TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Một nền giáo dục Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Một nền giáo dục Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sun Jun 14, 2015 5:22 am    Tiêu đề: Một nền giáo dục Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng



Một nền giáo dục Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng


      MỘT NỀN GIÁO DỤC
      NHÂN BẢN, DÂN TỘC và KHAI PHÓNG

      Mới đây mấy em ở quê nhà có gửi cho tôi bài báo có ảnh chụp hai vợ chồng Peter (người Tiệp Khắc) và Joan (người Do Thái) cùng tấm check US$ 847, 215. 57 tặng cho chánh phủ Hoa Kỳ sau khi qua đời, để chánh phủ dùng làm từ thiện. Việc làm của cặp vợ chồng không thân nhân nhằm cảm ơn đất nước này đã cưu mang họ từ sau thế chiến II. Các em thấy hay quá nên truyền đi để chia xẻ mà.

      1) - Những người thế hệ chúng tôi, tức là tốt nghiệp những năm đầu của thập niên 70 (trước 1975), không thấy gì là lạ thường về câu chuyện trên. Xin nói rõ như thế này:
      • Hồi học trung học đệ nhị cấp (bây giờ gọi là cấp III), môn Anh văn (sinh ngữ chính) lớp đệ Nhất chương trình cả nước cho học sách LA VIE EN L’AMERIQUE, còn đệ Nhị là sách L’ANGLAIS PAR LA CONVERSATION. Hai sách này cũng là những sách dạy Anh ngữ cho các lớp đệ Nhất và đệ Nhị của các trường trung học ở nước Pháp. Thành vậy, chúng tôi đã biết khá nhiều về cuộc sống ở Hoa Kỳ và Anh quốc ngay khi còn là học sinh các năm cuối của bậc trung học, để chuẩn bị vào đời.
      • Rồi thêm một điểm này nữa là: lớp đệ Tam cũng học về văn hóa Mỹ, đó là sách LIFE WITH THE TAYLORS. Như vậy, trong 3 năm cuối bậc trung học, học sinh đã hai lần học về văn minh và văn hóa Hoa Kỳ rồi.

      • Phương châm giáo dục thời đó là: NHÂN BẢN, DÂN TỘC và KHAI PHÓNG. Một nền GIÁO DỤC dựa trên triết lý: NHÂN BẢN, DÂN TỘC và KHAI PHÓNG. Song song những chương trình về quốc sử và quốc văn đào sâu tính nhân bản yêu thương và dân tộc giống nòi, còn là đi tìm cái hay cái đẹp đáng học hỏi thêm. Cho nên, về ngoại ngữ, các nhà soạn chương trình đã bỏ công tìm tòi sách giáo khoa cho xứng tầm với thời đại; thành ra học sinh Việt Nam học ngang bằng với học sinh Pháp. Nên nhớ rằng lúc đó chương trình giáo khoa của Pháp nặng hơn chương trình giáo khoa của Mỹ.

      2) - Phải là một nền giáo dục NHÂN BẢN, DÂN TỘC và KHAI PHÓNG mới giúp cho các học sinh (thế hệ đàn em, đàn cháu sau này) trở thành những công dân ưu tú để phụng sự cho cộng đồng, quốc gia & dân tộc; từ đó đất nước sẽ mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm tiến lên trên cái đà sẵn có của cha anh đi trước, xứng với chữ VIỆT NAM (chữ VIỆT: vượt qua, vươn lên; chiết Hán tự có chữ TẨU, chỉ sự di động, di chuyển).

      • Vào Viện Đại học Sài Gòn, thấy phương châm: LƯƠNG SƯ HƯNG QUỐC. (Trong cuốn CHỈ NAM SINH VIÊN ĐẠI HỌC SÀI GÒN, do Bộ Văn Hóa Giáo Dục xuất bản năm 1966, ngay ở trang bìa có phù hiệu vẽ bộ lư ở giữa hai chữ: Lương Sư –Hưng Quốc; phía dưới là chữ Đại Học Sài Gòn). Cảm động biết chừng nào khi mở lại cuốn sách nhỏ này - cuốn sách phát hành giúp cho các tân sinh viên chọn trường và ngành học. Vì do Bộ xuất bản nên sách viết rất rõ ràng từ lịch sử trường đến danh sách quí vị giáo sư với bằng cấp và từng môn học cho các ngành v. v.. So với bây giờ, gần 40 năm rồi mà cứ loay hoay cái gọi là “Tư Vấn Mùa Thi” do Bộ Giáo Dục & Đào Tạo hướng dẫn!

      • Quí vị giáo sư đại học thời đó lúc nào cũng “lên dây cót sinh viên” – mà mấy bạn sinh viên thời ấy vừa đùa vừa thật. Tôi xin kể lại sau đây hai chuyện mà các bạn tôi thuật lại (không biết thật hư ra sao!):

      Khi vào được trường Cao đẳng Điện học, một trong các trường danh tiếng và giá trị hàng đầu thuộc Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú thọ, Saigon giữa thập niên 60, thì ngay năm đầu tiên (trong bốn năm học) vào ngày khai giảng vị Giám Đốc trường đích thân đến lớp chào đón các tân sinh viên ưu tú bằng câu: “Ngày nào tôi còn là giám đốc ngôi trường này, tôi làm hết sức mình để đào tạo các anh em trở thành các kỹ sư tầm cỡ thế giới. ” Và rồi, bạn tôi kể lại, ông nói tiếp: Tôi tự giới thiệu tôi là Trần An Nhàn, tiến sĩ kỹ sư điện học Paris năm 25 tuổi; bây giờ tôi 36 tuổi kiêm nhiệm luôn Tổng Giám đốc Điện lực Việt Nam. Ui chao! bạn tôi nói, ổng trẻ và đẹp trai quá!

      Chưa hết, bạn khác học ở Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp, nơi đào tạo các kỹ sư nông nghiệp, lâm khoa và súc khoa, kể lại với tôi cũng gần giống như vậy; ví dụ: bạn kể rằng GS Thái Công Tụng, tiến sĩ kỹ sư nông nghiệp Paris, dạy môn thổ nhưỡng học (pedology) khi vào giảng đường dạy các sinh viên lúc nào cũng nói câu tương tự như thế: Nhà trường lúc nào cũng mong các anh em khi tốt nghiệp không những là các kỹ sư làm cho nền nông nghiệp nước nhà tiến lên con đường cơ khí hóa, hiện đại hóa mà còn là các chuyên gia quốc tế để làm cố vấn cho các quốc gia trong vùng.
      Thế đấy, ta tự hào về ngôi trường và truyền thống VIỆT của ta.

      3) - Thành vậy, chúng ta không ngạc nhiên tại sao các vị Viện trưởng của ba viện đại học quốc gia Sài Gòn, Huế và Cần Thơ lúc nào cũng có chân trong Ban Chấp Hành Hiệp hội các Viện trưởng Đại học Á châu và Đông Nam Á thời đó.

      4) - Nói chi xa, Viện Đại học Cần Thơ sinh sau đẻ muộn (tháng 3 năm 1966) so với hai đại học Saigon và Huế, nên viện trưởng được vị nguyên thủy quốc gia bổ nhiệm dĩ nhiên tuổi đời phải nhỏ thua hai vị viện trưởng đàn anh kia, thế nhưng trình độ và khả năng chẳng có gì thua kém ai: GS Phạm Hoàng Hộ, người Cần Thơ, sinh năm 1930, xuất thân trường trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ, đỗ tiến sĩ quốc gia khoa học Paris (Docteur-ès-Sciences, Doctorat d’Etat) năm 25 tuổi, và khi cho xuất bản tác phẩm khoa học tuyệt hảo CÂY CỎ MIỀN NAM VIỆT NAM, hai tập, ngót nghét 2000 trang khổ lớn khi giáo sư mới 29 tuổi (năm 1959), cho đến bây giờ vẫn còn tái bản. Trước ngày được bổ nhiệm, giáo sư đang là giáo sư diễn giảng (assistant professor) của Trường Đại học Khoa học Saigon. GS Phạm Hoàng Hộ được người đời và trí thức khoa bảng nhắc nhở và tôn vinh là Viện trưởng Sáng lập Viện Đại học Cần Thơ vì giáo sư đã bỏ ra rất nhiều công sức để vận động cho vùng đồng bằng sông Cửu long có được một đại học công lập cho các sinh viên miền Tây Nam phần thời đó.

      Thế đấy, nhớ về mấy mươi năm trước kể lại cho mấy em, mấy cháu (hậu duệ) để thấy rằng quí thầy/cô và các vị có trách nhiệm giáo dục từ tiểu học ngang qua trung học đến đại học lúc nào cũng là LƯƠNG SƯ HƯNG QUỐC cho một nền GIÁO DỤC NHÂN BẢN, DÂN TỘC và KHAI PHÓNG.

      Nhiều lắm, nói không hết! Đó là tôi chưa nói đến truyền thống quốc văn, quốc sử và đạo học của các chuyên ngành ở đại học văn khoa.

      ĐKP



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân