TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Vẻ Vang Việt Nam
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Vẻ Vang Việt Nam

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sưu tầm của MAI THỌ
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7320

Bài gửiGửi: Thu Sep 17, 2015 1:04 am    Tiêu đề: Vẻ Vang Việt Nam


Vẻ Vang Việt Nam

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Vũ Thế Thùy Anh: Nữ đại tá gốc Việt trong quân lực Hoa Kỳ


Vũ Thế Thùy Anh: Nữ đại tá gốc Việt trong quân lực Hoa Kỳ

Cô Thùy Anh cũng có vài lời cảm ơn Cô Bác và bạn bè đã đến chung vui. Cô cảm ơn Bố Mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ các con nên người. Bố mẹ luôn nhắc nhở các con sống cho xứng đáng là người Việt Nam. Nhất là bố luôn tự hào một sĩ quan Hải Quân trong QuânLực VNCH.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Vũ Thế Thùy Anh: Nữ đại tá gốc Việt trong quân lực Hoa Kỳ


Cali Today News - Thật là một vinh dự cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại, Cô Vũ Thế Thùy Anh, ái nữ của Cựu Đại Úy Hải Quân VNCH, Vũ Thế Hiệp vừa được vinh thăng Đại Tá hồi Tháng Bảy, 2015.

Cô Thùy Anh sinh năm 1968, theo gia đình định cư tại Hoa Kỳ năm cô lên 7 tuổi. Lớn lên cô theo học ngành Dược ở University of Maryland, tốt nghiệp năm 1994. Sau khi ra trường cô làm việc ở John Hopkin Hospital. Chín năm sau, năm 2003 cô gia nhập Đoàn Ủy Nhiệm Y Tế Công Cộng của Hoa Kỳ (United States Public Health Service Commission Corps – USPHSCC) vì lý tưởng thích đi xa để phục vụ, giúp đỡ nhiều người. Hiện cô đang phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ, tại một căn cứ Quân sự ở Bethesda.

Được biết ba em trai của cô là bác sĩ: Vũ thế Duy Anh, bác sĩ quang tuyến; Vũ thế Tuấn Anh, bác sĩ cấp cứu; Vũ thế Quốc Anh, bác sĩ nhãn khoa.

Để bày tỏ niềm hãnh diện và vui mừng Ông Bà Vũ thế Hiệp, thân sinh của cô Thùy Anh có tổ chức một buổi tiệc thân mật tại Nhà hàng Thần Tài với khoảng hơn một trăm năm mươi người thân và bạn hữu. Trong buổi tiệc này, Ông Vũ Thế Hiệp nói, ông rất vui mừng thấy con cái mình, thế hệ thứ hai đã thành công, đem lại hãnh diện cho gia đình nói riêng và cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại nói chung.

Cô Thùy Anh cũng có vài lời cảm ơn Cô Bác và bạn bè đã đến chung vui. Cô cảm ơn Bố Mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ các con nên người. Bố mẹ luôn nhắc nhở các con sống cho xứng đáng là người Việt Nam. Nhất là bố luôn tự hào một sĩ quan Hải Quân trong QuânLực VNCH. Cô đã noi theo gương bố, gia nhập vào Quân Đội Hoa Kỳ để có được ngày vui hôm nay. Cô cũng cảm ơn phu quân đã hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ, thay thế cô chăm sóc con trong lúc cô phải đi xa vì công vụ.

Đại Tá Vũ Thế Thùy Anh đã đem lại niệm hãnh diện không riêng cho gia đình cô mà cho cả cộng đồng người Việt ở hải ngoại nói chung.

Tuyết Mai


Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu Sep 17, 2015 2:26 am    Tiêu đề:

THỌ ơi,

Nhìn ảnh và các dòng tin, mình vui lắm , làm mình nhớ lại bà Đại tá Trần Cẩm Hương, Chỉ huy trưởng Đoàn Nữ quân nhân QL/VNCH trước tháng 4/1975 . Có điều Colonel HƯƠNG bị hồi hưu khi đến tuổi theo qui định, tức là chưa kịp lên chuẩn tướng (brigadier general). Vậy  đứa cháu nhà họ Vũ này (Vũ Thế Thùy Anh) , nhờ Thọ tính giùm xem, có lên được chuẩn tướng trước khi hồi hưu không, vì cháu năm nay mới 47 tuổi (cháu sinh 1968).

Vinh dự lắm cho HẬU DUỆ .
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7320

Bài gửiGửi: Sat Oct 03, 2015 4:34 pm    Tiêu đề: Vẻ Vang VN


Vẻ Vang Việt Nam

Gia đình họ Lê trong ngày lễ khoác áo trằng (từ trái sang: Katherine, Khanh, Brian, Nga, John và Christopher). / Ảnh: Allen Jones



Một gia đình tỵ nạn VN hiếm có

(Bích Lan sưu tầm)

Vào ngày 30/07/2015, gia đình của ông Khanh và bà Nga Lê đã đến tham dự lễ khoác áo trắng cho cậu con trai út của mình, Christopher tại trường đại học Virginia Commonwealth University of Medicine (VCU). Đây là buổi lễ truyền thống, dành cho các sinh viên bắt đầu vào học chương trình ngành y.

Ông Khanh Lê đã cố gắng cầm nước mắt, trước sự kiện đáng nhớ này của gia đình ông. Kể từ hôm nay, vợ chồng ông trở thành bố mẹ của 5 người con đều theo đuổi ngành y khoa, và đều học ở cùng một trường đại học VCU. Ông đã thốt lên rằng: “Tôi không thể nghĩ rằng gia đình mình có thể đi xa đến như vậy. Thật khó mà tưởng tượng rằng, tôi là ông bố của một gia đình có 5 người con đều là bác sĩ”.

Trước Christopher, 4 anh chị em trong gia đình họ Lê cũng đã vinh dự được theo học ngành y, tại cùng một ngôi trường. Brian đang ở năm thực tập cuối tại VCU chuyên khoa phẫu thuật. John đã là bác sĩ nội khoa tại VCU Medical Center. Audrey mới tốt nghiệp vào tháng 5, hiện đang thực tập năm thứ 1 tại Brown University. Và Katherine đang học năm thứ 4 ngành y tại VCU.

Câu chuyện về gia đình của ông Khanh Lê là một tấm gương phấn đấu tiêu biểu cho cộng đồng người Việt tị nạn khắp nơi trên thế giới. Có lẽ gia đình VIệt tị nạn nào cũng thấy một phần hình ảnh của mình, trong câu chuyện của gia đình ông Khanh.

Ông Khanh là con của một gia đình viên chức trong chính quyền Việt Nam Cộng Hoà Hoà trước 1975. Biến cố 30/04/1975 đã làm đảo lộn tan tác tất cả, năm đó ông Khanh mới 18 tuổi. Cũng giống như nhiều người Việt, ông đã tìm cách trốn thoát khỏi Việt Nam. Ông đã từng vượt biên đường bộ, bị bắt ở tù gần 2 năm. Ông Khanh đã trốn thoát khỏi trại, sau đó đã cố vượt biên bằng đường biển thêm gần 10 lần nữa trong 3 năm kế tiếp. Sau cùng, ông cũng đã thành công, đến được bến bờ tự do vào tháng 4/1980.

Cũng vào thời gian đó, bà Nga cũng cùng gia đình vượt biên. Hai người đã gặp nhau ở đảo Pulau Bidong (Malaysia) mùa hè 1980. Cả hai sau đó cùng sang định cư tại Canada. Tại đây, ông Khanh đã thưc hiện được ước mơ của mình, bước chân vào trường đại học. Vừa đi học, vừa đi làm, đến năm 1988, ông tốt nghiệp kỹ sư điện tại đại học Concordia -Montreal.

Sau khi tốt nghiệp, ông đã làm hai job, để vừa có thể nuôi dưỡng con cái, vừa gởi tiền về giúp đỡ gia đình ở Việt Nam. Với một cuộc sống vất vả khó khăn như vậy, ông Khanh tâm sự rằng ông luôn nhìn cuộc đời bằng con mắt lạc quan, cảm ơn những gì mình đang có, và sẵn sàng đền đáp ơn đời, ơn người khi có dịp.

Sau đó, ông Khanh tìm được công việc ở North Carolina. Ông có dịp ghé thăm và tìm hiểu trường đại học VCU. Ông nhận thấy đây là một ngôi trường y lý tưởng để cho cậu con trai đầu lòng của mình-Brian- theo đuổi giấc mơ ngành y. Ông đã quyết định đem gia đình gia định cự tại Richmond- Virginia.

Kể từ đó, Brian là người đầu tiên theo học ngành y trong gia đình. Brian cũng chính là người đã truyền cảm hứng về sự nghiệp “lương y như từ mẫu” cho các em, để rồi tất cả 5 anh chị em đều theo học cùng một ngành, một kết quả đáng khâm phục của gia đình họ Le như ngày hôm nay. Quan trọng hơn hết, cả 5 anh em đều nhớ lời cha mình dặn: ngành y là một bộ phận thiết yếu của cộng đồng, và mục đích cao cả hơn hết của nó là có cơ hội để giúp đỡ người khác.

Câu chuyện của gia đình họ Le, với 5 người con cùng học ngành y, là một kết thúc có hậu, cho một gia đình người Việt tị nạn, nhân dịp cộng đồng người Việt tị nạn khắp nơi kỷ niệm 40 năm tị nạn của dân tộc mình.


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7320

Bài gửiGửi: Thu Oct 22, 2015 12:37 pm    Tiêu đề: VẺ VANG DÂN VIỆT  (TỴ NẠN)


VẺ VANG DÂN VIỆT  (TỴ NẠN)
(Ngọc Mai sưu tầm)

Cậu bé bán thuốc lá dạo ở VN (Ảnh minh họa)


Cậu bé bán thuốc lá dạo ở VN trở thành nhà khoa học tài giỏi ở Mỹ

Giáo sư-Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành


Một nhà khoa học thành danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và hằng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế xuất thân từ một cậu bé bán thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn. Câu chuyện của Giáo sư-Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành hiện đang giảng dạy tại trường đại học Utah, Hoa Kỳ, là niềm hãnh diện của người Việt trên trường quốc tế và là tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ Việt Nam noi theo.

Năm 11 tuổi, cậu bé Thành đã bắt đầu bươn chải, dãi dầu mưa nắng để kiếm tiền phụ mẹ nuôi 9 anh chị em sau khi cha mình bị liệt bán thân. Ngày ngày, sau giờ tan trường từ giữa trưa đến tận 9, 10 giờ đêm, cậu bé rong ruổi với thùng thuốc lá trên vai đi bán dạo quanh bến xe lam chợ Gò Vấp. Năm 1976, khi Việt Nam mở chiến dịch đưa cư dân ra các vùng kinh tế mới xa xôi, hẻo lánh, gia đình Thành chuyển xuống Lái Thiêu xoay sở tậu được một miếng ruộng nhỏ và một cặp trâu. Ở tuổi 15, Thành bỏ nghề bán thuốc lá dạo để chuyển sang đi cày thuê cuốc mướn. Việc học của cậu bé bị cản trở và chi phối rất nhiều bởi công cuộc mưu sinh vất vả hằng ngày, nhưng ý chí quyết tâm theo đuổi con đường học vấn để đổi đời đã vun đúc trong lòng cậu bé từ rất sớm.

Tiến sĩ Thành chia sẻ:

“Tôi có tư duy thích học, những lúc rảnh rỗi, tôi thường lấy sách đọc. Chỉ có môn toán là tôi học được vì không đòi hỏi tập trung nhiều. Cứ rảnh là tôi ngó qua một cái rồi để cái đầu tôi làm việc. Tôi được sự dạy dỗ của ông nội và ba tôi. Họ thường khuyên rằng học vấn là con đường ngắn nhất để đưa một người không có gì tới thành công.”

Tới năm học lớp 12, con đường học vấn của cậu bé nghèo, lam lũ bắt đầu rẽ bước ngoặt, xuất phát từ một đáp án dí dỏm của Thành trước câu hỏi của thầy đố các học sinh giỏi. Ấn tượng trước sự thông minh của Thành, người thầy đã soạn đưa cho cậu bé một số sách để tham khảo.

Giáo sư Trương Nguyện Thành kể lại:

“Năm 1979, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức kỳ thi toán toàn quốc. Thầy tôi có đem mười mấy cuốn sách cho tôi mượn, bảo tôi đọc cho biết rồi tới dự lớp thầy dạy cho các học sinh giỏi dự thi toán. Tôi rất cảm động trước nghĩa cử này. Mỗi tối sau giờ làm ruộng, tôi đốt đèn dầu đọc sách từ 9 giờ tới 12 giờ đêm. Thời điểm đó, ở Việt Nam, hạnh kiểm là vấn đề khá quan trọng. Hạnh kiểm tôi tương đối xấu nên cô hiệu trưởng không cho tôi đi thi học sinh giỏi toán. Ông thầy lén đưa tôi đi theo đội tuyển, may quá tôi thi đậu. Tỉnh Bình Dương lúc đó chọn khoảng 30-40 em học sinh giỏi toán lên trên tỉnh học chuyên toán trong 3 tháng. Sau 3 tháng, họ tuyển lại lấy 5 em. Tôi cũng may mắn lọt vào trong 5 em đó. Cũng vì thế, ba tôi nhận ra rằng tôi có tiềm năng. Từ lúc đó, ông khuyên tôi nên nghỉ đừng đi cày thêm mà tập trung học. Và từ đó, ông tìm cách cho tôi ra nước ngoài.”

19 tuổi, sau khi thi đậu vào đại học Bách Khoa, chàng thanh niên Trương Nguyện Thành vượt biên sang Mỹ. Sau 1 năm ở trung học với những khó khăn bước đầu về ngôn ngữ, anh từ giã gia đình bảo trợ người Mỹ để bắt đầu cuộc sống tự lập ngay từ năm thứ nhất đại học. Để trang trải sinh hoạt phí trong thời đèn sách, phần đông các bạn trẻ ở đây thường phụ việc ở nhà hàng, tiệm giặt ủi, hay đi giao báo. Riêng trường hợp của Thành, anh tìm đến một người thầy và xin được theo chân làm việc trong phòng thí nghiệm để bắt đầu công việc nghiên cứu ngay từ năm đầu đại học, một công việc thường bắt đầu ở bậc cao học. Số tiền kiếm được đủ trang trải các khoản chi phí hết sức tiết kiệm hằng ngày. Còn học phí của anh chủ yếu nhờ các khoản vay từ nguồn quỹ dành cho sinh viên và các phần học bổng của chính phủ. Sau 4 năm đại học, anh ra trường với bằng cử nhân hóa học cùng với 4 văn bằng phụ về lý, toán, công nghệ thông tin, và thống kê.

Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ. Trong thời gian nghiên cứu hậu tiến sĩ, anh dành được học bổng của Qũy Khoa học Quốc gia dành cho các tiến sĩ trẻ có tiềm năng vì lúc tốt nghiệp tiến sĩ, anh đã có 16 bài nghiên cứu trong khi trung bình một tiến sĩ khi ra trường xuất bản chừng 4-5 bài nghiên cứu. Năm 1992, anh về làm Giáo sư hóa cho trường đại học Utah. Một năm sau, anh được chọn là 1 trong những nhà khoa học trẻ nhiều triển vọng của Hoa Kỳ, với giải thưởng 500 ngàn đô la cho công tác nghiên cứu. Năm 2002, anh được cấp bằng Giáo sư Cao cấp, tức bậc cao nhất trong 3 cấp Giáo sư của Mỹ.

Những yếu tố nào giúp một cậu bé lam lũ, nghèo khó từng bán thuốc lá dạo, cày thuê cuốc mướn ở đáy xã hội Việt Nam lột xác, đổi đời thành một nhà khoa học danh tiếng tại Mỹ?

Giáo sư-Tiến sĩ Trương Nguyện Thành cho biết:

“Người đó có tiềm năng trời phú. Thứ hai, có môi trường giúp họ phát triển. Thứ ba, người đó có nhận thức được rằng mình có cơ hội đó hay không.

Tiềm năng chỉ là khả năng, muốn đạt được thành công đòi hỏi phải có môi trường để phát triển. Môi trường không cho phép người đó phát triển, thì cũng không làm được. Điển hình là người Việt ở Mỹ hay ở nước ngoài thành công rất cao, thế nhưng tại sao ngay tại Việt Nam không có những ngôi sao như vậy?


Giáo sư Trương Nguyện Thành chụp tại Viện Khoa Học-Công Nghệ-Thông Tin ở Sài Gòn


Khi tôi bước chân vào trung học ở Mỹ, có một cậu vượt biên cũng giống trường hợp như tôi, đi một mình, được một gia đình Mỹ bảo lãnh. Cậu ta cũng ở gần nhà tôi. Khi tới Mỹ, tôi và cậu ấy có cùng một cơ hội như nhau. Tôi cố gắng hơn, tôi vào đại học. Còn cậu ta làm việc cho một hãng gà Tây, kiếm tiền liền. Một năm sau, tôi về lại làng thăm ba mẹ nuôi và ghé thăm thằng bạn. Công việc nó làm chỉ đứng móc ruột gà Tây thôi, chờ con gà chạy qua, đưa tay vào móc ruột gà ra. Nó khoe với tôi nó có được chiếc xe hơi. Còn tôi lúc đó vẫn chưa có gì. Sau 4 năm đại học, tôi trở về, anh bạn vẫn còn móc ruột gà Tây. Anh đã có được một căn hộ, có TV lớn, dàn máy xịn, xe hơi sports. Còn tôi vẫn chỉ một thùng sách quèn. Sau 5, 6 năm sau, tôi trở về, cậu bạn vẫn còn làm chỗ cũ nhưng cho biết phải đổi nghề vì đau nhức xương khớp tay do làm việc ở phòng lạnh. Lúc đó, tôi sắp ra tiến sĩ. Đó là cái điều kiện thứ 3 mà tôi muốn nói: người có tiềm năng, có môi trường, mà không nhận thức được cơ hội của mình và quyết tâm đạt được cơ hội đó. Thật sự, tôi không có xe hơi, không có bạn gái, không có tình phí, ở nội trú, ăn mì gói. Cho nên, chi phí tôi rất ít. Tôi làm việc trong phòng nghiên cứu chỉ đủ sống. Tôi ra đại học trong túi chỉ có 200 đô la, nợ nhà nước khoảng 15 ngàn đô la (mỗi năm khoảng 3-4 ngàn tiền học phí cộng với tiền phụ thêm để sống), cùng một thùng sách và một giỏ quần áo cũ.”

Thành công ở xứ người, Giáo sư Thành trở lại Việt Nam, giúp thành lập Viện Khoa học Công nghệ Tính toán TP.HCM bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009. Vừa tiếp tục giảng dạy tại trường đại học Utah ở Mỹ, vừa giúp điều hành Viện nghiên cứu tại Việt Nam, Viện trưởng Trương Nguyện Thành nói về công việc của mình:

“Điều khiển một viện nghiên cứu từ xa rất khó. Cho nên, có một viện trưởng tại Việt Nam chuyên lo các vấn đề hằng ngày như làm việc với chính phủ, hợp đồng, hay mướn người. Còn tôi phụ trách chiến lược phát triển về khoa học, kêu gọi những người khác về giúp phát triển.”

Ngoài ra, cá nhân ông còn nhận bảo trợ cho các sinh viên giỏi từ Việt Nam sang Mỹ du học bằng chính nguồn quỹ nghiên cứu của ông. Đích thân Giáo sư Thành đứng ra phỏng vấn tuyển chọn người tài, và từ năm 2001 tới nay, ông đã tài trợ cho trên dưới 20 sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập, nghiên cứu. Trong số này có nhiều người đã trở về giúp ông phát triển Viện nghiên cứu tại Việt Nam.

Tiến sĩ Trương Nguyện Thành tâm sự:

“Thời còn đi cày mướn, lời nguyền của tôi là nếu tôi thành công, tôi sẽ đem cơ hội đó cho lại những người khác. Đó là tâm nguyện của tôi lúc còn ở đáy xã hội Việt Nam. Tôi thường nói chuyện với học trò của tôi khi họ tới cảm ơn tôi đã cho họ cơ hội. Tôi bảo họ không cần cảm ơn tôi. Điều họ có thể trả ơn tôi là đem cơ hội đó cho một vài người khác. Chính vì vậy, một số đệ tử của tôi về lại Việt Nam, giúp tôi lập Viện. Tôi gieo những hạt giống và từ đó sẽ nhân thành những hạt giống khác. Một con én không làm nên nổi mùa xuân. Tôi chỉ là người mở đường. Những người khác bước chân theo, làm cho con đường rộng ra, nhẵn thêm, dễ đi hơn.”

Giáo sư Thành nói ai cũng mơ ước thành công, nhưng chỉ có những người chịu khó nỗ lực mới tới được đích đến:

“Tôi chỉ có một lời nhắn nhủ với các sinh viên ở Việt Nam rằng trên đời cái gì cũng có giá phải trả. Nếu muốn thành công, phải chấp nhận trả cái giá đó. Thành công là một con đường đi chứ không phải là một điểm đích. Tôi không nói tôi đã thành đạt điều gì, chỉ là một con đường mà khi quay lại tôi thấy tôi đã đi được rất xa rồi.”

Con đường thành công của Giáo sư -Tiến sĩ Trương Nguyện Thành trải qua bao nhiêu năm gian nan, thử thách. Cậu bé bần cùng, lam lũ ở Việt Nam qua đến Mỹ cũng đã nếm trải bao nhiêu những thiếu thốn, khó nhọc để có được vị trí đáng nể như ngày hôm nay. Đó là nhờ sự quyết tâm vượt khó vươn lên, sẵn sàng trả giá cho con đường đã chọn.


Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7320

Bài gửiGửi: Fri Nov 06, 2015 6:34 pm    Tiêu đề: Miss Vietnam Thúy Vân - Á hậu 3 Hoa hậu Quốc tế 2015

Miss Vietnam Thúy Vân - Á hậu 3 Hoa hậu Quốc tế 2015












Thúy Vân đoạt giải Á hậu 3 Hoa hậu Quốc tế 2015

Thúy Vân đoạt giải Á hậu 3 Hoa hậu Quốc tế 2015

(Thúy Lan sưu tầm)

Phạm Hồng Thúy Vân - Á khôi Hoa khôi Áo dài 2014 - là gương mặt đại diện Việt Nam tại cuộc thi.

Với câu trả lời ứng xử ấn tượng, đại diện Việt Nam đã giành giải Á hậu 3 trong cuộc thi tại Nhật Bản.

16h chiều nay 5/11 (giờ địa phương), chung kết cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2015 diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản.


Thúy Vân giành ngôi Á hậu 3 Hoa hậu Quốc tế 2015.


Sau khi được xướng tên vào top 10 bên cạnh các người đẹp Venezuela, Hoa kỳ, Thái Lan, Brazil, Mexico, Philippines, Honduras, Kenya, Anh.

Thúy Vân gây ấn tượng tại phần thi ứng xử. Cô gái 22 tuổi trả lời với phong thái tự tin và tiếng Anh trôi chảy.

"Dù mới ở Nhật Bản vài tuần, tôi đã cảm nhận được sự tươi đẹp của đất nước cũng như con người nơi đây. Quan trọng hơn, các bạn đã đem lại cho tôi một giấc mơ rằng một ngày nào đó, mọi đất nước trên thế giới sẽ trở nên tuyệt vời như Nhật Bản. Nếu được trở thành Hoa hậu Quốc tế 2015, tôi sẽ có cơ hội biến giấc mơ ấy trở thành sự thực. Tôi sẽ sử dụng tiếng nói, sự tự tin, sức ảnh hưởng và hành động của mình để truyền cảm hứng tới mọi người trên thế giới, giúp con người tin tưởng hơn vào những hy vọng và mơ ước. Tôi muốn làm những điều ấy cho Việt Nam - quê hương tôi, cho Nhật Bản và cho một thế giới tươi đẹp hơn, một thế giới không chiến tranh và cường quyền, một thế giới chỉ có hòa bình và hạnh phúc. Cảm ơn các bạn", Thúy Vân nói.

Thứ năm, 5/11/2015 | 17:20 GMT+7

Thúy Vân giành Á hậu 3 Hoa hậu Quốc tế 2015

Với câu trả lời ứng xử ấn tượng, đại diện Việt Nam đã giành giải Á hậu 3 trong cuộc thi tại Nhật Bản.

16h chiều nay 5/11 (giờ địa phương), chung kết cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2015 diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản.

Phạm Hồng Thúy Vân - Á khôi Hoa khôi Áo dài 2014 - là gương mặt đại diện Việt Nam tại cuộc thi.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Thúy Vân trình diễn trang phục dân tộc trong đêm chung kết.


Sau khi được xướng tên vào top 10 bên cạnh các người đẹp Venezuela, Mỹ, Thái Lan, Brazil, Mexico, Philippines, Honduras, Kenya, Anh, Thúy Vân gây ấn tượng tại phần thi ứng xử. Cô gái 22 tuổi trả lời với phong thái tự tin và tiếng Anh trôi chảy.

"Dù mới ở Nhật Bản vài tuần, tôi đã cảm nhận được sự tươi đẹp của đất nước cũng như con người nơi đây. Quan trọng hơn, các bạn đã đem lại cho tôi một giấc mơ rằng một ngày nào đó, mọi đất nước trên thế giới sẽ trở nên tuyệt vời như Nhật Bản. Nếu được trở thành Hoa hậu Quốc tế 2015, tôi sẽ có cơ hội biến giấc mơ ấy trở thành sự thực. Tôi sẽ sử dụng tiếng nói, sự tự tin, sức ảnh hưởng và hành động của mình để truyền cảm hứng tới mọi người trên thế giới, giúp con người tin tưởng hơn vào những hy vọng và mơ ước. Tôi muốn làm những điều ấy cho Việt Nam - quê hương tôi, cho Nhật Bản và cho một thế giới tươi đẹp hơn, một thế giới không chiến tranh và cường quyền, một thế giới chỉ có hòa bình và hạnh phúc. Cảm ơn các bạn", Thúy Vân nói.

Trước đó, đại diện Việt Nam cũng được cộng đồng mạng lựa chọn là một trong 20 gương mặt gây chú ý nhất cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2015.


Thúy Vân trong phần thi áo tắm.


Thúy Vân tên đầy đủ là Phạm Hồng Thúy Vân, sinh năm 1993, cao 1, 72 m, số đo ba vòng là 82-60-90. Cô giành ngôi Á khôi 1 tại cuộc thi Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2014 và được chọn làm đại diện của Việt Nam tham gia đấu trường nhan sắc quốc tế.

Một năm trước khi cuộc thi diễn ra, Thúy Vân đã tập trung thời gian để học tiếng Nhật, rèn luyện kỹ năng cũng như tìm hiểu về văn hóa của đất nước mặt trời mọc. Tháng 4 vừa qua, người đẹp bắt đầu trau dồi tiếng Anh để cách phát âm, lên xuống giọng chuẩn. Bên cạnh đó, cô cũng tham gia show truyền hình Asia's Got Talent 2014 với tư cách người dẫn chương trình để học cách ứng biến trước ống kính và nâng cao ngoại ngữ.

Đêm chung kết Miss International 2015 diễn ra tại khách sạn Grand Prince Takanawa ở Tokyo (Nhật Bản), gồm các phần thi: Trang phục dân tộc, áo tắm, dạ hội và ứng xử.

Chiến thắng thuộc về đại diện Venezuela. Tân hoa hậu nhận vương miện từ Hoa hậu Puerto Rico, Valerie Hernandez. Chiếc vương miện được chế tác và thiết kế bởi nghệ nhân Mikimoto.


Đại diện Venezuela đăng quang ngôi vị cao nhất Hoa hậu Quốc tế 2015.


Các vị trí Á hậu lần lượt thuộc về: Honduras, Kenya, Việt Nam, Hoa kỳ.

Hoa hậu Quốc tế là cuộc thi sắc đẹp lớn thứ tư trên thế giới (bên cạnh Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Trái đất), tổ chức lần đầu tại California (Mỹ) vào 1960. Cuộc thi năm nay bắt đầu từ 17/10 và kết thúc vào 5/11 tại Nhật Bản, có hơn 70 thí sinh từ các quốc gia tham dự.

* Các giải thưởng phụ tại Hoa hậu Quốc tế 2015:

Hoa hậu có trang phục dân tộc đẹp nhất: Nhật Bản

Hoa hậu có thân hình đẹp nhất: Venezuela

Hoa hậu mặc đẹp nhất: Philippines

Hoa hậu Quốc tế châu Á: Hàn Quốc

Hoa hậu Quốc tế châu Âu: Bồ Đào Nha

Hoa hậu Quốc tế châu Mỹ: Aruba

Hoa hậu Quốc tế châu Phi: Kenya

Hoa hậu Quốc tế châu Đại dương: Hawaii


NHỮNG HÌNH ẢNH KHÁC CỦA THÚY VÂN

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Bấm vào để xem hình lớn hơn
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sưu tầm của MAI THỌ Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân