TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Lưu đồn, lưu đầy, biệt xứ và viễn xứ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Lưu đồn, lưu đầy, biệt xứ và viễn xứ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Jun 26, 2015 8:50 pm    Tiêu đề: Lưu đồn, lưu đầy, biệt xứ và viễn xứ



Lưu đồn, lưu đầy, biệt xứ và viễn xứ


      LƯU ĐỒN, LƯU ĐẦY, BIỆT XỨ và VIỄN XỨ

      1- Ba năm trấn thủ lưu đồn,
      Ngày thì canh gác, tối dồn việc quan.
      (thi ca cổ điển Việt Nam, không nhớ tác giả)
      Khỏi cần giải thích, đọc qua là biết được hoàn cảnh của người lính thú xa nhà thời xưa rồi.

      2- Còn nhớ khoảng đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, một vị tu sĩ Phật giáo, thủ lãnh một dòng Thiền ở Pháp, viết trên sách báo rằng “thân phận lưu đầy”. Nhưng đến năm 2007 ông ta dẫn về một đám đệ tử mặc đồ nâu với nón lá, diễn hành qua các phố phường ở Bảo Lộc (dĩ nhiên là phải có sự chấp thuận của chánh quyền) và đến năm 2008 về dự Vesak ở Hà Nội cũng dẫn theo đám “lâu la” mặc đồ nâu nón lá lên biểu diễn trên sân khấu ngày hội.
      Đấy, lưu đầy của ông ta là như thế đó; đi ngược lại quan điểm thông thường.

      3- Hình luật thời đệ nhất VNCH (lúc này chưa có bộ Hình luật 1972 của đệ nhị VNCH) phân biệt tội hình: tiểu hình và đại hình. Tiểu hình thì dưới 5 năm, đại hình thì 5 năm trở lên. Nhưng tù đại hình được chia thành ba loại: tù cấm cố, tù khổ sai và tù biệt xứ.
      Tựu trung, lưu đồn, lưu đầy và biệt xứ là những từ ngữ gợi cho ta sự đau buồn, chia ly và thống khổ. Nhưng còn VIỄN XỨ thì sao đây?

      4- Hai mươi lăm năm viễn xứ, ba mươi năm viễn xứ rồi... bốn mươi năm viễn xứ. Từ ngữ viễn xứ nghe thật lãng mạn. Nó mang âm hưởng của một người phải rời bỏ quê hương vì một lý do nào đó (như: theo chồng, du học rồi ở luôn xứ người v. v..).

      Nhưng, nói chung VIỄN XỨ là tốt đẹp hơn ba từ ngữ kia, vì nếu không tốt đẹp thì phải trở lại quê nhà, quê hương ở luôn rồi, phải không?. Ấy vậy mà, tuy không về hẳn nhưng lâu lâu lại “hiện về” như bóng ma, rồi ca hát trước đám đông cho thấy rằng “chị đây nè, mấy em ơi!” để được đám trẻ (gọi là NHÓC) khen ôi, chị 70 tuổi rồi mà sao mà còn trẻ và xinh quá! ước gì em được như chị.”. Rồi có anh chàng ca sĩ nổi danh trước 1975 cũng “hiện về” dẫn theo vợ, lên sân khấu hát cho đám nhóc nghe và “thuyết” “những người đàn ba đi qua đời tôi “ rất tình tứ đầy thơ mộng.

      Ôi, đời là thế đấy!



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân