TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Đường trong nước ngọt thành mỡ trong gan như thế nào?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Đường trong nước ngọt thành mỡ trong gan như thế nào?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9550

Bài gửiGửi: Sun Mar 20, 2016 10:40 pm    Tiêu đề: Đường trong nước ngọt thành mỡ trong gan như thế nào?

Đường trong nước ngọt thành mỡ trong gan như thế nào?

Đường ngày càng được liệt vào hạng kẻ thù tồi tệ nhất của cơ thể, tên ác quỷ trong chế độ ăn uống cần phải tránh bằng bất cứ giá nào.

Đầu năm nay báo cáo của Tổ chức y tế thế giới đề nghị một người nên dung nạp năng lượng không quá 10% từ đường trong thức ăn và thức uống hàng ngày. Nghĩa là khoảng 50g hoặc 12 muỗng cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên, cơ quan này khuyên rằng mọi người hãy nhắm đến mục tiêu không quá 5% – 25g hoặc sáu muỗng càphê – để gặt hái được những lợi ích tốt nhất cho sức khoẻ.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

TS Kimber Stanhope, Đại học California Davis cho biết sự khác biệt giữa đường tìm thấy trong tinh bột (carbohydrate), và đường trong các loại nước ngọt có ga


Nhưng tại sao đường lại tác hại đến như vậy?

Nhằm cố gắng giải thích rõ ràng hơn về cách thức nhiều loại đường khác nhau chuyển hoá trong cơ thể, TS Kimber Stanhope, Đại học California Davis cho biết sự khác biệt giữa đường tìm thấy trong tinh bột (carbohydrate), và đường trong các loại nước ngọt có ga.

Đầu năm nay một nghiên cứu do đại học UC Davis công bố cho thấy rằng đồ uống được làm ngọt bằng xirô bắp có lượng đường fructose đậm đặc theo các mức từ thấp đến cao làm gia tăng đáng kể nguy cơ gây ra bệnh tim mạch, thậm chí khi đường ấy được nam hay nữ khoẻ mạnh tiêu thụ chỉ trong hai tuần.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Toàn bộ các loại ngũ cốc mà chúng ta ăn và gọi là “carb” (bột đường) gần như là đường glucose thuần tuý


"Toàn bộ các loại ngũ cốc mà chúng ta ăn và gọi là “carb” (bột đường) gần như là đường glucose thuần tuý và đường ấy đi vào trong máu thật chậm vì phải có thời gian để các enzyme trong ruột chặt chúng ra bằng hết", bà nói.

"Glucose từ ruột đi vào tĩnh mạch cửa", TS Stanhope nói tiếp. "Từ đó, điểm dừng đầu tiên của nó là gan.Nếu gan cần năng lượng, nó sẽ kéo glucoz vào", bà giải thích, "Nhưng khi gan đã có đủ năng lượng hầu hết glucose sẽ bỏ qua gan và được chuyển giao cho phần còn lại của cơ thể", TS Stanhope trình bày.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Fructose bắt đầu cuộc hành trình khắp cơ thể từ ruột, và được chuyển giao trực tiếp cho gan ngay lần đầu tiên.


Bất kỳ phần nào khác của cơ thể cần năng lượng đều có thể thu hút glucoz như là nhiên liệu. Tuy nhiên, cách mà cơ thể sử dụng fructose lại rất khác thường. Fructose có trong nhiều loại thức uống, và dưới dạng xirô bắp fructose đậm đặc. Nó cũng bắt đầu cuộc hành trình khắp cơ thể từ ruột, và được chuyển giao trực tiếp cho gan ngay lần đầu tiên.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Nếu gan cần năng lượng, nó trở thành nhiên liệu. Và bất kỳ lượng fructose dư thừa nào cũng đều tích trữ trong gan


Tuy nhiên, TS Stanhope nói, có một enzyme hoạt động trong gan thường xuyên "trực chiến". Và nó sẽ nắm lấy bất kỳ fructose nào rơi vào tay nó, kể cả khi gan đã đầy đủ năng lượng. Hậu quả là, ngược lại với glucose, fructose nằm luôn trong gan. Nếu gan cần năng lượng, nó trở thành nhiên liệu. Và bất kỳ lượng fructose dư thừa nào cũng đều tích trữ trong gan. TS Stanhope giải thích: "Vì vậy, cuối cùng chúng ta bị quá thừa fructose trong gan, và do đó nó được tích trữ dưới dạng mỡ".


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Lượng mỡ trong gan càng tăng có nghĩa là mỡ vào trong máu càng nhiều. Điều đó làm tăng lượng cholesterol và triglyceride trong máu – có thể gây ra hội chứng chuyển hoá. Triglyceride, cùng với cholesterol, là một thước đo quan trọng đối với sức khoẻ của tim. Chúng là một loại mỡ tìm thấy trong máu. Khi chúng ta ăn, cơ thể chuyển đổi bất kỳ calo nào mà nó không ưu tiên sử dụng thành triglyceride. Triglyceride được trữ trong các tế bào mỡ của bạn. Các hormone sau đó giải phóng triglyceride thành năng lượng giữa các bữa ăn. Nhưng nếu bạn ăn nhiều calo hơn mức bạn đốt bạn có khả năng làm tăng mức triglyceride trong máu cùng với cholesterol và các loại mỡ khác. "Mức cholesterol và triglyceride tăng lên là những nhân tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch", TS Stanhope lưu ý.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Hội chứng chuyển hoá là một thuật ngữ chung cho một loạt vấn đề gồm tăng huyết áp, đường huyết cao và dư mỡ bụng (mỡ nội tạng) và cholesterol bất thường, và điều đó làm tăng nguy cơ bệnh tim, đái tháo đường và đột quỵ.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

TS Stanhope nói thêm: "Còn có một vấn đề nữa, chúng tôi tin rằng mỡ trong gan làm giảm khả năng làm nhiệm vụ của insulin, và điều đó làm tăng nguy cơ đái tháo đường.

"Hơn nữa, khi insulin của bạn hoạt động không tốt, điều đó cũng làm cho fructose trở thành mỡ nhiều hơn và làm tăng lượng mỡ gan đưa vào máu.

"Một vấn đề khác nữa là nhóm người tiêu thụ fructose có xu hướng tăng cân trong khoang bụng, đó là cái mà chúng tôi gọi là mỡ nội tạng và làm cho chúng ta có hình trái táo".


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân