TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TỰ NGỮ hay TỪ NGỮ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TỰ NGỮ hay TỪ NGỮ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sat Sep 12, 2015 9:57 am    Tiêu đề: TỰ NGỮ hay TỪ NGỮ



TỰ NGỮ hay TỪ NGỮ


      TỰ NGỮ hay TỪ NGỮ
      Nhiều bạn bè và các em hỏi chúng tôi sao không dùng TỪ NGỮ mà lại là TỰ NGỮ. Nay xin được giải đáp như sau:

      Thật ra hai tự ngữ trên có cùng chung ý nghĩa, nhưng chữ TỰ NGỮ mới có sau này. Xin mở các từ điển uy tín của Việt Nam theo thứ tự thời gian:

      1- VIỆT NAM TỰ ĐIỂN của Hội Khai Trí Tiến Đức, Mặc Lâm xuất bản, Hanoi Imprimerie Trung Bac Tân Van, 1931. Không có chữ TỪ NGỮ; nhưng có định nghĩa TỪ và TỰ.
      TỪ: Lời. (Ngôn-từ. Văn-từ) tr. 541, cột 2;
      TỰ: Chữ (Viết bất thành tự) tr. 542, cột 1.

      2- HÁN VIỆT TỪ ĐIỂN GIẢN YẾU của Đào Duy Anh, bản in lại, nxb Văn Hóa Thông Tin, 2005. Không có định nghĩa TỪ NGỮ nhưng có định nghĩa TỪ và TỰ.
      TỪ: Lời văn, lời nói (tr. 788, cột 1)
      TỰ: Chữ (tr. 792, cột 1).

      3- VIỆT NAM TÂN TỰ ĐIỂN MINH HỌA của Thanh Nghị, nxb Khai Trí, Saigon, 1964.
      TỪ: Lời. (tr. 1280, cột 1)
      TỰ: Chữ (tr. 1283, cột 2).
      TỪ NGỮ: Tiếng gồm hai hoặc trên hai chữ.
      Không có định nghĩa TỰ NGỮ.

      4- VIỆT NAM TỰ ĐIỂN của Lê Văn Đức (Lê Ngọc Trụ hiệu đính), nxb Khai Trí, Saigon, 1970.
      TỪ: Lời nói. (tr. 1472, cột 2)
      TỪ NGỮ: Tiếng kép, những tiếng chỉ sự vật hay hành động gồm nhiều chữ, nhiều tiếng (tr. 1472, cột 2)
      TỰ: Chữ (tr. 1478, cột 2). Không có chữ TỰ NGỮ.

      Như đã nói, tiếng TỰ NGỮ là tiếng mới có sau này, chính xác là do linh mục LÊ VĂN LÝ (1913-1992) đặt ra khi viết SƠ THẢO NGỮ PHÁP VIỆT NAM, nxb Trung Tâm Học Liệu, Bộ Giáo Dục VNCH, 1968. Hãy nghe giáo sư Lê Văn Lý, Tiến sĩ Quốc gia Văn chương (Đại học La Sorbone, Paris năm 1948) với luận án “LE PARLER VIETNAMIEN” nói:

      [i]“Trong cuốn Ngữ Pháp này, chúng tôi sẽ dùng tiếng Tự Ngữ (chứ không phải Từ Ngữ) để chỉ đơn vị căn bản của một ngôn ngữ, chứa đựng một ý nghĩa và có thể đảm nhiệm một phận vụ Ngữ Pháp. Vì thế khi phân chia các Tự Ngữ của tiếng Việt ra từng loại chúng tôi sẽ gọi các Tự loại đó là: Danh Tự, Động Tự, Tĩnh Tự...
      Còn khi xét về Phận vụ của các Tự ngữ trong Ngữ tuyến, chúng tôi sẽ dùng những tiếng: Chủ Từ, Túc Từ, Liên Từ, Phụ Từ... ”
[/i]       (sách đã dẫn, tr. 8)
   
 Thật ra, chúng ta quen dùng tiếng TỪ NGỮ ít ai dùng TỰ NGỮ. Nhưng chúng tôi thích dùng TỰ NGỮ hơn, lý do là hầu hết các sinh viên văn khoa chúng tôi đều mến mộ tài năng của giáo sư. Thầy là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ chuyên ngành ngữ học tại đại học nổi tiếng hải ngoại, và là Trưởng Ban Ngữ Học của Đại học Văn khoa Saigon từ năm 1968 đến 1975. Xin nói thêm lúc đó thầy cũng đang là Viện trưởng Viện Đại học Đà-Lạt (1970-1975) và trước khi lên làm Viện trưởng ngài đã là Phó Viện trưởng kiêm nhiệm Khoa Trưởng trường Đại học Văn khoa Đà-Lạt từ năm 1966 đến 1970.

      Chúng tôi sử dụng tiếng TỰ NGỮ của thầy thay cho Từ Ngữ xưa nay là vì thầy là một chuyên gia uy tín về Việt ngữ. Ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt - mà ngài rất thông thạo - và luận tiến sĩ bằng tiếng Pháp chuyên về ngữ học đệ trình tại một đại học nổi tiếng thế giới vào thời đó, ngài còn tốt nghiệp Nhật ngữ (1944) và Hoa ngữ (1946) - hai ngôn ngữ vốn rất gần với Việt ngữ - tại ngôi trường danh tiếng: Trường Quốc Gia Ngôn Ngữ Đông Phương Paris (École Nationale des Langues Orientales de Paris). Cũng như GS Lê Ngọc Trụ (1909-1979) GS Lê Văn Lý đã đào tạo hàng ngàn sinh viên văn khoa trong đó có chứng chỉ Ngữ học Việt Nam.
     
Viết những dòng chữ này chúng tôi cũng muốn nói lên tấm lòng kính ngưỡng một vị thầy khả kính từ đạo đức đến chuyên môn của các ngôi trường văn khoa Việt Nam trước 1975.

      TÂY ĐÔ, chiều mưa đầu Thu 2015.
      ĐỖ KIM PHỤNG



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân