TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Điều kiêng cữ của Descartes
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Điều kiêng cữ của Descartes

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sun Sep 13, 2015 3:01 pm    Tiêu đề: Điều kiêng cữ của Descartes



Điều kiêng cữ của Descartes


      Điều kiêng cữ của Descartes
      Tặng Diệu Huyền và các bạn trong Hội Tâm-linh học

      Tên tuổi của René Descartes (1596-1650), một thánh nhân, chúng ta khỏi cần phải bàn, nhưng nói đến ngài, chúng ta và cả thế giới đều thuộc lòng câu của ngài: JE PENSE DONC JE SUIS (Cogito ergo sum) – Tôi suy nghĩ vậy tôi có.
     
Ở đây chúng tôi xin chép ra một đoạn rất thú vị viết về ngài từ bài TỰA của linh mục Cao Văn Luận (1908-1986) trong cuốn PHƯƠNG PHÁP LUẬN (Discours de la Méthode) của René Descartes (bản Việt dịch) nxb Đại học Huế, 1962 (tr. 7):

      “Năm 1649, Nữ-hoàng Christinede Sède khẩn-khoản mời Descartes đến Stockholm. Ông đã do dự nhiều, vì muốn xin Nữ-hoàng miễn cho Ông cuộc hành-trình đó; nhưng cuối cùng ông quyết định đi, và tháng Mười năm 1649 Ông đến Stockholm. Nhân một buổi dạ-yến có khiêu-vũ để mừng hòa-ước Westphalie kết-thúc cuộc chiến-tranh Ba Mươi Năm, Descartes thể theo ý muốn của Nữ-hoàng đã làm những lời thơ cho buổi khiêu-vũ, và như thế Ông đã phạm đến một điều kiêng cữ của Ông: bình sinh ông vẫn thích làm thi, nhưng nhớ lại rằng Socrate chỉ làm thi lúc sắp chết, nên ông sợ làm thi là một điềm chẳng lành cho Ông.
      Vào cuối tháng Giêng 1650, một buổi sáng sớm Ông đến điện Nữ-hoàng và bị cảm hàn. Vài ngày sau Ông bị chứng sưng phổi, và ông từ trần ngày 11 tháng Hai năm 1650.
      Di-hài Ông được chở về Pháp năm 1667 và an-táng tại Thánh-đường Saint-Germain des Prés. “
   
 Chúng tôi chép nguyên văn kể cả dấu ngang nối và tiếng Ông viết hoa của LM Cao Văn Luận vì muốn tỏ lòng tôn kính vị đại triết gia Pháp này.
      Nhân tiện, chúng tôi xin trích vài câu nói để đời của ngài:

      • Sống ẩn dật là sống hạnh-phúc (Benne vixit, benne qui latuit).
      • Con người đã tạo ra khoa-học, không thể trở lại làm đối-tượng của Khoa-học.
      • Ngoài thế-giới những đối-tượng, con người vẫn giữ cái chiều-hướng tự-do không thể đồng hóa với cái gì khác;cái chiều-hướng tự-do ấy, đặc-biệt có ý-thức con người, chính là cái siêu-hình.
      • Con người có giá trị hơn tất cả cái nó có thể làm hay có thể nghĩ, và ý thức con người không thể hy-sinh cho các chân-lý khách-quan hay khoa-học, vì cuối cùng đó cũng chỉ là những giả-thuyết của ý-thức ấy mà thôi.
      • Con người được tìm thấy như thế không phải là một mảnh vụn của một hệ-thống, một giai-đoạn của một lịch-sử hay một đối-tượng của một khoa-học: nó là con người tự-do; và bởi tự-do, nó đập vỡ tất cả hệ thống, và không thể đồng-hóa với một ý-thức thuộc tiêu-thức khoa-học.

      Ở câu chót, có ngữ-tuyến “nó là con người tự-do” khiến chúng ta nhớ đến tác phẩm kinh điển của J. Krishnamurti (1895-1986) TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG, trong đó ngài bàn đến một con người tự do – tự do từ lúc chào đời cho đến lúc ra đi. Rõ ràng ta thấy những bậc vĩ-nhân tư-tửơng luôn luôn gặp nhau.

      Để kết thúc, chúng tôi xin mượn lời của LM Cao Văn Luận: Trong Phương- Pháp Luận, Descartes chép thiên lịch sử tâm linh của Ông; trong Suy-tưởng (les Méditations), Ông lại sẽ cho ta biết chính lịch-sử tâm-linh của ông là lịch-sử của TÂM-LINH. ”

      ĐỖ KIM PHỤNG



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân