monkees.

Thế nhưng bằng chứng về việc càng vùng vẫy nạn nhân càng bị lún xuống nhanh hơn lại là chuyện vẫn chưa rõ ràng.



Cát lún thường gồm các thành phần là cát hoặc đất sét, cùng với muối bị ngậm nươc, thường là ở các vùng đồng bằng châu thổ.

Nền đất trông có vẻ chắc chắn, nhưng khi bạn đặt chân lên đó thì cát bắt đầu bị hóa lỏng.

Khi đó, nước và cát tách ra khỏi nhau, tạo thành một lớp cát ướt dồn đặc lại. Độ ma sát giữa các hạt cát với nhau bị giảm đi đáng kể, khiến cát không đủ sức chịu được trọng lượng cơ thể người và do đó nạn nhân bắt đầu chìm xuống.

Đúng là càng vùng vẫy bạn sẽ càng bị lún xuống sâu hơn, nhưng liệu bạn có thể lún sâu tới mức chết đuối không?


Thí nghiệm của giáo sư Daniel Bonn


Daniel Bonn từ Đại học Amsterdam có mặt tại Iran khi ông lần đầu nhìn thấy những biển báo bên hồ, cảnh báo du khách về hiểm họa cát lún.

Ông đã đem một ít cát về phòng thí nghiệm của mình làm mẫu phẩm và phân tích tỷ lệ đất sét, nước muối và cát, sau đó thử tạo ra cát lún theo tỷ lệ tương ứng.

Thay vì dùng người, ông dùng các hạt nhôm có tỷ trọng giống như người thật.

Sau đó, ông để các hạt này lên trên bề mặt cát. Để tạo ra độ dao động giống như mức một người gây ra trong cơn hoảng loạn, ông lắc cả khối mô hình có chứa cát và hạt nhôm, rồi chờ đợi xem điều gì xảy ra. Liệu các hạt nhôm có "chết đuối" không?

Câu trả lời là KHÔNG.



Đầu tiên chúng bị lún xuống một chút, nhưng bởi cát từ từ được trộn lại với nước, sức nổi của hỗn hợp này gia tăng khiến chúng nổi lại lên trên.

Bonn và nhóm thí nghiệm đã thử đặt mọi loại đồ vật khác nhau lên trên bề mặt thứ cát lún mà phòng thí nghiệm của ông tạo ra.

Kết quả là nếu các đồ vật đó có tỷ trọng tương tự như của con người, chúng sẽ chìm xuống, nhưng chỉ chìm một nửa chứ không bao giờ chìm nghỉm.

Vậy tại sao tuy lý thuyết vật lý ước đoán rằng ta không thể chìm nghỉm và bị cát lún nuốt chửng, nhưng lại vẫn có những tai nạn thảm thương khiến có người thiệt mạng, chẳng hạn như một bà mẹ hai con bị chết đuối hồi 2012 khi đang đi nghỉ tại Antigua?

Lý do ở đây là tuy cát lún không tiếp tục kéo bạn tụt xuống dưới thêm nữa, nhưng nếu bạn không thoát ra kịp thời thì lúc thủy triều dâng, bạn sẽ bị nhấn chìm. Đó thực sự là điều khiến cát lún trở nên nguy hiểm.

Như vậy, chỉ riêng việc vùng vẫy sẽ không khiến bạn chết đuối.



Tuy nhiên, có một số yếu tố khác cần xem xét đến.

Nếu bạn muốn tự mình thoát ra mà không cần tới sự trợ giúp cứu hộ, hoặc nếu như cát lại hóa lỏng trở lại, thì theo nghiên cứu của Bonn, bạn sẽ cần tới một lực 100 ngàn newtons, tức là tương đương với lực cần thiết để nâng một chiếc xe hơi cỡ trung lên, để rút ra được một bàn chân.

Trong phòng thí nghiệm, nhóm của Bonn đã phát hiện ra muối là một thành phần then chốt bởi nó làm tăng độ mất ổn định của cát lún, dẫn đến việc hình thành những khu vực trầm tích dày, đầy nguy hiểm.

Nhưng một nhóm nghiên cứu khác từ Thụy Sỹ và Brazil lại phát hiện ra một loại cát lún không có muối.

Họ đã thử nghiệm các mẫu phẩm lấy trên bờ một đầm phá ở đông bắc Brazil. Họ phát hiện thấy vi khuẩn đã tạo thành một lớp vỏ phủ bên trên bề mặt đất, khiến người ta có cảm giác như bề mặt rất ổn định. Tuy nhiên, khi ta đặt bước lên, bề mặt đó sẽ sụp xuống.

Nhưng ngay cả khi đó thì tin vui ta có ở đây là các vùng đồng bằng được hình thành từ loại đất này rất hiếm khi dày hơn chiều cao con người. Do vậy ngay cả khi có ai đó đứng đúng phải chỗ cát lún thì họ cũng không thể chết đuối.

Tuy nhiên, cát lún loại khô lại là chuyện hoàn toàn khác. Hiệu ứng cát lún khiến cho việc rơi vào đúng vị trí có cát lún thường dẫn đến tử vong.


Hiệu ứng cát lún khiến cho việc ngã vào đống ngũ cốc lớn thường dẫn tới tử vong


Hồi 2002, một bản phúc trình được công bố theo đó kể câu chuyện một người đàn ông ngã xuống một nhà kho chứa ngũ cốc vào một đêm muộn ở Đức.

Đến khi lính cứu hỏa xác định được đâu là chỗ nạn nhân ngã vào trong tổng số tám bể chứa, thì ngũ cốc đã dâng lên tới nách ông này, và mọi thứ diễn ra đúng như cách mô tả cát lún truyền thống, khiến ông chìm sâu xuống dưới.

Mỗi khi ông thở ra, thể tích lồng ngực ông lại bị ép bớt lại và ngay lập tức hạt ngũ cốc dồn đến lấp đầy khoảng trống, khiến việc hít thở ngày càng trở nên khó khăn đối với nạn nhân.

Một bác sỹ đã được ròng dây xuống để trợ giúp ông thở với các thiết bị cấp oxygen, và một đai bảo vệ được đặt quanh ngực nạn nhân.

Nhưng ông này đã nhanh chóng bị đau ngực, còn viên bác sỹ thì bị lên cơn suyễn do bụi ngũ cốc bay lên.

Đội lính cứu hỏa đã đưa ra một giải pháp thông minh. Họ hạ xuống một bình hình ống bao quanh cơ thể nạn nhân, rồi dùng máy hút công nghiệp hút bớt lượng ngũ cốc trong bình ra để ngực nạn nhân không bị ép chặt nữa. Cuối cùng, ông này đã được cứu sống.



Để thoát khỏi tình trạng bị tụt phải địa điểm có cát lún loại khô, bạn cần được sự trợ giúp bên ngoài càng nhanh càng tốt.

Nhưng nếu như bạn rơi vào chỗ có cát lún ướt, tuy không chết đuối nhưng bị mắc kẹt tại đó thì sao?

Khi đó, bạn sẽ cần nhúc nhắc đùi để khiến cho nước tràn vào chỗ cát quanh chân mình, nhờ đó hóa lỏng được lượng cát xung quanh.

Bạn cần bình tĩnh (tất nhiên nói lý thuyết thì dễ, nhưng giữ được bình tĩnh thật khi bạn rơi vào tình huống đó hay không lại là chuyện khác), ngả tựa về phía sau và giang rộng tay chân ra nhằm phân tán bớt trọng lượng cơ thể ra đều hơn, rồi chờ cho tới khi bạn nổi trở lại lên bề mặt.

Và nhớ đừng quên nhặt cái mũ còn rớt lại!

Claudia Hammond
Nguồn: bbc.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân