TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Thượng Đế ở đâu ?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Thượng Đế ở đâu ?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sat Aug 15, 2015 2:15 pm    Tiêu đề: Thượng Đế ở đâu ?



Thượng Đế ở đâu?


      THƯỢNG ĐẾ Ở ĐÂU?

      Nhiều người hỏi tôi “Thượng Đế ở đâu? ” – làm như thử tôi là giáo sĩ!

      Tôi đã từng nói rằng tôi không là tín đồ của bất kỳ tôn giáo có tổ chức hay một giáo phái, tông phái nào ; nhưng tôi tin tưởng tuyệt đối rằng có Đấng Tối Cao tạo ra vũ trụ này. Nhưng vì có sự sự khác nhau giữa các tôn giáo nên danh xưng của Đấng Tối Cao cũng có khác, như Brahman của Ấn giáo, Jehovah của Do Thái giáo, God của Thiên chúa giáo, Allah của Hồi giáo, A-Di-đà của Phật giáo Bắc tông v. v.. Mỗi tôn giáo đều có Kinh riêng biệt của mình, như Veda hay Bhagavat-gita của Ấn giáo, Cựu Ước của Do Thái giáo, Tân Ước của Thiên chúa giáo, The Noble Qu’ran của Hồi giáo, A-di-đà kinh của Phật giáo Bắc tông. Hầu hết các kinh nói trên đều do đời sau ghi lại, tức là các tông đồ của vị giáo chủ của mình.

      Nhưng có một quyển Kinh không có lời chỉ có ký hiệu mà đời sau gọi là TƯỢNG, đó là Kinh DỊCH, được lập bằng các vạch đứt và vạch liền (vạch đứt - - gọi là Âm, vạch liền _ gọi là Dương) rồi sau đó mới có các nhà chú giải. Hệ từ truyện viết “Dịch hữu Thái cực thị sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quát. Thiệu tử viết (...) hậu lục thập tứ quái thứ tự tố thử. ” (Hệ từ truyện nói rằng: Dịch có Thái cực, sinh ra lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh ra bát quát. Thiệu Khang Tiết nói về sau theo thứ tự lập ra 64 quẻ) (xin xem Dịch Kinh Tân Khảo của Nguyễn Mạnh Bảo, tác giả xuất bản; nhà in Sen Vàng, Saigon năm 1958, quyển I, trang 65).

      Chỉ có Âm và Dương biến đổi trên dưới trong ngoài thành 64 quẻ thế mà rất nhiều người giải thích theo quan điểm của mình. Đầu tiên Kinh Dịch thuần túy là sách bói, rồi là vừa là sách bói vừa là tác phẩm triết học, rồi là một vũ trụ luận, một sách giáo khoa về logic học... (xin xem KINH DỊCH, Cấu Hình Tư Tưởng Trung Quốc, của Dương Ngọc Dũng & Lê Anh Minh, nxb Khoa học Xã hội, tái bản lần I, năm 2011, tr. 28). Chưa hết, đến thế kỷ XVIII, chính xác năm 1753, triết gia Leibnitz khi nghiên cứu Kinh Dịch ông đã tự lập ra một hệ thống giải thích Kinh này trên toán học; rồi là Mc Clatchie ra đời năm 1876 quan điểm: Kinh Dịch là sự trình bày vũ trụ luận âm dương và nối kết chặt chẽ nó với ton thờ sinh thực khí (phallic cult) (xin xem sách đã dẫn, tr. 30) vân vân và vân vân...

      Nói dài dòng như thế để thấy rằng tùy theo nhận định của từng vị (ta gọi là Thánh hay Bồ Tát) mà có nhiều cách diễn giải khác nhau lời dạy nguyên thủy của tôn sư của mình (sau này là giáo chủ), và cũng từ đó phân chia nhiều tông phái khác nhau có phần chống đối nhau như Phật giáo Nam tông & Phật giáo Bắc tông hay Thiên chúa giáo La-Mã & Chính Thống giáo của Hi Lạp và Nga...

      Nếu ở Hoa Kỳ quí độc giả có thể tìm đọc cuốn WHAT THE GREAT RELIGIONS BELIEVE của JOSEPH GAER (1897-1969), một tác phẩm nổi tiếng thế giới với 51 lần ấn bản bằng ba ngôn ngữ từ năm 1929 đến 1981 và có mặt trong 1775 thư viện trên toàn thế giới. Ở đây tôi có ấn bản in lần thứ năm do The New American Library, Inc., New York, xuất bản năm 1963. Đặc biệt bản tiếng Anh từ 1963 đến 1989 có 11 lần ấn hành và có mặt trong 1163 thư viện trên hoàn cầu. Trong tác phẩm này tác giả trình bày cốt lõi chủ thuyết của 12 tôn giáo tính đến 1963 từ tôn giáo xa xưa nhất là Hinduism (Ấn giáo) lần lượt theo thứ tự thời gian ngang qua Phật giáo, Kỳ-Na giáo (Jainism) của Ấn Độ, Nho giáo (Confucianism) Đạo giáo (Taoism) của Trung Hoa, Shinto (Thần đạo) của Nhật, Judaism (Do-Thái giáo), Thiên Chúa giáo (Christianity), Hồi giáo (Islam), Zoroastrianism (Bái hỏa giáo) và Phật giáo Thiền tông (Zen Buddhism).

      Trong tác phẩm này ở trang đầu với FROM FEAR TO FAITH (từ Sợ hãi đến Niềm tin), nhà xuất bản đã giới thiệu như sau:

      “Man’s religious quest began with fear of the unknown, which he tried to control through magic, totem, taboo. But as his knowledge increased, so did his religious maturity. Fear became faith, a faith that life has meaning and purpose. According to the author of this inspiring book, it is this faith that is the beginning and essence of all religions. ”
      (Con người truy tầm tôn giáo khởi đầu với sự sợ hãi những cái vô danh mà họ cố gắng kiểm soát nó bằng ma thuật, vật tổ, điều kiêng kị. Nhưng vì sự hiểu biết của con người có gia tăng cho nên tính chín muồi của tôn giáo cũng tăng theo. Sợ hãi trở thành niềm tin, một niềm tin rằng cuộc đời có ý nghĩa và mục đích. Theo tác giả của cuốn sách gợi hứng này, chính niềm tin đó mới là sự khởi đầu và cốt lõi của mọi tôn giáo.)

      (còn tiếp)

      ĐKP



Về Đầu Trang
ledinhduc
Niên Khóa 1968-1975


Ngày tham gia: 12 Jan 2008
Số bài: 801
Đến từ: PR/SG/California/Arizona

Bài gửiGửi: Wed Aug 19, 2015 3:50 pm    Tiêu đề:

Khi thay^' bai` vie^t' cua anh DKP, Duc' lien^` tu. hoi?: la` co' TD hay khong^ , de roi ta se~ hoi? TD o dau? ...

Sau day^ la` mot^. bai` vie^t' tren mang. ma` Duc tim` duoc:

+++++++++++
Hôm nay, 25/05/2014, tôi nhận được một lá thư từ Cư sĩ Minh Đạt. Thư viết:
Anh Phạm Việt Hưng, Anh Bùi Hoằng Vị quý mến.
Mấy ngày nằm nhà (nay đã ra khỏi nhà, đi chơi rồi), BHV luôn quan tâm tới bạn, sợ tôi buồn, nhắn rằng: blog của Anh Hưng có 3 – 4 bài mới hay lắm.
Hay thật. Nhưng tôi thích chủ đề về Thượng đế.
Có một lúc nào đấy, ngồi thiền định, tôi nhận ra rằng, anh PVH rất muốn tôi viết về Thượng đế; nhưng phải viết từ Gautama Buddha. Tối qua, ngồi lặng nghe BHV đàn piano nhạc Trịnh Công Sơn và Phạm Duy. Lặng đi và Thượng đế như về trong tôi.
Hôm nay viết bài này tặng hai anh, những người bạn của tôi.
Quý mến.
Cư sĩ Minh Đạt

Tôi đọc ngay bài viết đó, và muốn giới thiệu ngay với bạn đọc.
Thượng đế có hay không?
Câu trả lời của Gautama Buddha.

Sài gòn ngày Chúa Nhật 25/5/2014.
Tác giả: Cư sĩ Minh Đạt.

Quý mến tặng Anh Phạm Việt Hưng
và Anh Bùi Hoằng Vị.

1

Có vài điều, khi còn tại thế, Gautama Buddha đã không trả lời. Ngài không nói nó đúng, ngài không nói nó sai. Ngài không nói nó bé, ngài không nói nó lớn. Ngài không nói nó xấu, ngài không nói nó đẹp. Ngài không nói nó tồn tại, ngài không nói nó không tồn tại. Không trả lời, ngài im lặng.

Có mười bốn câu hỏi như vậy, ngài không trả lời. Mười bốn câu hỏi, thuộc bốn chủ đề.
Ngài không trả lời về sự vô cùng của Không gian.
Ngài không trả lời về các thuộc tính của Thời gian, những khái niệm về trước của quá khứ, nhưng khái niệm về sau của tương lai.      Ngài không trả lời về Linh hồn, cái nối tiếp giữa các kiếp đời.
Ngài không trả lời về Thượng đế, Đấng sáng tạo đã tạo ra mọi thứ.

Đó là bốn chủ đề, ngài không trả lời; ngài im lặng.

Có phải chăng, trong thế giới này, với bốn chủ đề này, câu trả lời, dường như là không có. Từ khi Gautama Buddha im lặng, bốn chủ đề này, ngàn năm nay luôn là nỗi trăn trở của người tìm kiếm, của các học giả, của các triết gia, của các nhà khoa học… Có phải chăng, khi đã có câu trả lời, thì người tìm kiếm không còn cần đến nó nữa? Người tìm kiếm đã BIẾT, khi đã thấy cái họ cần biết, thì mọi câu trả lời là vô nghĩa? Câu trả lời được kinh nghiệm trong im lặng; ngôn từ không thể diễn đạt, có phải chăng là vậy?

Hay là còn, còn một lý do nào khác nữa, mà Gatama Buddha đã im lặng?

2

Gatama Buddha xuất hiện cách đây 2.500 năm. Thời điểm ngài xuất hiện đó là thời điểm đặc biệt. Thời điểm đó, trên thế giới, cũng có rất nhiều các bậc thầy trí huệ khác, xuất hiện. Dường như không phải ngẫu nhiên, các bậc thày rủ nhau cùng xuất hiện. Vào thời đó, ở India có Gautama Buddha, có Mahavira; sau Gautama là Buddhism với tín đồ lên tới hàng trăm triệu hàng tỷ người; sau Mahavira là Jainism đã từng là một tôn giáo lớn ở India với giáo lý khổ hạnh và tư tưởng bất hại. China có Lao Tzu; sau Lao Tzu là Taoism, ngày nay có mặt tại China, Korea, Japan, Vietnam, Singapore,… Nhiều nơi khác nữa, rất nhiều các bậc trí huệ xuất hiện. Ở Iran có Zarathustra; ở Anatolia có Heracleitos; ở Egypt có Toth; ở Greece có Thales, có Pythagoras, có Socrates,… Thales, Pythagoras, Socrates những con người này, họ không chỉ là triết gia, nhà toán học, nhà thơ,… hơn hết họ là những nhà huyền học. Họ dạy cả công truyền và họ dạy cả mật truyền. Họ dạy về những con số, những đường thẳng song song, về tam giác… Và họ cũng dạy cả về những lời khải huyền, các tầng giáo lý thâm sâu. Rất nhiều bậc trí huệ, xuất hiện vào thời điểm đó. Sau đó muộn mằn hơn, bốn năm trăm năm sau, là sự xuất hiện của Jesus Christ.

Dù là tình yêu, từ bi hay là trách nhiệm, các bậc thày trí huệ đã đồng loạt xuất hiện. Họ đã xuất hiện, xuất hiện theo kiến thức của Zodiac, Cung Hoàng đạo. Họ đã xuất hiện tại thời điểm chuyển thời của Trái đất, thời điểm chuyển thời của Hệ Mặt trời. Sự xuất hiện của họ dường như để chuẩn bị cho con người đón thời Pisces – Song ngư; thời mà con người phải nhọc nhằn hơn, nếu muốn đi về phía Ánh sáng. Sự xuất hiện đồng loạt của các Đạo sư, dường như để báo hiệu rằng, những giáo lý nguyên thuỷ, thuần khiết và trinh nguyên không còn hợp với con người lịch sử. Con người mà tần số dao động giáng xuống. Con người mà các luân xa đã bị đóng lại, đang khoác lên mình những tấm vỏ bọc giả tạo. Con người đã chìm đắm trong vật chất. Những con người đó cần thiết phải có những con đường thích hợp. Các bậc thày trí huệ đã xuất hiện; lập ra các con đường cho các quốc gia, cho các dân tộc; phù hợp với địa lý, phù hợp vơi lịch sử, phù hợp với văn hoá của họ; hơn cả là phù hợp với con người trong một Thời mới.

Gautama Buddha đã im lặng trước câu hỏi Thượng đế, Linh hồn. Ngài không nói có, ngài không nói không, ngài đã im lặng. Ngài nói về: Vô ngã, Tính không, Luân hồi và Niết bàn. Phải chăng với con người đã chìm trong thế giới vật chất, với con người tần số dao động giáng xuống vùng nặng nề, thì Linh hồn hay Thượng đế có ích gì. Chỉ là thứ để con người níu bám, xin xỏ; xin được rồi, muốn xin nhiều hơn. Ngay cả khi tưởng là không xin nữa, thì lại đòi được thưởng; thưởng cho sự không xin xỏ của mình. Không tham vật chất nữa, người ta có muôn kiểu tham khác; tâm lý tham, tâm linh tham. Người ta từ bỏ tiền của, vật chất, đất đai, nhà cửa,… nhưng người ta hướng tới danh tiếng và sự kính trọng. Người ta từ bỏ tiền của, vật chất người ta hướng tới sự khác biệt, quyền năng, sự sùng bái… Người ta từ bỏ gia đình vợ con, người ta níu bám vào đạo tràng, vào tu viện, vào nhà thờ, vào giáo lý. Đủ mọi kiểu níu bám và xin xỏ. Gautama Buddha đã im lặng. Ngài im lặng, im lặng về Linh hồn, im lặng về Thượng đế. Ngài nói tất cả đều vô ngã, tất cả đều Tính không; anh cũng là không, tôi cũng là không, tất cả đều là không; cuộc đời này là khổ, luân hồi là các kiếp nhân gian; cần phải giải thoát để về Nirvana – Niết bàn.

Người Phương Đông hướng nội; Gautama Buddha muốn những con người này không thành kẻ ăn xin và nô lệ.

3

Có một vị Tiến sĩ vũ trụ học, tên là Hugh Ross, ông ấy đã dùng phương pháp Quy hoạch động – Dynamic programming một phương pháp trong Lý thuyết ngẫu nhiên – Probability theory, để tính toán cơ hội đã hình thành nên Trái đất.

Bài toán về sự hình thành của Trái đất, ông ấy đặt ra, khảo sát và đưa vào tất cả những yêu tố mà con người có thể hiểu biết, rằng nó sẽ tác động vào quá trình tạo dựng Trái đất. Ông ấy tìm ra 320 yếu tố. Nào là kích thước, vị trí, cấu trúc của các Giải Ngân hà; nào là kích thước, vị trí, cấu trúc của Hệ Mặt trời; nào là thời gian, chu kỳ của các quỹ đạo các hành tinh; nào là cấu tạo của Trái đất; nào là đặc điểm của Bầu Khí quyển,… Rất nhiều, hơn 320 yếu tố là 320 biến số của một hàm số mô tả cơ hội để tạo dựng lên Trái đất.

Ông ấy giải, chương trình MTDT giải, kết quả là… một cơ hội nhỏ hơn ….1 phần của 10 luỹ thừa 282; nghĩa là một số nhỏ hơn 1 lớn hơn 0, mà số 1 sẽ đứng sau dấu phảy thập phân và 283 con số 0.

Một xác suất vô cùng thấp, coi như không có. Coi như không thể có Trái đất nếu chỉ trông chờ vào ngẫu nhiên cùng sự tiến hoá. Trái đất, Hệ Mặt trời, Giải Ngân hà, Vũ trụ này… không thể ngẫu nhiên tiến hoá sau vụ nổ Big Bang. Phải có một năng lượng siêu phạm, một trí tuệ siêu việt, một thiết kế vô song mới tạo nên được Trái đất, sự chuyển động của nó và Sự sống Nhân sinh này.

Cũng vậy, thế giới vi mô, cấu trúc của tế bào. Một tế bào trong cơ thể người, nhỏ hơn 1 phần 3000 mm; 10.000 tế bào gom lại một đầu kim. Vậy mà mỗi tế bao chứa nhiều trạm phát điện; nhiều nhà máy chuyển hoá rất phức tạp; một kho dữ liệu (data bank) khổng lồ chứa được dung lượng của 900 bộ Tự điển Bách khoa (encyclopedia). Mỗi một tế bào đều chứa kho lưu trữ, hệ thống thần kinh, cảm giác, bộ tiêu hoá, bộ giải độc tố, hệ thống lọc chất thải, hệ thống tạo nhiệt, hệ thống chuyển hoá và sản sinh hoá chất, truyền tin, cơ quan tự vệ, cùng một hệ thống giao thông vô cùng phức tạp… Mỗi một tế bào chứa hơn 300 hoá chất, hơn 10,000 các Protein khác nhau; mỗi Protein có 20 loại acidamino… Mỗi một tế bào lại còn chứa những tế bào DNA trong đó. Mỗi một tế bào DNA lại là một kho chứa một triệu tỷ dữ kiện.

Trong thân thể con người có tới hơn 220 loại tế bào khác nhau; như tế bào da, máu, xương, tóc, gan, ruột… Cơ thể con người có tổng cộng là khoảng 100 ngàn tỷ (100 trillion) tế bào. Mỗi tế bào đều có nhiệm vụ và cấu trúc khác nhau để giúp cho cơ thể được sống. Mỗi tế bào là một đơn vị độc lập, có sự sống riêng. 100 ngàn tỷ tế bào này làm việc rất đồng nhịp dưới sự chỉ huy của não bộ. Chỉ cần nhiệt lượng trong cơ thể tăng hoặc giảm vài độ là toàn bộ hệ thống sẽ suy giảm, ngừng hoạt động, phân rã, con người sẽ chết. 100 ngàn tỷ tế bào này là một Nhà máy Điều Nhiệt khổng lồ. Tất cả các tế bào phải làm việc đồng bộ để duy trì nhiệt lượng đúng mức cho cơ thể. Một tế bào phải biết 999 ngàn tỷ tế bào kia.

Nếu thời của Darwin, có MTDT, và ông ấy biết được phương pháp Quy hoạch động, thì ông ấy sẽ không phát biểu nên Thuyết Tiến hoá. Ông ấy sẽ tính ra cơ hội để tạo dựng nên một sinh thể như con người hiện nay, cũng không khác là bao so với cơ hội tạo dựng nên Trái đất.

Trái đất, bầu trời, những vì sao và con người không thể có được bằng tiến hoá. Phải có một năng lượng siêu phàm, một trí tuệ siêu việt, một thiết kế vô song của Đấng Sáng tạo; mới tạo dựng nên được một thực tại tuyệt vời này.

Đó là điều tôi tin cậy.

4

Nhưng thật không đơn giản, để phản bác những luận điểm rằng: không có Thượng đế. Osho nói không có Thượng đế. Nieztsche nói Thượng đế chết rồi. Đầu của hai con người này và đầu của nhiều người khác không phải bằng đá, không thể. Họ là những con người khác thường, kẻ nguy hiểm, kẻ siêu việt; họ rất thông minh; họ có những lý do riêng của họ.

Thực tại này bất toàn. Bất toàn không chỉ vì có những người tin có Thượng đế và có những người không tin có Thượng đế. Bất toàn không chỉ vậy, không chỉ vì tồn tại hai loại người. Mà bất toàn là ở bản chất của thực tại. Định lý Bất toàn của Kurt Gödel, không nên giới hạn trong vật lý, không nên giới hạn trong toán học, không nên giới hạn trong triết học; nó thực sự mở rộng cho toàn thực tại này. Thực tại bất toàn; vì bất toàn mà làm cho một người này, đứng ở tầm nhìn này, thấy có Thượng đế; một người khác, đứng ở tầm nhìn khác, thấy không có Thượng đế. Con người sẽ mãi quanh quẩn với những tranh luận về có và không, về tồn tại và không tồn tại. Ngay cả khi, tâm thức của con người có thể nâng cao lên một tầm cao mới, một thực tại mới, nhưng nếu chưa đạt tới Vô ngã; thì con người vẫn là bất toàn; vẫn trong thực tại bất toàn; vậy thì sẽ có một Định lý Bất toàn mới, sẽ có một Kurt Gödel; vậy thì vẫn còn người tin có Thượng đế, vẫn còn người không tin có Thượng đế.

Thường đế là cái toàn hảo, không thể hiểu, không thể biết trong một thực tại bất toàn.

5

Gautama Buddha đã siêu việt kiến giải về Thượng đế, về Linh hồn. Bằng Phương pháp Biện chứng, với Bốn tầng phân biệt (catuskoti), Gautama Buddha đẩy cao xung đột có và không lên một tầng cao mới:

“Thượng đế có tồn tại; hay không tồn tại; hay vừa tồn tại, vừa không tồn tại; hay vừa không tồn tại, vừa không không tồn tại?”

Buddha không làm phức tạp hoá vấn đề, ngài đơn giản hoá vấn đề đi. Ngài giải quyết xung đột có và không, tồn tại và không tồn tại bằng cách đẩy cao nó lên một bình diện mới; đẩy nó sang một Hệ quy chiếu khác.

Như Lai, Thượng đế, Đấng Sáng tạo, Thực thể Tối thượng, Niết bàn, Đạo,…là Cái Tuyệt đối, cái toàn hảo, cái không thể bất toàn. Cái Tuyệt đối không thể là một thực thể đối lập với một thực thể khác trong thực tại bất toàn. Con người không thể hiểu và cũng không thể BIỂT được Cái Tuyệt đối. Cái mà con người tưởng là Cái Tuyệt đối qua tư duy, qua phân biệt không thể là Cái Tuyệt đối thực sự. Cái Tuyệt đối thực sự chỉ có thể BIẾT khi mọi tâm trí phân biệt đều được rũ bỏ; chỉ có thể kinh nghiệm được khi vượt ra ngoài thực tại bất toàn này.

Prajñā Pāramitā, là trí huệ qua bờ bên kia. Rũ bỏ tâm trí phân biệt, rũ bỏ qua mọi nhà tù: giác quan, hệ thần kinh, não bộ, tư duy, suy nghĩ, cảm xúc, thói quen, tri thức, luân lý, đạo đức, pháp luật, thể chế… mọi vọng gác, mọi hàng rào, mọi tường ngăn, mọi lớp vỏ, mọi lớp chăn phủ… tất cả đều rũ bỏ vậy thì Cái Tuyệt đối, Thượng đế sẽ hiển lộ; khi đó là bờ bên kia, Pāramitā.
_____________
tu`:
http://viethungpham.com/2014/05/25/thuong-de-co-hay-khong-cau-tra-loi-cua-gautama-buddha/


ledinhduc
_________________
Thời gian trôi qua, tình quê không phôi pha.....
Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Wed Aug 19, 2015 7:38 pm    Tiêu đề: Thượng Đế ở đâu ?

Lê Đình Đức thân mến,

Sáng sớm mở laptop thấy một bài rất dài chữ nhỏ , Anh Phụng đọc xong rồi .
Nhưng điều anh muốn nói là :  bài viết THƯỢNG ĐẾ Ở ĐÂU ? chưa hết,  anh ghi CÒN TIẾP mà . Và anh rất thích thú khi đọc được những bài như Minh Đạt lắm, tức là từ nhận định của mọi phía .





Nếu em để ý mấy hôm nay bài MẸ TERESA mà Mai Thọ tải lên, anh muốn ngụ ý rằng : THƯỢNG ĐẾ ở ngay trong quả tim của mình đấy, không đâu xa cả . Thôi, anh tạm dung72 . Anh sẽ viết tiếp bài THƯỢNG ĐẾ Ở ĐÂU nhé .  Nó rất dài anh chia từng đoạn, vì dài quá khiên người đọc nhàm chán . Với lại anh thấy Minh Đạt nào đó viết về những lới nói của Phật Cồ Đàm mà tác giả gọi Gautama Buddha , lại không trích dẫn NGUỒN tức là từ Kinh nào của Phật Thích Ca  - Kinh Nam tạng hay Bắc tạng ; đó là một thiếu sót lớn trong một bài nghị luận .
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân