TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9630

Bài gửiGửi: Sat Mar 26, 2016 11:45 pm    Tiêu đề: Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Tiểu đường được coi là tên sát nhân thầm lặng vì triệu chứng thường dễ bỏ qua, ít được chú ý tới. Tuy giết người thầm lặng mà hàng năm có tới khoảng 24 triệu người ở Mỹ mắc phải. Có hai loại tiểu đường, loại 1 các em nhỏ thường bị và loại 2 thường phát triển nơi người đã trưởng thành. Sau đây là 21 dấu hiệu mà chúng ta cần biết để cảnh giác trước khi quá trễ:


Mệt mỏi

Mệt nhọc là một trong những triệu chứng thông thường mà bệnh tiểu đường gây ra.



Nơi người bị tiểu đường, sự sản xuất ra insulin có thể bị ảnh hưởng nặng. Insulin là thứ hormone mà cơ thể chúng ta dùng để biến đường và carbohydrates thành năng lượng. Không có insulin, cơ thể thiếu năng lượng và đường trong máu lên cao, tác động như một chất độc hại. Không có năng lượng từ carbohydrates, cơ thể cảm thấy mệt mỏi.

Không kiểm soát được bàng quang

Khi bị tiểu đường, mức đường trong máu có thể lên cực cao. Thận cố quân bình bằng cách đẩy đường thặng dư từ thân thể ra ngoài, và để tẩy sạch như thế cần thêm nhiều chất lỏng. Do đó lại cần uống thêm nước, và ra vào phòng vệ sinh nhiều lần hơn.

Mất ngủ



Cần dùng phòng vệ sinh nhiều lần thì ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Trước khi bị tiểu đường (pre-diabetic) và khi bị rồi thì lời than phiền thường là giấc ngủ bị xáo trộn.

Khô miệng

Khi bị tiểu đường, thận cần thêm nước để hoạt động, nên phải tìm nước nơi các bộ phận khác của thân thể. Một nơi có thể lấy được là miệng và môi.



Miệng khô có thể gây hư hại cho hàm răng và nướu, vì thế đừng để cho miệng thiếu nước.

Thị lực thay đổi



Khi thận lấy nước từ các khu vực khác của cơ thể thì hoạt động của những nơi đó cũng bị ảnh hưởng.

Nếu chất lỏng được lấy từ mắt thì sẽ làm thay đổi hình thể của thấu kính mắt và do đó ảnh hưởng đến thị lực.

Sụt cân vô cớ



Tiểu đường và tiền tiểu đường thường liên hệ với nặng cân quá mức và phì mập. Mà trớ trêu thay, một triệu chứng phụ có thể xảy ra lại là sụt cân. Khi bị tiểu đường, cơ thể không tạo đủ insulin để biến đổi đường và carbohydrates thành năng lượng. Để bù lại với sự mất mát nguồn năng lượng này, cơ thể bắt đầu tiêu hóa protein và chất béo.

Khi cơ thể đang đốt protein và chất béo, nó đi vào một tình trạng gọi là ketosis. Điều này dẫn đến sự sụt cân tạm thời, vì khi cơ thể thích nghi như thế nó phải tìm năng lượng từ những nguồn cung cấp khác.

Hơi thở hôi



Trong tình trạng ketosis, khi cơ thể biến đổi chất béo thành năng lượng, thì các hóa chất gọi là ketones được tạo thành.

Acetone là một trong những ketones này. Nó có một mùi vị riêng biệt khi chúng ta thở ra. Có người mô tả giống mùi trái cây có người bảo nó mùi hôi.

Dễ đói



Carbohydrates (carbs) là thứ năng lượng mà các bắp thịt và các bộ phận trong cơ thể cần. Tiểu đường làm cho khả năng biến chế carbs gặp trở ngại. Mà không có carbs để tạo ra năng lượng, cơ thể sẽ đói, dẫn đến tình trạng thèm ăn.

Ói mửa



Nếu cơ thể bắt đầu rơi vào tình trạng ketosis vì tiểu đường, các hóa chất được biết dưới tên ketones bắt đầu tạo nên trong cơ thể, gây ra cảm giác buồn nôn.

Nhưng không phải ai qua tình trạng ketosis cũng cảm thấy buồn nôn, mà phản ứng với ketones trong cơ thể có thể khác biệt nơi mỗi người.

Khó thở



Một tình trạng khác có thể phát triển do tiểu đường là kussmaul. Kussmaul là hiệu ứng phụ của tình trạng ketosis. Khi bị kussmaul, thỉnh thoảng sẽ thấy khó thở. Điều này xảy ra khi chúng ta có mức đường rất cao trong máu, tiếp theo là mức ketones trong máu cũng cao.

Ketones trong nước tiểu

Ketones không chỉ thoát ra ngoài qua hơi thở mà còn trong nước tiểu. Muốn biết trong nước tiểu có ketones hay không có thể thử nghiệm bằng “ketone test strips” bán tại các nhà thuốc tây.

Tay chân ngứa ran



Tiểu đường và mức đường cao trong máu sẽ tác hại đến các dây thần kinh và làm xáo trộn các tín hiệu thần kinh. Tình trạng này chưa được giải thích tường tận tại sao.

Những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên là cảm giác ngứa ran ở bàn tay và bàn chân.

Bàn chân đau và lở loét



Ngứa ran ở bàn tay và bàn chân có thể cực kỳ nguy hiểm nơi bệnh tiểu đường. Vì thần kinh bị hư hại và tuần hoàn huyết kém, cơ thể không thể chống lại được những nhiễm trùng dù nhỏ nơi những vết cắt, vết trầy. Thần kinh bị hư hại có khi cản trở người bị tiểu đường không nhận ra bệnh tật nơi bàn chân cho đến khi quá trễ.

Những vết thương chậm lành



Tiến trình chữa lành cần dòng máu tươi từ các tế bào hồng huyết cầu và bạch huyết cầu chảy đến nơi bị hư hại.

Vì máu tuần hoàn kém nên vết thương cần nhiều thời gian mới lành được.

Huyết áp cao



Một hậu quả khác mà tiểu đường gây hại cho các mạch máu là tình trạng huyết áp cao. Các mạch máu sẽ cứng và hẹp lại. Tình trạng này gọi là atherosclerosis (chứng vữa xơ động mạch) và là nguyên nhân hàng đầu đưa tới các vụ đột quỵ và những cơn đau tim (heart attacks).

Ngất xỉu



Bệnh tiểu đường, nếu không được kềm chế, sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và các mạch máu bị hư hại. Hai yếu tố đó kết hợp lại làm cho người bệnh dễ bị ngất xỉu.

Thường bị nhiễm trùng



Tiểu đường có thể làm cho khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể bị chậm lại.

Mức đường cao trong máu cũng tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn và các mầm bệnh khác phát triển.

Bệnh nướu răng



Ngoài ra, vì máu lưu thông kém, khô miệng, nhiễm trùng và thần kinh hư, người bị tiểu đường không chữa trị sẽ dễ mắc bệnh về nướu răng và rụng răng.

Tuy nhiên, người chữa trị bệnh tiểu đường cũng vẫn dễ bị bệnh nướu răng không hơn những người khác.

Nhức đầu



Lượng đường trong máu cao hoặc thấp đều gây ra nhức đầu: Khi mức đường thấp, các mạch máu có khi co thắt gây ra nhức đầu. Khi lượng đường trong máu quá cao, thận sẽ sản xuất ra nhiều nước tiểu hơn, dẫn đến việc mất nước, cũng gây ra nhức đầu.

PCOS



Polycystic Ovarian Syndrome, viết tắt là PCOS (Triệu chứng buồng trứng có vách) là một triệu chứng ảnh hưởng đến phụ nữ và chu kỳ kinh nguyệt của họ. Nó xảy ra khi hormone nơi người phụ nữ mất quân bình. Tuy các triệu chứng lúc đầu có thể nhẹ, nhưng về sau có thể trở nặng và là nguyên nhân hàng đầu gây hiếm muộn nơi phụ nữ.

Không ai biết rõ liên hệ giữa bệnh tiểu đường và PCOS ra sao, nhưng thực tế cho thấy nhiều phụ nữ bị tiểu đường loại 1 và 2 đều bị PCOS.

Mập phì

Không cần phải cân nặng quá mức mới bị tiểu đường, vì nhiều người nổi tiếng như Tom Hanks và Halle Berry cũng bị tiểu đường loại II tuy vóc người của họ trông thon thả.

Nhưng, nếu bạn quá nặng cân và đặc biệt là khi mỡ dư đọng lại chung quanh bụng, thì rủi ro bị tiểu đường loại 2 là rất cao.

TM
Nguồn: baotreonline.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân