TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tại sao rất khó để giảm cân?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tại sao rất khó để giảm cân?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9611

Bài gửiGửi: Sun Dec 27, 2015 10:01 pm    Tiêu đề: Tại sao rất khó để giảm cân?

Tại sao rất khó để giảm cân?

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng chất béo dư thừa được bảo vệ nghiêm ngặt bởi chính cơ thể của bạn.


Chúng ta được “thiết kế” để tìm kiếm thức ăn – xu hướng đó cần thiết cho sự sống còn của chúng ta và chúng ta có một hệ thống phức tạp để kiểm soát điều này. Nghiên cứu gần đây cho thấy, sau khi trọng lượng cơ thể giảm đi, thì những mức độ lưu thông các hoóc-môn ảnh hưởng đến sự thèm ăn của chúng ta có xu hướng thúc đẩy việc ăn uống nhiều hơn mức bình thường và tăng cân trở lại.

Thật vậy, thí nghiệm ở Minnesota được công bố vào năm 1950 đã cho thấy rằng, chúng ta có xu hướng ăn quá nhiều sau một thời gian hạn chế nạp năng lượng cho đến khi mức độ béo trở lại hay vượt mức ban đầu. Và mặc dù chúng ta có thể coi tình trạng béo như một dạng dự trữ năng lượng đơn giản, trong suốt các chu kỳ mà thực phẩm bị thiếu hụt thì việc phân chia nhiên liệu hoạt động lại không đơn giản – protein cơ bắp được chuyển đổi nguyên xi một cách dễ dàng thành năng lượng bảo vệ các khối dự trữ chất béo.


Đổ lỗi cho lối sống săn bắt hái lượm

Thật ngạc nhiên khi biết rằng chất béo dư thừa được bảo vệ chặt chẽ bởi chính cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, một tư duy một chút là có thể lý giải tại sao lại như vậy. Sinh lý của chúng ta đã được định hình qua hàng thiên niên kỷ bởi các quá trình tiến hóa khiến cho chúng ta phù hợp với một lối sống săn bắn hái lượm – vốn phải cần đến những mức độ hoạt động thể chất cao và nhiều lúc còn cần đến các thời kỳ đói kém và dư dả tiệc tùng.



Những người mà có sự thích nghi về chuyển hóa đã ưu tiên việc tích trữ năng lượng dư thừa thành mỡ và họ sẽ có khả năng nhiều hơn để tồn tại và để lại điều này trong các gen của họ. Trong suốt thời kỳ đói kém, khả năng để giữ lại lượng mỡ dự trữ cũng sẽ là thuận lợi. Những sự thích nghi đó, mà một khi hữu ích, thì giờ đang gây ra những mức độ chưa từng thấy về bệnh béo phì trên tất cả các quần thể đang hướng tới lối sống được đặc trưng bởi các độ mức hoạt động thể chất thấp và sự phong phú về thực phẩm. Tóm lại, chúng ta được “thiết kế” để lưu trữ chất béo, và để duy trì nó một khi chúng ta đã có nó.


Được “thiết kế” để béo

Để hiểu rõ sinh lý của mình, chúng ta phải hiểu được sự cân bằng tự nhiên theo đó các hệ thống sinh học được quy định chủ yếu thông qua các hệ thống thông tin phản hồi tiêu cực. Những thay đổi với một điều kiện được giám sát (như mỡ của cơ thể) tạo ra những phản hồi chống đối sự thay đổi này cho đến khi điều kiện được giám sát trở lại “điểm thiết lập”. Điều này có vẻ như trở thành vấn đề đối với sự giảm cân. Một độ giảm mô mỡ dẫn tới những thay đổi về các mức độ của các hóc-môn mà thường dẫn đến sự trở lại mức béo ban đầu.

Tuy nhiên, quan trọng là ở đây, dường như đó không trở thành vấn đề khi đối phó với sự tăng cân. Các hệ thống sinh học của chúng ta dường như không đủ mạnh mẽ để chúng ta trở lại với “điểm thiết lập” của mình. Có lẽ hoàn cảnh này là do gen béo phì quá áp đảo chăng? Hoặc có lẽ sinh lý của chúng ta luôn luôn dựa trên một sự kiện bên ngoài, chẳng hạn như nạn đói hoặc mức độ hoạt động thể chất cao, để điều chỉnh trọng lượng cơ thể?



Chừng nào mà hoàn cảnh vẫn duy trì gen béo, thì vấn đề béo phì sẽ vẫn còn. Chúng ta không còn có thể dựa vào bản năng của mình để điều chỉnh lượng mỡ cơ thể nữa – bây giờ chúng ta phải dựa vào ý chí của chúng ta.

Tác giả: Matthew Haines, Đại học Huddersfield
Dịch giả: Ngọc Yến
Nguồn: vietdaikynguyen.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân