TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - HÃY PHỤNG SỰ ĐỪNG NÓI TU HÀNH NỮA
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

HÃY PHỤNG SỰ ĐỪNG NÓI TU HÀNH NỮA

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Tue Jun 09, 2015 11:47 pm    Tiêu đề: HÃY PHỤNG SỰ ĐỪNG NÓI TU HÀNH NỮA



HÃY PHỤNG SỰ ĐỪNG NÓI TU HÀNH


      HÃY PHỤNG SỰ ĐỪNG NÓI TU HÀNH NỮA

      Thật ra, nếu tất cả mọi nguời đều bỏ nhà, bỏ cha mẹ anh em và vợ con để tìm một nơi nào đó ẩn thân gọi là tu hành, thì sẽ có đâu ra những người phụng sự cho xã hội. Xã hội là một tương giao mật thiết giữa người với người, từ ngàn xưa đã là như vậy rồi. Như vậy là có ích kỷ và hèn nhát hay không?

      Nói như Swami Vivekananda (1863-1902) dù anh có đi đâu chăng nữa, ở nơi rừng sâu núi thẳm, ở trong sơn hang cùng cốc thì con quỉ - hằng chục hay hằng trăm con quỉ - cũng vẫn theo anh hoài ; vì nó nằm trong tâm và trí của anh chứ không phải trong con mắt hay các giác quan của anh đâu! Rồi sau nhiều năm “ẩn tu” với sự cung cấp vật thực của ai đó, anh “xuống núi” vì anh ta tưởng rằng mình đã đắc đạo! Khi chứng kiến cảnh đời, ôi, buồn thay! anh ta than: cuộc đời sao vậy? sao nhơ nhớp quá vậy?

      Thật ra anh chỉ là một con người ÍCH KỶ và HÈN NHÁT không hơn không kém, muốn trốn tránh trách nhiệm của mình mà thôi, chỉ biết cho thân xác của mình mà chẳng hề đoái hoài đến ai cả, phải thế không?

      Minh triết Đông phương có hai nhân sinh quan: nhập thế xuất thế. Đó là quan điểm của thời xưa, thời của nông nghiệp khi văn minh cơ khí còn trong buổi manh nha; khác với bây giờ, thế kỷ XX và bước sang XXI gần một phần tư thế kỷ rồi. Đi theo với những tiến bộ khoa học (physics) còn là những phát triển về trí tuệ bên trong (metaphysics) - từ hình danh sắc tướng (physics) đến nội quan siêu việt (metaphysics), từ không gian ba chiều đến không gian đa chiều (hay chiều không-thời-gian của thuyết tương đối). Cái nhìn vào hiện tượng thế gian suốt hằng trăm năm dài đến tiền bán thế kỷ XX là cái nhìn theo không gian ba chiều của vật lý Newton ; còn bây giờ với Albert Einstein (1879-1955) nhân loại hình như không còn nhìn thế gian theo không gian ba chiều nữa đâu - ít nhất là các bác học, những người với trí tuệ siêu việt, tham thiền gấp nhiều lần hơn các vị tự cho mình là tu sĩ!

      Cái nhìn (nói rõ hơn: sự cảm nhận) thế giới quanh ta là cái nhìn của CƠ HỌC LƯỢNG TỬ với NĂNG LƯỢNG. Cái năng lượng vô biên bao trùm lên cả con người và vũ trụ. Chính cái năng lượng huyền bí này (huyền bí vì ta không nhìn thấy bằng mắt) mới quyết định toàn thể cá nhân và thế giới ta đang sinh sống. Ở đây tôi không dám nói về Cơ Học Lượng Tử với Max Planck (1858-1947), Thuyết Tương Đối Hẹp và Rộng của Albert Eistein (1879-1955) vì lẽ tôi không chuyên về khoa học (nói rõ hơn là vật lý), nhưng chắc chắn NĂNG LƯỢNG đóng một vai trò tối quan trọng trong sự phát triển TÂM LINH, vì nó có tính tương tác đa chiều. Vì thế, nếu không có THƯƠNG YÊU thì chẳng bao giờ có TRÍ HUỆ.

      Thành vậy, bây giờ hãy xóa bỏ hai quan niệm lỗi thời nhập thế và xuất thế đi, mà hãy là SIÊU THẾ tức là SIÊU THẾ GIAN, vượt qua đối đãi nhị nguyên giữa NHẬP (hình danh sắc tướng) và XUẤT (vô danh vô tướng). Hãy là một BỔ TÁT (bodhisattva) giữa lòng đời để phụng sự nhân loại. Vì tâm của vị bồ-tát là tâm của bậc giác ngộ, các Ngài nhìn đời và thế gian theo quan điểm SIÊU THẾ GIAN. Mỗi người, mỗi cá nhân hãy phụng sự cho cộng đồng, cho mọi người với TÌNH YÊU THƯƠNG. Đừng có nói đến tu nữa!

      Để kết luận bài viết nhỏ này, tôi xin trích dẫn câu sau đây, nó rất đúng với ý nghĩ của Swami Vivekananda nói trên; một đằng là do nhập định mà ra, một đằng là do công phu trong phòng thí nghiệm và các phương trình mà ra: “Ý THỨC LÀ NGUỒN GỐC CỦA THẾ GIỚI” của nhà bác học danh tiếng thế giới, GS HENRY P. STAPP, giáo sư vật lý đại học Berkeley, Hoa Kỳ, với tác phẩm để đời “MIND, MATTER AND QUANTUM MECHANICS” (1993) (Tâm, Vật và Cơ Học Lượng Tử) để nhắc nhở cho những ai cứ nói hai chữ TU HÀNH.

      Hãy chú tâm vào cái đang là (being; what is – chữ dùng của J. Krishnamurti (1895-1986) thì sẽ biết và sẽ thấy cái NĂNG LƯỢNG kỳ diệu và vô song trong chính con người của mỗi chúng ta. Năng lượng kỳ diệu ấy chính là CÁI ĐÓ (That, It) mà Ngài J. Krishnamurti hay nói đến trong suốt tiến trình (process) từ lúc tu tập cho đến khi Ngài giải tán Dòng Tu Ngôi Sao (1929) để sau đó một mình một thân chu du khắp địa cầu suốt 60 năm chỉ dẫn cho con người cách nhìn lại bản thân (self-knowledge) để phụng sự cho nhân loại và cho chính bản thân mình bằng con đường TỪ BI và TRÍ HUỆ.

      Tây Đô, mùa nắng Hạ 2015
      ĐKP



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân