TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bốn vị Giáo sư khả kính của Đại học Văn khoa Saigon
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bốn vị Giáo sư khả kính của Đại học Văn khoa Saigon

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Sư Trọng Đạo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sun Oct 04, 2015 5:34 am    Tiêu đề: Bốn vị Giáo sư khả kính của Đại học Văn khoa Saigon



Bốn vị Giáo sư khả kính của Đại học Văn khoa Saigon


      Bốn vị giáo sư khả kính
      của Đại học Văn khoa Saigon

      Chúng tôi dùng tiếng KHẢ KÍNH để tưởng nhớ bốn vị thầy mà hầu như từ các sinh viên đến giảng viên, giảng sư và giáo sư của Đại học Văn khoa Saigon cũng như Huế và Cần Tho, trước ngày 30-4-1975 đều ngưỡng phục về trí tuệ và tài năng của quí Thầy. Vì thế, chúng tôi cần phải ghi lại nơi đây để cho đời sau hiểu biết.

      Trước khi kể quí danh của quí Thầy, chúng tôi hơi dài dòng một chút. Như quí bạn biết thời đó mà là một giáo sư trung học đã là “oách” lắm rồi chứ nói chi đến tới giảng nghiệm viên (bên đại học khoa học) hay phụ khảo (bên văn khoa và luật khoa). Còn cao hơn nữa là: giảng viên, giảng sư rồi sau cùng là giáo sư. Giáo sư (professor) chia làm ba bậc từ cao xuống thấp như sau:

      1- Giáo sư thực thụ (Professeur titulaire)
      2- Giáo sư diễn giảng (Maitre de Conférence)
      3- Giáo sư ủy nghiệm (Professeur délégué) .

      Sở dĩ chúng tôi cho đi kèm tiếng Pháp là vì các đại học của VNCH đều mô phỏng theo hệ thống giáo dục của Pháp. Còn sau này khi có nhiều vị tốt nghiệp từ Hoa Kỳ về thì cũng ngạch trật như thế thôi. [Ngạch: chỉ cấp bậc; Trật: chỉ mức lương]

      1- Giáo sư thực thụ (Tenured full professor hay Full professor)
      2 -Giáo sư diễn giảng (Associate professor)
      3- Giáo sư ủy nghiệm (Assistant professor).

      Ở đại học khoa học và đại học luật khoa muốn được vào ngạch Giảng Sư (Chargés de Cours) phải có bằng Tiến sĩ, hay Doctorat d’Etat của Pháp hay Ph. D. của Hoa Kỳ và giảng dạy ít nhất một năm tại đại học đó. Sau đó mới dần dần tiến lên ba ngạch Giáo sư kể trên. Nếu chưa có học vị Tiến sĩ, nhưng có Cao học (Diplome d’étude superieur) thì được vào ngạch Giảng nghiệm trưởng (bên Khoa học) hay Phụ khảo trưởng (bên Văn khoa). Còn nếu chỉ là Cử nhân (nhưng phải là hạng Bình thứ trở lên đó là bên khoa học; còn ở Văn khoa thì phải có thêm một công trình nghiên cứu nào đó) mới được tuyển dụng vào làm Giảng nghiệm viên (bên Khoa học) hay Phụ khảo (bên Văn khoa). Như vậy chúng ta thấy rằng những vị thầy ở các đại học công của VNCH đều rất tài giỏi, đúng như phương châm của Viện Đại học Saigon LƯƠNG SƯ HƯNG QUỐC.

      Sau đây chúng tôi xin chép lại các giáo sư (professor) nổi tiếng của Viện Đại học Saigon niên khóa 1965-1966 để quí bạn tường lãm và kính ngưỡng – dẫn từ nguồn: CHỈ NAM SINH VIÊN ĐẠI HỌC SAIGON 1966, do Bộ Giáo dục VNCH xuất bản năm 1966; tức là tính từ niên khóa 1965-1966 trở về trước thôi. Chứ sau này dĩ nhiên có nhiều vị giáo sư được thăng ngạch trật lên cao hơn từ 1966 đến tháng 4/1975 mà chúng tôi chưa có tài lieu.

      Sắp theo thứ tự thời gian là Đại học luật khoa vì đây là đại học đầu tiên của Trường Cao Đẳng Đông Dương có từ thời Tây, sau đó là các đại học khác:

      1- Đại học Luật khoa Saigon:
      Giáo sư thực thụ: Nguyễn Cao Hách, thạc sĩ kinh tế; Vũ Quốc Thúc, thạc sĩ kinh tế; Vũ Quốc Thông, tiến sĩ công pháp; Nguyễn Độ, tiến sĩ công pháp;Nguyễn Văn Bông, thạc sĩ công pháp; Vũ Văn Mẫu, thạc sĩ tư pháp.
      Giáo sư ủy nhiệm: Châu Tiên Khương, tiến sĩ kinh tế; Phan Tấn Chức, tiến sĩ kinh tế; Bùi Tường Huân, tiến sĩ kinh tế, cựu Viện trưởng Đại học Huế; Hồ Thới Sang, tiến sĩ kinh tế; Lưu Văn Bình, tiến sĩ công pháp; Lê Dình Chân, tiến sĩ công pháp; Nguyễn Tấn Thành, tiến sĩ tư pháp.

      2- Đại học Y khoa Saigon:
      Giáo sư thực thụ:[/i] Trần Quang Đệ, thạc sĩ y khoa, Viện trưởng Viện Đại học Saigon; Phạm Biểu Tâm, thạc sĩ y khoa, Khoa trưởng Y khoa đại học Saigon; Nguyễn Hữu, thạc sĩ y khoa, giám đôc Cơ thể Học viện; Trịnh Văn Tuất, thạc sĩ ykhoa, phụ tá Khoa trưởng Y khoa đại học Saigon; Trần Vỹ, thạc sĩ y khoa, giám đốc Phòng thí nghiệm Sinh lý; Nguyễn Đình Cát, thạc sĩ y khoa, Trưởng khu bệnh lý Nhãn khoa; Trần Ngọc Ninh, thạc sĩ y khoa, Trưởng khu Giải phẫu chỉnh hình và Nhi đồng, Tổng trưởng Giáo dục VNCH; Ngô Gia Hy, thạc sĩ y khoa, trưởng khu giải phẫu tiết niệu; Đào Đức Hoành, thạc sĩ y khoa, Trưởng khu giải phẫu ung thư; Nguyễn Ngọc Huy, thạc sĩ y khoa, Giám đốc Phòng thí nghiệm tâm bệnh học; Phan Đinh Tuân, thạc sĩ y khoa, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Saigon; Nguyễn Văn Út, thạc sĩ ykhoa, Trưởng khu bệnh lý Bì phu.

      3- Đại học Khoa học Saigon:
      Giáo sư thực thụ: Nguyễn Quang Trình, tiến sĩ quốc gia khoa học, nguyên Viện trưởng Đại học Saigon (1955 - tháng1/1963) ; Lê văn Thới, tiến sĩ quốc gia kho học, nguyên Viện trưởng Đại học Saigon (tháng 1/1963-tháng 10/1963).

      Giáo sư diễn giảng: Phạm Hoàng Hộ, tiến sĩ khoa học, thạc sĩ thực vật, Viện trưởng Đại học Cần Thơ (1966-1969), Bộ trưởng Giáo dục (1964) ; Đặng Đình Áng, tiến sĩ Toán; Từ Ngọc Tĩnh, tiến sĩ Toán; Nguyễn Chung Tú, tiến sĩ Vật lý, Khoa trưởng đại học khoa học (1964-1966).
      Giáo sư ủy nhiệm: Phùng Trung Ngân, tiến sĩ thực vật; Đinh Văn Hoàng, tiến sĩ hóa học; Chu Phạm Ngọc Sơn, tiến sĩ hóa học (Hoa Kỳ) ; Trần Văn Tấn, tiến sĩ đệ tam cấp & tiến sĩ toán, Khoa trưởng Đại học Sư phạm Saigon, Viện trưởng Đại học Saigon (1974-1975) ; Nguyễn Đình Ngọc, tiến sĩ toán; bà Trần Ngọc Tiếng, tiến sĩ khoa học, Khoa trưởng đại học khoa học Saigon (1965-1967).

      4- Đại học Văn khoa Saigon:
      Chúng tôi không có tài liệu vì trong CHỈ NAM SINH VIÊN ĐẠI HỌC SAIGON, 1966, không thấy ghi ngạch trật các giáo sư như ba trường kia; chỉ ghi danh sách quí thầy của niên khóa 1965-1966. Nhưng sau này chúng tôi sưu tầm và ghi lại bốn vị thầy khả kính mà ngạch trật ở hàng giáo sư mặc dù quí Thầy không có bằng Cử nhân chứ nói chi đến Tiến sĩ.

      Chúng tôi được vinh hạnh ghi quí danh của quí Thầy như sau:

      1- NGHIÊM TOẢN (1907-1975):
      - Trưởng Ban Việt Hán (1960) ;
      - Giáo sư diễn giảng (1968).

      2- NGUYỄN DUY CẦN (1907-1998):
      - Trưởng Ban Triết học Đông phương;
      - Giáo sư thực thụ (1970).

      3- LÊ NGỌC TRỤ (1909-1979):
      - Giáo sư ngữ học Việt Nam từ 1957;
      - Giáo sư diễn giảng (1968).

      4- BỬU CẦM (1920-2010):
      -Trưởng Ban Việt Hán (1969)
      -Giáo sư diễn giảng (1969)
      - Giáo sư thực thụ (1972).

      Có thể nói trên đây là bốn vị Thầy giảng dạy đại học VNCH không có bằng cấp, ngoại trừ GS Nghiêm Toản tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm Đông dương. Trong một bài ở các kỳ sau chúng tôi sẽ liệt kê các công trình to lớn của quí Thầy để lại cho đời; chính các công trình này mà quí Thầy được đích thân các giáo sư Khoa trưởng của Đại học Văn khoa Saigon thời đó mời giảng dạy. Công trình nghiên cứu của quí Thầy này còn to lớn hơn gấp bội lần một luận án tiến sĩ.

      Thời đó đã có những giáo sư nổi tiếng, từng tốt nghiệp ở Pháp và Hoa Kỳ về rồi, như: Nguyễn Khắc Hoạch (GS thực thụ), tiến sĩ văn chương Sorbonne; Bùi Xuân Bào (GS thực thụ), tiến sĩ văn chương Sorbonne; GS linh mục Lê Văn Lý, tiến sĩ văn chương Sorbonne; GS linh mục Hoàng Sĩ Quí, tiến sĩ triết Sorbonne; GS linh mục Thanh Lãng, tiến sĩ văn chương Thụy sĩ; GS Thượng tọa Thích Minh Châu, tiến sĩ văn học Pàli; GS thượng tọa Thích Thiến Ân, tiến sĩ triết học Waseda, Nhật Bổn; GS Nguyễn Thế Anh, tiến sĩ sử học Pháp, cựu Viện trưởng Đại học Huế; GS Đỗ Khánh Hoan, tiến sĩ văn chương Hoa Kỳ, GS Lê Thành Trị, tiến sĩ triết, Thụy Sĩ; GS Nguyễn Văn Trung, tiến sĩ triết, Bỉ v. v.. nhưng vẫn chưa đủ để điền khuyết vào các vị trí giảng dạy.

      Phải nói rằng thời đó, không như các đại học Khoa học và Y khoa, Đại học Văn khoa Saigon - cũng như Huế - thiếu rất nhiều các giáo sư có bằng tiến sĩ; vì thế các khoa trưởng của đại học văn khoa VNCH phải mời các vị học giả nổi tiếng trong chuyên ngành để giảng dạy. Có thể nói những vị này tuổi đời đều đáng bậc cha, chú của các khoa trưởng và, kiến thức chuyên môn cùng kinh nghiệm trong lãnh vực nghiên cứu còn gấp bội lần thời gian làm luận án tiến sĩ của chính mình. Quí Thầy khả kính ấy cũng như rất nhiều vị học giả có lẽ vì gia cảnh khó khăn nên học không tới nơi tới chốn.

      Để thay lời kết, chúng tôi xin trích câu sau đây từ cuốn KHOA CỬ và GIÁO DỤC VIỆT NAM của Nguyễn Q. Thắng, nxb Văn hóa, 1998:

      “[b[i]]Chức danh Giáo sư rất được trân trọng tại các xã hội Âu Mỹ hơn cả văn bằng Tiến sĩ, cho nên người ta không cần có chức danh Giáo sư Tiến sĩ, mà hiện nay danh vị này thường gặp trên các danh thiếp và trên các hệ thống giáo dục, truyền thông ở nước ta”

[/b]       (Sđd. tr. 303).

ĐKP



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Sư Trọng Đạo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân