TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ảnh thiên văn chụp quá trình hình thành của các hành tinh
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ảnh thiên văn chụp quá trình hình thành của các hành tinh

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9718

Bài gửiGửi: Mon May 04, 2015 12:16 pm    Tiêu đề: Ảnh thiên văn chụp quá trình hình thành của các hành tinh

Ảnh thiên văn chụp quá trình
hình thành của các hành tinh

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Hình ảnh này đã gây tranh cãi trong giới khoa học khi nó được công bố vào năm ngoái, các nhà nghiên cứu tranh luận liệu có phải những hành tinh mới đang hình thành đã tạo nên những khoảng tối trong đám mây bụi và khí xoáy xung quanh ngôi sao trẻ HL Tau hay không. Hiện tại các nhà vật lý thiên văn cho rằng họ đang nắm giữ bằng chứng. (ALMA [ESO / NAOJ / NRAO] / CC BY 4. 0)


Các nhà vật lý thiên văn đã xác nhận rằng một bức ảnh nổi tiếng chụp từ không gian sâu thẳm vừa được công bố gần đây đã đánh dấu lần đầu tiên chúng ta được chứng kiến một hệ hành tinh đang hình thành.

Bức ảnh này chụp một ngôi sao trẻ, giống Mặt Trời, được gọi là HL Tau nằm giữa một đám mây bụi và khí. Nhóm nghiên cứu cho biết hình ảnh những vòng tròn tối trong đĩa bụi và khí xoáy quanh ngôi sao trẻ HL Tau trên thực tế được tạo ra từ các hành tinh đang hình thành.

“Có khả năng HL Tau sẽ biểu thị cho hình ảnh đầu tiên chụp các vị trí ban đầu của các hành tinh trong quá trình hình thành”, Daniel Tamayo làm việc ở Trung tâm Khoa học hành tinh tại Đại học Toronto Scarborough và Viện Lý thuyết Vật lý thiên văn Canada phát biểu. “Đây có thể là một bước tiến lớn giúp chúng ta hiểu được các hành tinh hình thành như thế nào. ”

Những khoảng tối gây tranh cãi

Những hình ảnh của HL Tau, được chụp vào tháng 10 năm 2014 bởi kính viễn vọng vô tuyến ALMA đặt ở sa mạc Atacama của Chile, đã châm ngòi cho một loạt các cuộc tranh luận khoa học.

Trong khi những người quan sát hình ảnh này cho rằng nhiều khả năng các hành tinh đang tạo nên những khoảng vân tối, một số khác vẫn còn hoài nghi. Họ cho rằng những khoảng vân tối, đặc biệt là ba vòng cung bên ngoài, không thể đại diện cho các hành tinh đang hình thành bởi vì khoảng cách giữa chúng rất gần nhau.

Có ý kiến cho rằng những hành tinh lớn đến mức tạo ra được những khoảng vân tối như vậy sẽ bị phân tán mạnh mẽ dưới tác dụng của lực hấp dẫn và bị bắn ra khỏi hệ hành tinh trong quá trình phát triển.

Nhưng nghiên cứu mới, đã được công bố trực tuyến và dự kiến sẽ phát hành trên tạp chí Astrophysical Journal, là nghiên cứu đầu tiên đề xuất rằng các khoảng tối này là bằng chứng về sự hình thành hệ hành tinh bởi vì những vân tối này được phân bố ở những vị trí tạo nên sự cộng hưởng

Sự tiếp cận trước đây chưa từng có

Nói cách khác, những hành tinh tránh va chạm dữ dội với nhau vì chúng có những chu kỳ quỹ đạo nhất định mà không phải tiếp cận nhau, tương tự như cách hành tinh Pluto (sao Diêm Vương) đã tránh hành tinh Neptune (sao Hải Vương) trong hàng tỷ năm mặc dù quỹ đạo của chúng giao nhau.

“Hệ thống này có thể trở nên ổn định hơn rất nhiều trong điều kiện cộng hưởng và các hành tinh trong hệ thống HL Tau sẽ di chuyển sao cho đạt được trạng thái tự nhiên đó”, Tamayo nói.

Hệ thống HL Tau chưa được một triệu năm tuổi, có bán kính khoảng 17, 9 tỷ km và cách Trái Đất 450 năm ánh sáng trong chòm sao Kim Ngưu.

Bởi vì một hệ thống non trẻ như HL Tau được bao phủ bởi một đám mây dày khí và bụi nên nó không thể được quan sát bằng ánh sáng nhìn thấy được. ALMA đã giải quyết vấn đề này bằng cách dùng một loạt – hay một “mạng” — các kính viễn vọng nằm cách nhau 15km và sử dụng các bước sóng dài hơn rất nhiều [so với sóng ánh sáng].

Kết quả là ALMA đã chụp được bức hình với độ phân giải cao nhất từ trước đến nay, và điều này sẽ tiếp tục cách mạng hóa cuộc nghiên cứu về sự hình thành của các hành tinh, Tamayo nói.

Một quả bom hẹn giờ

“Chúng tôi đã phát hiện ra hàng ngàn hành tinh xung quanh các ngôi sao khác và một bất ngờ lớn là có nhiều hành tinh có quỹ đạo giống hình elip hơn nhiều so với quỹ đạo của các hành tinh được tìm thấy trong Hệ Mặt Trời của chúng ta. Khám phá này và những khám phá trong tương lai của ALMA có thể là chìa khóa liên kết các hành tinh đã được phát hiện đến địa điểm khai sinh ban đầu của chúng”.

Trong khi hệ thống HL Tau vẫn ổn định ở giai đoạn tương đối non trẻ này, Tamayo nói rằng sau hàng tỉ năm, nó sẽ hoạt động như một “quả bom hẹn giờ”. Cuối cùng, các hành tinh sẽ phân tán, đẩy một số hành tinh ra ngoài và giữ lại một số hành tinh còn lại trên quỹ đạo hình elip giống như các hành tinh quay xung quanh các ngôi sao già hơn mà chúng ta từng quan sát thấy.

Hệ Mặt Trời của chúng ta dường như không phải trải qua một sự kiện phân tán kịch tính như vậy, Tamayo cho biết. Quan sát tương lai cũng có thể đi một chặng đường dài trong việc xác định xem Hệ Mặt Trời của chúng ta là một hệ hành tinh điển hình hay là cá biệt lý tưởng cho sự sống.

“Nếu những quan sát chi tiết hơn sau này cho thấy đây cũng là điều kiện khởi đầu điển hình cho các ngôi sao khác, thì điều đó cũng có nghĩa là Hệ Mặt Trời của chúng ta là một nơi khá đặc biệt”.

University of Toronto
Nguồn: vietdaikynguyen.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân