TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nhân đọc bài Nhìn Về Đông Phương của anh TUỆ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nhân đọc bài Nhìn Về Đông Phương của anh TUỆ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Mar 02, 2015 4:37 am    Tiêu đề: Nhân đọc bài Nhìn Về Đông Phương của anh TUỆ





     
Nhân đọc bài Nhìn Về Đông Phương của anh TUỆ
     
Nhân đọc bài NHÌN VỀ ĐÔNG PHƯƠNG do anh T. T. Tuệ dịch từ Manas Journal 1948 về YOGA, trong đó có một câu nhắc đến Raja Yoga. Xin trích nguyên văn:
      “Những ai đã học đầy đủ đề tài này ở Ấn Độ đều ghi nhận sự khác biệt vô cùng quan trọng giữa Hatha Yoga - căn cứ vào việc hít thở - và Raja Yoga – theo đuổi sự trong sáng trong lối suy nghĩ và sự trong sạch trong mục tiêu luân lý, Raja Yoga chẳng dính dấp gì đến việc hít thở vì mục tiêu của nó là nối kết linh hồn cá thể vào linh hồn đại thể (vũ trụ). “      

Trong các yoga của Ấn Độ, phải nói Raja Yoga rất là hay và giản dị đối với tôi. Mà nói đến Raja Yoga là nhắc đến đại sư SWAMI VIVEKANANDA (1863-1902), tác giả 3 tập viết về yoga; và khi đề cập đến yoga chúng ta hãy nhớ nằm lòng mấy câu nói sâu đây mà Ngài muốn nhắc nhở chúng ta:

      1- All ethics, all human actions, and all human thought hang upon this one idea of unselfishness, the whole ideal of human life can be put into that one word unselfishness. (Raja Yoga, nxb Ramakrishna-Vivekananda Center, New York, 1973; tr. 79)
      (Trọn cả đạo đức, trọn cả hành động và trọn cả tư tưởng của con người đều đeo dính vào một lý tưởng về lòng vị tha, trọn cả lý tưởng của đời người có thể tóm vào một chữ: Vị Tha.)
   
 2- If life is only a short play, if the universe is only a “fortuitous combination of atoms”, then why should I do good to another? Why should there be mercy, justice, or fellow-feeling? (Raja Yoga, sđd, tr. 78)
      (Nếu cuộc đời chỉ là một vở kịch ngắn, nếu vũ trụ chỉ là một “sự kết hợp ngẫu nhiên các nguyên tử” thế thì tại sao ta phải cư xử tốt với người? Tại sao phải có lòng trắc ẩn, công bằng hay thương cảm làm gì chứ?)
     
3- Each soul is potentially divine. The goal is to manifest this divinity within by controlling nature: external and internal. Do this either by work, or worship, or psychic control, or philosophy – by one, or more, or all of these – and free. This is the whole of religion. Doctrines, or dogmas, or rituals, or books, or temples, or forms, are but secondary details. (Raja Yoga, sđd, tr. 1)
      (Mỗi linh hồn là thần linh tiềm ẩn. Mục đích là thể hiện đấng thần linh nơi chúng ta, bằng cách làm chủ ngoại cảnh và nội tâm. Hãy thực hiện mục đích này bằng sự làm việc, hay sùng kính, hay làm chủ tâm linh hay triết lý – bằng một hoặc nhiều hơn, hay tất cả những (con đường) đó – và (thế là) tự do. Đó chính là tôn giáo. Những học thuyết, giáo điều, lễ nghi, sách vở, đền chùa, sắc tướng chỉ là các chi tiết phụ thuộc.)
   
 Chúng ta hãy lưu ý đến Do this either by work, or worship, or psychic control, or philosophy. Ý của đại sư Vivekananda là: Work = Karma yoga; Worship = Bhakti yoga; Psychic control = Raja yoga; và Philosophy = Jnana yoga. Đó là bốn con đường đưa đến sự bừng ngộ (enlightenment). Và đó cũng là tựa của 3 tác phẩm do Ngài san định:
      1- Karma-yoga & Bhakti-yoga (nxb Ramakrishna-Vivekananda Center, New York, 1970)
      2- Jnàna-yoga (nxb Ramakrishna-Vivekananda Center, New York, 1970)
      3- Ràja-yoga ((nxb Ramakrishna-Vivekananda Center, New York, 1973).

      Sau cùng, hơi chút riêng tư nhé. Như tôi đã viết gần đây trên trang webduytan này: Hai vị đại sư Ấn Độ đã ảnh hưởng sâu đậm nhất trong cuộc đời của tôi là Swami Vivekananda và Jiddu Krishnamurti ; nhưng chính Ngài Krishnamurti – mà tôi kính cẩn xem như Đức Phật Di-Lặc (vị Phật mà Phật Thích Ca đã thông báo sẽ xuất hiện trong tương lai) mới thay đổi toàn diện tâm thức và cuộc đời của tôi (xin mượn lời của DEEPAK CHOPRA: In my own life, Krishnamurti influenced me profoundly and helped me personally break through the confines of my own-self-imposed restrictions to my freedom).
      ĐKP



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân