TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Mầm Mống của Chiến Tranh
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Mầm Mống của Chiến Tranh

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Aug 03, 2015 11:00 pm    Tiêu đề: Mầm Mống của Chiến Tranh



Mầm Mống của Chiến Tranh


      MẦM MỐNG CỦA CHIẾN TRANH

     Lời dẫn:

     Giữa lúc thế giới hiện đang sôi sục với nhiều cuộc chiến ở Ukraine hay Iraq và của phái IS chưa kể đến tình trạng tiềm ẩn ở biển Đông Nam Á (mà báo chí XHCN gọi là Biển Đông) đang ảnh hưởng tới an ninh của quê hương. Chúng tôi xin trích dẫn ra đây những gì J. Krishnamurti (1895-1986) đã viết từ những năm đầu thập niên 50 của thế kỷ trước để quí độc giả chiêm nghiệm những lời của ngài, một bậc thánh sư của nhân loại mà Đông phương gọi Đức Di Lặc và Tây phương, là hậu thân của Chúa Jesus.

      “What causes war – religious, political or economic? Obviously belief, either in nationalism, in an ideology, or in a particular dogma. If we had no belief but goodwill, love and consideration between us, then there would be no wars. But we are fed on beliefs, ideas and dogmas and therefore we breed discontent.
      (...) what causes war is also the disease called nationalism, the worship of a flag; and the disease of organized religion, the worship of a dogma. All these are the causes of war. ”
      KRISHNAMURTI, The First and Last Freedom, nxb Harper & Row, Publishers, printed in U. S. A., copyright 1954; tr. 183

      Sau đây là bản dịch của Phạm Công Thiện (1941-2011):

      Những gì tạo ra chiến tranh – trên phương diện tôn giáo, chính trị hoặc kinh tế? Cố nhiên những nguyên nhân của chiến tranh là tín ngưỡng, tín ngưỡng vào chủ nghĩa ái quốc hạn hẹp, vào một ý thức hệ hoặc vào một tín điều đặc thù nào đó. Nếu chúng ta không có tín ngưỡng mà chỉ có thiện chí, tình thương và kính trọng lẫn nhau thì lúc ấy không thể nào có chiến tranh được. Nhưng chúng đã được nuôi dưỡng bằng những tín ngưỡng, những ý tưởng và những tín điều, do đó, chúng ta chỉ nuôi dưỡng sự bất hòa.
      (...) Nguyên nhân của chiến tranh cũng là chứng bệnh mang tên chủ nghĩa ái quốc hạn hẹp, sùng bái một lá cờ, chứng bệnh của tôn giáo có tổ chức, sự sùng bái một tín điều. Tất cả những thứ này là những nguyên nhân của chiến tranh.

Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng, bản Việt ngữ của Phạm Công Thiện, nxb An Tiêm, Sài Gòn, in lần thứ Hai, 1968; tr. 356

      CHÚ THÍCH THÊM:

      Vâng lời Krishnaji đã dạy, phải đọc thẳng nguyên văn tiếng Anh của ngài chứ không qua lời diễn dịch hay bản dịch nào, chúng tôi đã chép y nguyên văn tiếng Anh để quí bạn đọc đi thẳng vào lời nói của ngài. Như quí bạn nào đã từng đọc các tác phẩm của ngài thì thấy tiếng Anh ngài sử dụng từ cú pháp cho đến từ ngữ rất là giản dị, khó mà gây ra tranh cãi cho các hậu duệ về sau như các kinh văn của các tôn giáo khác.

      Sở dĩ tôi dùng bản Việt dịch của Phạm Công Thiện vì thiết nghĩ đó là bản dịch hay nhất từ trước đến bây giờ - không biết ở Hoa Kỳ đến nay có ai dịch lại tác phẩm này chưa. Chúng ta hãy xem ông dịch chữ NATIONALISM như thế nào. Đúng ra chỉ cần dịch là chủ nghĩa ái quốc là đủ rồi, nhưng ông thêm hai chữ HẠN HẸP thật là tuyệt vời. Vì sao? Bạn thử mở hai quyển tự điển tiêu biểu sau đây để xem các sách này định nghĩa nationalism như thế nào thì rõ:

      A- WEBSTER’S NEW WORD COLLEGE DICTIONARY (của Mỹ):
      1. a) devotion to one’s nation; patriotism.
      b) excessive, narrow, or jingoist patriotism; chauvinism.
      2. the doctrine that national interest, security, etc. are more important than international considerations.
      (sđd., bản in 2001; tr. 959 cột trái)

      B- OXFORD ADVANCED LEARNER’S DICTIONARY (của Anh):
      1. the desire by a group of people who share the same race, culture, language, etc. to form an independent country.
      2. (sometimes disapproving) a feeling of love for and pride in their country; a person who has a feeling that their country is better thanany other.
      (sđd., ấn bản 9th edition 2015; tr. 1029 cột bên phải)

      Trong khi đó, ở một bản Việt dịch khác, sau 1975 chính xác là năm 2008, thì dịch bằng hai từ ngữ: chủ nghĩa dân tộc và tinh thần dân tộc (Xin xem: Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng, bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Minh Lý, nxb Văn hóa Thông tin, năm 2008; tr. 258). Dịch như thế khiến cho những ai không rành chữ Anh ắt phải hiểu lầm chữ NATIONALISM của Ngài Krishnaji rồi; đặc biệt ở các nước XHCN. Bởi vậy ngài dạy nên đọc thẳng nguyên văn tiếng Anh của ngài là thế.

      Tôi cũng có chút riêng tư khi nói về Phạm Công Thiện. Phạm Công Thiện đã từng gặp Krishnamurti hai lần khi còn trẻ: năm 1965 và 1966. Ông viết như sau:

      “ Và cùng với thi sĩ Thi Vũ [ĐKP chú: tức Võ Văn Ái], khi anh em chúng tôi được tin Krishnamurti đến Paris, cả ba chúng tôi [ĐKP chú: thêm họa sĩ Vĩnh Ấn] cùng hẹn nhau đón chuyến metro đến Square Rapp ở vùng Paris VII để gặp Krishnamurti, cuộc gặp gỡ này đã gây cho tôi một sự xúc động kỳ lạ.
      (...) Và cũng chính cùng với thi sĩ Nh. Tay Ngàn tôi đã trở lại lần thứ hai để gặp Krishnamurti tại Square Rapp. Tóc của Krishnamurti bạc trắng, đôi mắt sâu thẳm, nụ cười nở trên nét mặt bí mật bi tráng. ”
     
Và:
      Chính nhờ thời gian sống thanh bình và phiêu lãng với anh mà tôi đủ kiên nhẫn chép lại trọn quyển The First and Last Freedom trong nhiều lần để tìm cah1 lãnh  tất cả những sắc thái ẩn kín của bút pháp Krishnamurti.

      Xin xem Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng, bản Việt ngữ của Phạm Công Thiện, nxb An Tiêm, Sài Gòn, in lần thứ Hai, 1968; Lời Cảm Tạ ; tr. 623-625.

      Như vậy, qua hai bản dịch của Phạm Công Thiện và Nguyễn Minh Lý; một người dịch năm 1967 và dịch giả kia năm 2008 – cách nhau 40 năm, bạn đã rõ vì sao tôi chọn PCT hoặc vì sao tôi không dịch như bao lần khác là thế.

      ĐKP



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân