TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - CÒN TUỔI NÀO CHO EM..
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

CÒN TUỔI NÀO CHO EM..

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Mar 16, 2015 9:02 am    Tiêu đề: CÒN TUỔI NÀO CHO EM..



CÒN TUỔI NÀO CHO EM...


      CÒN TUỔI NÀO CHO EM...

      Đọc trang webduytan mình mới thấy câu nói sau đây rất đúng của một nhà phê bình văn học Việt Nam ở Saigon trước 1975 khi phê bình thơ các thi sĩ thời đó: “Mỗi người Việt Nam ta đều có một hồn thơ lai láng. ”.


      Quả thật khi đọc những bài thơ trên trang webduytan tôi thấy rất thích thú và cảm động, nhất là những bài thơ có vần điệu – không cần phải lục bát hoặc bảy chữ. Tôi càng cảm phục hơn khi thấy tác giả những bài thơ ấy lại là những “cụ ông, cụ bà” – ý tôi nói là những người trên 60; vì người ta chỉ làm thơ tuổi từ 15, 16 cho đến 30, 31 là cùng.

      Hãy xem nhé, trước 1945: Xuân Diệu (1917-1985) khi ra tập Thơ Thơ mới 17 tuổi, Thế Lữ (1907-1989) với Mấy Vần Thơ (1935), Vũ Hoàng Chương (1916-1976) với Thơ Say (1940), Huy Cận (1919-2005) với Lửa Thiêng (1940) v. v.. Còn từ 1954 đến 1975, ta thấy rất nhiều kể không xiết, không kể chi các nhà thơ lớn như Trần Dạ Từ (sinh năm 1940) với Thủa Làm Thơ Yêu Em (1970) hay Phạm Thiên Thư (sinh năm 1940) với Động Hoa Vàng (1971) hay Du Tử Lê (sinh 1942) với Thơ Du Tử Lê (1964) vân vân và vân.

      Quê hương miền biển của chúng ta năm tháng với gío cát mịt mùng, nắng hạn làm khô cằn ruộng rẫy ; thiên nhiên không hề ưu đãi thế mà đã sản sinh không ít nhà thơ và tập thơ nổi tiếng trên thi đàn trước 1975.


      Đầu tiên là Thơ Mùa Chinh Chiến (nhà in Nghệ Thương, Phan Rang, 1956) của Huyền Viêm (sinh năm 1932, tức thầy Nguyễn Huyền Viêm, cựu giáo sư Việt văn trường Nguyễn Công Trứ và Duy Tân, Phan Rang;tuy thầy không phải người sinh ra ở Ninh Thuận). Rồi Nguyễn Đức Sơn (sinh 1937, Dư Khánh, Ninh Thuận) bút danh Sao Trên Rừng với Bọt Nước Hoa Cô Độc (1965). Còn khi tôi đang học lớp đệ Tam (1963-1964) đã nghe danh thi sĩ Tôn Nữ Hoài My (tên thật là Võ Tấn Khanh, anh ruột của Võ Tấn Hưng, bạn cùng lớp) với những bài thơ trên tạp chí VĂN nổi tiếng thời đó; rồi Thương Hoài Thu (tên thật là Lê Cư) đăng rải rác trên các tập san nổi tiếng lúc ấy. Thương Hoài Thu học trên tôi một lớp, tức là khi làm thơ anh chỉ mới 17, 18 tuổi. Anh lấy bút danh Thương Hoài Thu là vì anh yêu thầm người con gái tên Thu, gần nhà anh. Nhớ hồi đó trước khi gửi cho tập san anh hay cho tôi xem bản cảo của bài thơ; thơ anh hay cho nên bài nào cũng được đăng lên báo. Rất tiếc người anh yêu không đáp lại, có lẽ anh âm thầm không nói với chị Thu chăng; chị Thu cũng học Duy Tân trên tôi một lớp. Sau 1975 anh Cư đi HO không biết anh bây giờ còn sống không và cũng không biết anh có còn “thương hoài Thu” nữa không?
     

Bây giờ 40 năm rồi! Thời gian trôi nhanh quá, nói như một thi gia Trung Quốc cổ thời “nhanh như bóng câu qua cửa sổ “. Ắt hẳn những người xa xứ vẫn mang mãi những hoài niệm trong tâm khảm và đọng lại đâu đây những hình bóng cũ, một thời để thương và một thời để nhớ. Người ta nói “Tuổi già sống về kỷ niệm, tuổi trẻ hướng về tương lai “. Bây giờ những hoài niệm lại đua nhau trở về trong não trí:

      Kỷ niệm trở về nắm tay nhau huyền diệu. (thơ Đinh Hùng 1920-1967)

      Còn những người ở lại. Bốn mươi năm rồi. Có còn làm thơ nổi nữa hay không? Trong tâm họ chắc có lẽ không còn hình ảnh của người yêu thuở cắp sách đến trường, những buổi chiều tắt nắng ngồi bên nhau nơi bờ sông Dinh nước chảy nhẹ nhàng, hay ngồi dưới vòm mái tháp Chàm sáng sớm tinh mơ lặng lẽ nhìn về phương trời ở cõi xa xăm mơ tưởng một tương lai nào đó... Bốn mươi năm rồi... Còn mơ mộng nữa hay không. Khóc lên đi, ôi quê hương yêu dấu (CRY, THE BELOVED COUNTRY) tựa đề một tác phẩm nổi tiếng thủa nào của Alan Paton (1903-1988) xé vào tim đi vào não..

      Tôi chẳng “CÒN TUỔI NÀO CHO EM” nữa đâu. Tôi chỉ còn những gì tôi yêu dấu. Những cái đó ngấm trong tim trong máu của mình từng phút từng giây. Những gì yêu dấu của tôi bốn mươi năm nay là bầu trời, là hoa, là người, là giòng sông ngọn núi; và tôi thấy người yêu dấu của tôi đâu đây trên đầu cây, ngọn cỏ và trong sự khổ đau của kiếp người, trong mỗi sinh linh...

      Chúng mình hãy đọc đoạn sau đây của Đức Krishnaji (Đức Di-Lặc) trong Krishnamurti: His Life and Death; Mary Lutyens; nxb St. Martin’s Press, New York, 1990; trang 70:
      I never said: I am the World Teacher; but now that I feel that I am one with my BELOVED. I am one with THE BELOVED. My BELOVED is the open skies, the flower, every human being... You will not understand the BELOVED until you are able to see him in every animal, every blade of grass, in every person that is suffering, in every individual.
     

ĐKP
 Tây Đô, từ sông Hậu nhớ về sông Dinh; từ sông nước mây trời chợ nổi, nhớ về những giàn nho rợp bóng mát trưa hè nơi quê nhà yêu dấu Ninh Thuận.



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân