TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Làm thế nào chúng ta có thể phụng sự
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Làm thế nào chúng ta có thể phụng sự

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Ơn Đức Sinh Thành
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu May 28, 2015 7:52 am    Tiêu đề: Làm thế nào chúng ta có thể phụng sự





      LÀM THẾ NÀO CHÚNG TA CÓ THỂ PHỤNG SỰ...

      LÀM THẾ NÀO CHÚNG TA CÓ THỂ PHỤNG SỰ CHO SỰ HÒA ĐIỆU GIỮA NHỮNG NỀN VĂN HÓA ĐÔNG PHƯƠNG VÀ TÂY PHƯƠNG ĐỂ CUNG HIỀN NỀN HÒA BÌNH THỰC THỤ CHO NHÂN LOẠI?

     (How can we work for the harmony of the cultures of the Eastand theWeat in order to provide for real peace?)
     
Trên đây là chủ đề của cuộc Hội thảo tại Hội nghị liên các Viện Trưởng Viện Đại học thế giới họp tại thủ đô Hán Thành (Seoul), Đại Hàn (bây giờ gọi là Hàn Quốc) từ ngày 18 đến 20-6-1968.

      Đại diện cho các Viện trưởng của các Đại học Việt nam được cử đi tham dự lúc bấy giờ là Thượng tọa THÍCH MINH CHÂU (1920-2012), Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn. Ngài đã đọc một bài tham luận bằng tiếng Anh dài khoảng 3000 chữ; và bản dịch Việt ngữ được đăng lại trong tập san TƯ TƯỞNG của Viện Đại học Vạn Hạnh tháng 8 năm 1968.

      Nhận thấy bài thuyết trình rất đặc sắc với giá trị vượt cả thời gian lẫn không gian, tôi xin mạn phép chép lại những đoạn quan trọng đầy ý nghĩa mà Ngài đã gửi cho các vị lãnh đạo khoa bảng của các viện đại học thế giới cũng như toàn thể giới trí thức toàn cầu như một thông điệp.

      Lưu ý: Những chữ và câu in đậm là do chính tôi chứ không phải trong thông điệp của Ngài, chủ đích để làm cho hậu duệ hiểu rõ hơn những vấn đề thuộc về nhận thức luận (epistemology) thôi.

      1- Chúng ta gặp gỡ nhau trước một câu hỏi quan trọng nhất; đó là câu hỏi về khả tính của sự hòa điệu giữa những nền văn hóa Đông phương và Tây phương. Trước khi đăt vấn đề về khả tính của sự hòa điệu giữa những nền văn hóa khác nhau, chúng ta cần phải làm sáng tỏ khả tính của sự hòa điệu giữa những lý hội khác nhau của chúng ta trước ý nghĩa của câu hỏi một cách minh bạch, muốn thế, chúng ta cần vạch ra những ẩn ý sâu kín nằm trong câu hỏi.

      2-... Chỉ khi nào những ẩn ý tiềm tàng trong câu hỏi được phơi trần ra rõ ràng thì chúng ta mới có thể đạt tới sự hòa điệu...
      Muốn phụng sự cho sự hòa điệu giữa những nền văn hóa Đông phương và Tây phương để cung hiến cho nền hòa bình thực thụ, chúng ta cần phải trước tiên đạt tới sự hòa điệu, hòa thuận bằng những tiến trình ngôn ngữ học, hiểu theo nghĩa siêu ngôn ngữ học (meta-linguistics) của Benjamin Lee Whorf. (Whenever agreement or assent is arrived at human affairs. This agreement is reached by linguisticprocesses, or else it is not reached- Bất cứ khi nào người ta đạt tới được sự hòa điệu hay hòa đồng thì chỉ đạt tới sự hòa thuận bằng những tiến trình ngôn ngữ học mà thôi.)

      3- ...... Văn hóa cổ điển Tây phương đã được đặt nền tảng trên khuynh hướng nhị phân phát xuất từ văn minh Hy Lạp kể từ Socrates đến Plato và Aristotle. Khoa học Tây phương cũng xuất phát từ luận lý học nhị trị (two-valued logic), nhưng những khám phá mới mẻ nhất của toán học và vật lý học hiện nay thì luận lý học nhị trị (two-valued logic) chỉ là một trong nhiều hệ thống của luận lý học vô hạn trị giá (infinitive-valued logic).
      ... Korzybski, D. L Whorf, Stuart Chase và S. I. Hayakawa là những nhà thông thái, học giả và giáo sư thừa hưởng sản phẩm của văn hóa Tây phương cho nên khi họ thấy sự nguy hiểm của khuynh hướng nhị phân trong sinh hoạt tinh thần và vật chất của con người hiện đại, tức là những con người tiếp thụ sản phẩm văn minh Hy Lạp (nhất là chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của Aristotle thì họ liền chủ trương thay thế khuynh hướng nhị phân two-valued orientation) bằng khuynh hướng đa phân (the multi-valued orientation) hoặc khuynh hướng vô hạn trị phân của khoa học hiện đại (the infinite-valued orientation of modern science). Họ cho rằng chỉ có khuynh hướng đa phân hay vô hạn phân trị mới đem đến sự điều hòa, hòa thuận hoặc sự trật tự quân bình của con người hiện đại.
      4- ... Ở trên chúng tôi đã nói đến đề nghị vượt qua siêu ngôn ngữ học của B. L. Whorf tức là đồng thời vượt qua luôn “nghĩa thể học tổng quát (general semantics) của Korzybski, Stuart Chase và S. I. Hayakawa, đồng thời vượt qua tất cả chiều hướng luận lý học vô hạn nhị phân (the infinite-valued logic) của khoa học hiện đại.
      5- ... Bản chất của văn hóa Tây phương là đánh giá thực tại, mà đánh giá thực tại thì biến thực tại (the real) thành vật thể (object) thì sự điều hòa đã bị đánh mất và sự mâu thuẫn xung đột lại xuất hiện, vì sự xung đột tương tranh đã xảy ra những giá trị, giữa những sự đánh giá khác nhau.
      6- ... Bản chất của văn hóa Đông phương là sự hòa điệu vì đạo lý Đông phương không đánh giá thực tại. Đạo lý Duy Thức (Yogàcàra), đạo lý Vedànta, đạo lý Khổng tử và Lão tử và tất cả những đạo lý chính yếu của Á đông đều phủ nhận sự nhị phân (duality) ở lộ trình giải thoát tối hậu;triệt để hơn hết là đạo lý Trung quán (Màdhyamika) của Phật giáo lại phủ nhận tất cả tính cách nhị biên của mọi quan điểm.

      7- ... Bản chất của lý trí là đánh giá. Sự đánh giá dù là đánh giá một cách xây dựng tích cực, cũng chỉ là có tính cách chủ quan hóa (cf. Heidegger: “Alles Weten ist, auch wo es positive wertel, eine Subjektivierung”). Đặc tính của tiến trình biểu tượng Tây phương là có khuynh hướng nhị phân, đa phân và vô biên phân ; còn đặc tính của tiến trình biểu tượng Đông phương là có khuynh hương”siêu giá, ly lưỡng biên” (non-dual orientation) hoặc vô phân (non-valued orientation).
      8- ... Chính khuynh hướng nhị biên là nguyên nhân của chiến tranh hiện nay của thế giới, tức là chủ trương của tinh thần nhị phân thu gọn trong câu: ”Những kẻ nào không theo chúng tôi thì có nghĩa là chống đối chúng tôi”. Hòa bình thực thụ chỉ xuất hiện khi nào chúng ta thực hiện được sự hòa điệu trong tâm thức, sự hòa điệu này chỉ có thể thực hiện khi nào chúng ta không còn đánh giá thực tại.

      9- Sự hòa điệu chỉ nằm tại nguồn; nơi suối nguồn, Đông phương và Tây phương không còn khác nhau, cả hai chỉ là một. Và con đường hướng về Suối Nguồn duy nhất này là chính con đường ANTADVAYASÙNYA của PRAJNÀ, mà Prajnà chính là sự im lặng toàn triệt của tất cả mọi câu hỏi (vì tất cả mọi câu hỏi) đều bị qui định trong cơ cấu của ngôn ngữ, mà cơ cấu của mọi ngôn ngữ đều bị qui hướng trong con đường nhị phân hoặc đa phân. Trong tư tưởng Phật giáo của Nàgàrjuna thì PRAJNÀ chính là SÙNYATÀ, mà SÙNYATÀ có nghĩa là “phi nhị tướng, ly lưỡng biên” tức là “không tướng” (LAKSANASÙNYATÀ) hoặc “không tự tướng” (SVA LAKSANASÙNYATÀ).

      10- Chúng tôi muốn kết luận bằng một câu kệ của Long Thọ (Nàgàrjuna) trong Màdhyamikakàrikàs:
      Tất cả đều hòa điệu đối với kẻ nào hòa điệu với Không Tính.
      Tất cả đều bất hòa điệu đối với kẻ nào không hòa điệu với Không Tính. (Sarvam ca yujyate tasya, sùnytata yasya yujyate ; Sarvam na yujyate tasya, sùnyam yasya nayujyate ;
      (All harmony indeed for him who to Sùnyatà conforms.
      All is not harmonious for him who conforms not to sùnyatà).

      Ghi chú: Sau Hội nghị liên các Viện Trưởng Viện Đại học thế giới này, Ngài đã được bầu vào Ban Chấp Hành Hiệp Hội Các Viện Trưởng Đại Học Á châu khi ấy ngài mới 48 tuổi. Đó là một vinh dự không riêng cho Ngài, cho Giáo hội PGVN mà cho cả VNCH thời đó.



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Ơn Đức Sinh Thành Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân