TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Khổ qua (mướp đắng) - Cây thuốc rất hiệu nghiệm trị bệnh Tiểu Đường
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Khổ qua (mướp đắng) - Cây thuốc rất hiệu nghiệm trị bệnh Tiểu Đường

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9550

Bài gửiGửi: Mon Dec 28, 2015 11:51 am    Tiêu đề: Khổ qua (mướp đắng) - Cây thuốc rất hiệu nghiệm trị bệnh Tiểu Đường

Khổ qua (mướp đắng) - Cây thuốc rất hiệu nghiệm trị bệnh Tiểu Đường

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Vào năm 1990, Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho phát hành 1 bộ gồm 6 con Tem với chủ đề Dược Thảo. Mỗi con Tem là một cây thuốc mà LHQ cho là có giá trị trong việc chữa bệnh trên thế giới. Khổ Qua hay Mướp Đắng đã được chọn làm 1 trong 6 cây thuốc tiêu biểu. Mướp Đắng là một cây thuốc rất thông dụng tại Việt Nam nhưng lại chỉ là một cây cảnh tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên người Mỹ đã bắt đầu chú ý đến tính cách trị bệnh Tiểu Đường của Mướp Đắng.


TÊN KHOA HỌC:

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Momordica Charantia thuộc họ thực vật Curcubitaceae. Mỹ gọi dưới tên Bitter Melon, Balsam Pear. Đông Y gọi là Khổ Qua với phiên âm Foo gwa.


ĐẶC TÍNH THỰC VẬT VÀ LỊCH SỬ:

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Mướp Đắng được trồng khắp miền nhiệt đới nhất là ở Trung Hoa, Ấn Độ, Sri-Langka, Việt Nam, và cả ở Philippines, Indonesia. Mướp Đắng vừa được dùng làm thuốc lẫn làm thực phẩm tại các nước Á Đông.

Cũng còn có một giống Mướp Đắng “Trắng”, vị không đắng nhưng ít được ưa chuộng.


Mướp Đắng trong Y-Dược học Đông Phương


- Y Dược Trung Hoa: Mướp Đắng được xem là có tính bổ Âm, có khả năng loại trừ được Nhiệt trong người. Giải được mệt mỏi, làm sáng mắt, tăng cường Dưỡng khí trong cơ thể. Hạt Mướp Đắng dùng để trị các chứng Ho có đờm bằng cách mài hột với nước rồi hấp trong nồi cơm, lấy nước đọng trên nắp vung mà uống. Cũng có sách cho rằng hạt Mướp Đắng Ích Khí và Tráng Dương. Một phương thức dùng Hạt Mướp Đắng để trị bất lực được pha chế như sau: Rang Hạt Mướp Đắng đến vàng, tán thành bột, dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10g bột cùng với (dưới 150 ml) rượu Brandy hoặc Vodka trong 10 ngày liên tiếp. Hoa của Mướp Đắng dùng để chữa các trường hợp đau bao tử đầy hơi: Tán Hoa thật nhỏ, đun với nước cũng dùng để sáng mắt. Lá Mướp Đắng kích thích và tiết Mật, giúp trị sốt cao, trị được các loại bệnh nhọt ngoài da.

- Y Dược Việt Nam: Người Việt dùng dây Mướp Đắng nấu nước để tắm cho trẻ em bị Rôm Sảy.

- Y Dược Ấn Độ (Ayuravedic) dùng Lá Mướp Đắng để trị sốt rét. Rễ Mướp Đắng để trị bệnh Trĩ và Trái Mướp Đắng để trị bệnh Giun Sán, Bổ Gan, chữa được phong thấp, vàng da.


ĐẶC TÍNH DƯỢC HỌC:


- Khả năng trị bệnh Tiểu Đường:

Mướp Đắng là 1 trong 4 cây thuốc được công nhận là có tác dụng chữa Tiểu Đường công hiệu và an toàn. Tác dụng của Mướp Đắng được xem là chậm và tăng dần với tính cách cộng hưởng. Mướp Đắng khi dùng bằng cách thái nhỏ trái tươi và sắc lấy nước tỏ ra công hiệu hơn là chế phẩm làm từ trái phơi khô.

Mướp đắng cải thiện được sự dung nạp Glucose (glucose tolerance) mà không gia tăng mức độ insulin trong máu. Mướp Đắng cũng cải thiện được mức glucose trong máu khi nhịn ăn (fasting blood glucose), đồng thời làm hạ được lượng đường trong máu và nước tiểu.

- Khả năng gia tăng hoạt động của Hệ Miễn Nhiễm:

Momordicine trong Mướp Đắng đang được thử nghiệm tại Viện Đại Học Kansas city về khả năng kích thích sự hoạt động của Hệ Miễn Nhiễm và cho thấy có thể làm gia tăng hoạt tính của các tế bào trong Hệ Miễn Nhiễm chống lại các siêu vi trùng và cả tế bào ung thư. Momordicine cũng có tác dụng sát trùng, do đó nước sắc Mướp Đắng có thể trị được một số bệnh ngoài da.

Ghi chú: Một vài tác giả Tây Phương đã nhầm lẫn giữa 2 cây Khổ Qua (Mướp Đắng) và Qua Lâu cùng trong họ Bầu Bí với tên khoa học là Trichosanthes kirilowii. Rễ của Qua Lâu cũng được dùng để trị Tiểu Đường do tính cách giải khát, thanh nhiệt. Qua Lâu đang được thế giới nghiên cứu vì chất Trichosanthin hay Compound Q trong cây đang được thử nghiệm để trị bệnh AIDS. Qua lâu Việt Nam hay T. multiloba đang được thử để trị Ung Thư.



Mướp Đắng tuy rất có giá trị để trị bệnh nhưng vì vị đắng nên đôi khi rất khó sử dụng. Một trong những phương thức giúp làm giảm vị đắng là thái mỏng và ngâm vào nước muối trong 20-30 phút trước khi lấy ra và rửa lại bằng nước sạch.

DS Trần Việt Hưng
Nguồn: baotreonline.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân