TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Trúc Phương, một tâm hồn cô quạnh
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Trúc Phương, một tâm hồn cô quạnh

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Jun 15, 2015 11:16 pm    Tiêu đề: Trúc Phương, một tâm hồn cô quạnh



Trúc Phương, một tâm hồn cô quạnh


      TRÚC PHƯƠNG, một tâm hồn cô quạnh

      Nhân dịp “lão bà bà” Khánh Ly về VN lần thứ... (không nhớ bao nhiêu lần, nhớ để làm gì!) mà báo chí XHCN tung hô tận mây xanh, tôi chạnh nhớ đến nhạc sĩ Trúc Phương.
      “lão bà bà” KL sở dĩ được “báo chữ, báo nói” hết lời ca ngợi là vì bà hát nhạc Trịnh Công Sơn; bây giờ đám trẻ nhỏ gọi là “nhạc Trịnh”. Tôi nói “đám trẻ nhỏ” là vì tuổi đời đa phần sinh ra vào thập niên 80 hoặc đầu thập niên 90, còn nếu là người lớn thì đó là những người “mới giàu” sau này, dư tiền nhiều bạc nên bỏ ra 500. 000 $ để mua vé vào nghe “lão bà bà” hát. Lão bà bà chỉ hát ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP/HCM thôi, không thấy lão bà bà xuống Cần Thơ. Điều đó cũng dễ hiểu, ở miền Tây 500. 000$ là món tiền lớn: một gia đình 5 miệng ăn ở ngay tại Cần Thơ chỉ đi chợ có 100 ngàn cho cả nhà là ngon lắm rồi!

      Miền Tây sông nước Cửu Long với chằng chịt kênh rạch với giọng hò sông Hậu, với cây trái bốn mùa, với đàn ca tài tử, với tâm hồn rộng mở bao la của Đức Phật Thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên), với tấm long son sắt của Phan Văn Trị và cũng là nơi nhạc sĩ TRÚC PHƯƠNG (1939-1995) chào đời. Ông sinh ra ở miền hạ lưu sông Cửu Long, con sông mà các nhà huyền bí miền Nam gọi là “sông thiêng”, như Phạm CôngThiện (1941-2011) đã từng nói trong tập thơ NGÀY SANH CỦA RẮN:

      Tôi đi đông chìm
      Trời âm u thung lũng khô
      Nhiều may chim bay không nổi
      Tôi đi dưới kia sụp đổ
      Núi Cấm nổ tôi ra
      Cửu Long ca từ Tây Tạng...

     
Quê hương chào đời của Trúc Phương là tỉnh Trà Vinh, một xứ chùa tháp với Phật học viện đầu tiên của nước nhà ở miền Tây rất nổi tiêng đó là Phật Học Đường Lưỡng Xuyên.

      Tôi dùng chữ CÔ QUẠNH với rất nhiều ý nghĩa của nó. Cuộcđời của ông quí bạn có thể đã biết qua Trung Tâm Asia (Đĩa DVD Asia 74) khỏi phải nhắc lại, sợ làm những ai yêu mến ông chảy đôi dòng lệ tiếc thương cho một tài năng không may mắn.

      Tôi dùng chữ CÔ QUẠNH là bắt chước theo chữ dùng mà LM Cao Văn Luận nói về Descartes (1596-1650): ”Descartes là một tâm hồn cô quạnh, một trí tuệ say đắm... ” (xin xem Phương Pháp Luận, bản Việt dịch cuốn Discours de la Méthode, tr. 5, nxb Đại học Huế, 1962). Cũng có thể dùng lại dòng chữ trên một tâm hồn cô quạnh, một trí tuệ say đắm cho Trúc Phương cũng được.

      Ở thập niên 70 những ai có vào quân đội sẽ chẳng bao giờ quên nhạc phẩm 24 GIỜ PHÉP; còn ai ở miền Trung cũng luôn nhớ mãi HAI CHUYẾN TÀU ĐÊM, TÀU ĐÊM NĂM CŨ và BÓNG NHỎ ĐƯỜNG CHIỀU với giọng hát liêu trai Thanh Thúy. Ôi, nhiều lắm không sao kể xiết.

      Tôi yêu thích nhạc của Trúc Phương hơn bất kỳ một nhạc sĩ nào từ khi còn rất trẻ cho đến bây giờ tôi và rất nhiều bè bạn cũng vẫn còn yêu mến và ngưỡng phục con người của ông, nhất là sau 1975. Cho dù cuộc sống rất bi đát, lây lất qua đêm trên các vĩa hè lạnh lẽo đêm đông ở Saigon mang lại cho ông bệnh sưng phổi, nhưng chưa bao giờ ông ngửa tay xin ai một đồng nào dù con cái của ông đang sống ở Mỹ và Úc. Ông ra đi trong niềm cô quạnh với chứng bệnh hiểm nghèo như thế đó.

      Bây giờ trong những đêm dài chưa ngủ tôi vẫn thường nghe và chỉ nghe nhạc của Trúc Phương thôi; nghe hoài không chán (tuy âm thanh trên computer không bằng các dàn máy tối tân hiện giờ), càng nghe càng nhớ lại những kỷ niệm của tuổi hai mươi và những năm tháng vui buồn của quê hương chinh chiến. Nhưng nhất là để tưởng nhớ hình bóng của ông, một thiên tài cô quạnh, một người quá nhiều khổ đau về tinh thần cũng như thể xác so với những “nhạc sĩ, ca sĩ” quá nhiều may mắn hơn ông nơi hải ngoại mà lâu lâu họ “lại hiện về như ma quái” trêu chọc những người buồn tủi cô đơn mấy anh em thương phế binh già hai thứ tóc, má hóp lưng còng ngồi đâu đó trên các vĩa hè dưới nắng chói chang hay trời mưa như thác đổ...

      Ngậm ngùi...



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân