TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Dị ứng mùa xuân
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Dị ứng mùa xuân

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9614

Bài gửiGửi: Thu Mar 31, 2016 9:40 pm    Tiêu đề: Dị ứng mùa xuân

Dị ứng mùa xuân


Mùa xuân về với không khí ấm áp, cây cỏ xinh tươi, nhưng mang theo với nó chứng dị ứng làm khổ nhiều người. Tuy nhiên, cũng chẳng cần gì phải sợ, vì cách tốt nhất để “chiến đấu” với nó là biết nguyên nhân, đặc tính và cách chữa trị.

Dưới đây, chúng ta tìm hiểu một số hướng dẫn hiệu quả để tránh các triệu chứng của dị ứng. Có thể có một số triệu chứng bạn chưa bị hoặc chưa nghe nói tới.

Dĩ nhiên, đối phó với những dị ứng không có nghĩa là phải sợ không dám ra khỏi nhà, và tránh tiếp xúc với thiên nhiên. Vì đi ra khỏi không khí tù hãm trong nhà cũng là cách làm cho hệ thống miễn nhiễm được mạnh hơn, và giảm được những căng thẳng vì stress.



Dị ứng mùa xuân đến từ đâu?

Dị ứng mùa xuân thường là từ phấn hoa của cây, cỏ. Khi những hạt phấn li ti này tới mũi người mẫn cảm, thì hệ thống miễn nhiễm của họ nhận ra đó là những tên xâm lăng ngoại nhập. Để chống lại phấn hoa, cơ thể họ tiết ra những chất kháng thể, giống như khi chống lại với các vi khuẩn, siêu vi và các sinh vật nguy hiểm khác.

Tác động này gây ra cho các hóa chất gọi là histamines tiết vào máu. Sau đó nó gây ra những triệu chứng: sổ mũi, ngứa mắt, nhức đầu, đau cổ họng.



Làm sao biết được ta bị dị ứng theo mùa (seasonal allergies)?

1. Ngứa tai

Triệu chứng đầu tiên là ngứa lỗ tai, có thể lầm là triệu chứng tai bị nhiễm trùng, hoặc bệnh đau tai của người bơi lội do nước vào tai tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển (swimmer’s ear).

Tai có thể hơi sưng, hoặc không sưng, hoặc trông giống như bệnh eczema. Nhỏ thuốc có thể làm bớt triệu chứng này.

2. Da nổi ban

Da nổi ban thường xảy ra do nhiều nguyên nhân: dị ứng với thực phẩm, tiếp xúc với kim loại gây dị ứng, và dị ứng theo mùa.

Nếu bạn thấy có những chỗ ửng đỏ hoặc ngứa trên da, chỉ hơi sưng chứ không nổi cục, thì đó thường là nổi ban vì tiếp xúc với phấn hoa.

3. Miệng ngứa

Nếu bạn mẫn cảm với chứng dị ứng do môi trường, hãy cẩn thận khi ăn uống.

Nhiều thực phẩm phản ứng chéo (cross-react) với phấn hoa, và có thể gây ra các triệu chứng nơi người dị ứng vì phấn hoa.

Chẳng hạn như táo, cherries và dưa phản ứng chéo với phấn cây bulô (birch), cây đu (elm) và cây tổng quán sủi (alder).

Một số người dị ứng với phấn hoa cho biết họ chịu được những thức ăn đó nếu nấu chín.

Ghi chú: Phản ứng chéo xảy ra khi các protein của một vật chất (như phấn hoa) tương tự như các proteins có trong một vật thể khác (như thực phẩm). Thí dụ, nếu bị dị ứng với phấn của cây birch, bạn sẽ thấy ăn táo gây phản ứng nơi bạn.

4. Đau bụng và tiêu chảy

Phản ứng chéo (cross-reactivity) của những thực phẩm còn có thể gây ra khó chịu nơi những người đã bị rối loạn như triệu chứng đi cầu đau rát.

Nếu vừa dị ứng vì môi trường, vừa có đường dạ dày và ruột mẫn cảm, thì nên coi lại các thực phẩm bạn đang dùng.

5. Trạng thái ủ dột

Dị ứng theo mùa còn ảnh hưởng đến cảm xúc. Nếu bạn bị các triệu chứng dị ứng thì cung cách sống cũng bị ảnh hưởng. Những ai không tìm cách để ngủ đủ giờ có thể cảm thấy uể oải, và ủ dột ban ngày. Trẻ em cũng có thể ủ rũ, hiếu động thái quá và khó điều khiển.

Triệu Minh
Nguồn: baotreonline.com



Được sửa bởi Mây tím ngày Sat Apr 06, 2024 5:34 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9614

Bài gửiGửi: Wed Apr 13, 2016 10:44 pm    Tiêu đề:

Làm sao để dị ứng theo mùa dịu bớt?


1. Giặt khăn trải giường thường xuyên

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Có bác sĩ khuyên ta nên dùng mền nhồi lông chim (down) thay vì bằng hypoallergenic, vì các sản phẩm này thường “được giặt giũ kỹ lưỡng và nhồi trong bọc kín” trong khi đó thì mền gối tổng hợp (synthetic) có bao lỏng lẻo nên dễ bắt bụi bặm, ẩm mốc.

Ngoài cách dùng mền, khăn trải giường đúng cách, điều quan trọng là phải giặt thường xuyên trong nước nóng để khử bụi và các chất gây dị ứng khác.


2. Sửa chỗ Dột trong nhà

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Nếu bạn dễ bị dị ứng với mốc, khi ra bên ngoài nhớ tránh xa những chỗ ủ phân và lá cây mục nát, vì những thứ này có nhiều bào tử nấm mốc.

Còn khi bạn ở trong nhà, hãy coi chừng những chỗ ẩm mốc vì có thể làm cho các triệu chứng dị ứng và hen suyễn nặng thêm.

Xem trong nhà có chỗ nào bị dột, và chỗ nào nước ẩm rịn ra, thì sửa ngay.

Chỗ mặt phẳng và cứng, có thể làm sạch mốc dễ dàng bằng dung dịch thuốc tẩy (bleach), nhưng những nơi như thảm, trần nhà, sẽ cần phải thay.


3. Uống thuốc sớm


Nếu biết rõ mình thường bị dị ứng theo mùa, bạn nên uống thuốc ít nhất hai tuần trước khi các triệu chứng thường xảy ra.

Những thuốc này có thể là antihistamines xịt mũi hoặc uống, thuốc nhỏ mắt, steroids, hoặc bất cứ thuốc nào bác sĩ khuyên dùng.

Một khi mùa xuân đã về rồi, mà bạn thấy đường hô hấp bắt đầu bị sưng, thì có thể đã quá trễ, thuốc không còn nhiều công hiệu.


4. Thuốc xịt và thông mũi

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Giải pháp trực tiếp để trị các triệu chứng dị ứng dĩ nhiên là thuốc.

Antihistamies có thể giúp làm bớt các triệu chứng như hắt hơi, ngứa; thuốc xịt mũi giúp bớt nghẹt mũi; thuốc thông mũi giúp làm co lại các mạch máu trong đường hô hấp để giảm sưng và nghẹt mũi.


5. Thảo dược


Bạn cũng có thể thử các thuốc tự nhiên chế tại nhà để làm dịu dị ứng.

Chẳng hạn các dược thảo được sử dụng cả ở Đông phương và Tây phương. Các loại trà, rễ cây và dược thảo giúp tăng cường hệ thống miễn nhiễm, tẩy độc gan, làm giảm stress do dị ứng gây ra.

Các nhà trị liệu bằng dược thảo khuyên dùng: dược thảo butterbur có hiệu quả làm giảm triệu chứng nơi mũi; cây tầm ma (nettle) có gai giàu chất carotene và vitamin K; và nước ép hạt nho.


6. Xông

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Xông hơi có thể giúp cho thông đàm, làm dịu đường hô hấp bị sưng, làm ẩm xoang mũi bị khô.

Chỉ cần cho nước sôi vào chiếc tô lớn, lấy khăn hoặc mền trùm đầu cho kín, rồi cúi sát đầu xuống tô nước, dùng mũi hít thở mạnh hơi nước từ 5 đến 10 phút.


7. Giới hạn tiếp xúc với phấn hoa

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Hãy cẩn thận mỗi khi ra ngoài nhà, ngày nào có gió mạnh làm phấn hoa phân tán nhanh và rộng hơn, các triệu chứng dị ứng sẽ tệ hơn.

Nên nhớ đeo kiếng mát, đội nón rộng vành khi ra ngoài, nhất là vào buổi chiều, mức độ phấn hoa thường lên cao nhất. Trong nhà thì đóng kín các cửa lại. Khi về, nên tự “khử phấn” bằng cách thay quần áo trước khi vào phòng ngủ, tắm và gội đầu trước khi lên giường.

TM
Nguồn: baotreonline.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân