TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cảm ơn anh T.T.TUỆ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cảm ơn anh T.T.TUỆ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu Feb 26, 2015 6:00 am    Tiêu đề: Cảm ơn anh T.T.TUỆ



Cảm ơn anh T. T. TUỆ


   
  CẢM ƠN ANH T. T. TUỆ
   
 Em cảm ơn anh là vì nhờ anh, em mới trở lại viết mấy bài về Phật học cho mục Tôn Giáo ở trang webduytan này. Vì đã từ lâu – có lẽ từ năm 1990 - em không còn nghiên cứu hay xem kinh đạo Phật, đạo Chúa nữa, thời giờ rảnh em chỉ đọc J. Krishnamurti (1895-1986) và Swami Vivekananda (1863-1902) thôi. Ngoài Đức Phật Thích Ca và Chúa Jesus, hai vị đại thánh này đã ảnh hưởng rất sâu đậm trong cuộc đời em sau này, nhất là Ngài J. Krishnamurti từ lúc em 50 tuổi đến giờ.
     
Em bây giờ không còn bị trói buộc bởi các kinh & luận và các hình thức lễ lạc của các tôn giáo & tín ngưỡng cũng như bất cứ hệ thống triết lý nào nữa; nghĩa là em đã hoàn toàn tự do. Với em, giờ đây chỉ còn lại hai chữ: THƯƠNG YÊU (hay Từ Ái, Bác Ái, Từ Bi) mà thôi.
     
Năm 1893 (chính xác là Sept. 11th 1893) tại Đại Hội Tôn giáo (Parliament of Religions) tổ chức tại Chicago, Hoa Kỳ, Ngài Swami Vivekananda đã nói đến một danh từ mới lạ UNIVERSAL RELIGION nhằm kêu gọi tình huynh đệ giữa con người và con người, giữa các tôn giáo với nhau. Sau này đến năm 1929 (chính xác là Aug. 02nd 1929) Ngài Krishnamurti tại Ommen, Hòa Lan, đã giải tán Dòng tu Ngôi sao được thành lập năm 1911 mà ngài được tôn làm Thủ lãnh, với câu nói để đời “Truth is a pathless land” (Chân lý là đất không có lối vào).
   
 Nhưng trước khi giã từ mục những vấn đề Phật học, em cũng xin thưa với anh mấy điều này:

      1- Anh và em giống nhau ở chỗ: không quan tâm gì về hai danh từ đại thừa & tiểu thừa (hay nam tông & bắc tông) – vì đó là do đời sau đặt ra thôi nhằm phát triển tinh hoa của Đức Từ phụ; đạo Phật là đạo Phật; cho dù – như em đã nói – thủa ban đầu sau khi giác ngộ dưới cội bồ-đề, Ngài chỉ nhằm dạy về cách làm sao DIỆT MỌI KHỔ ĐAU mang tính chất đạo đức học, nhưng về sau các luận sư lại dẫn dắt đến những vấn đề thuộc về siêu hình học.
      2- Nói đến siêu hình là nhắc đến văn học ABHIDHAMMA (chữ Pàli) hay ABHIDHARMA (chữ Sanskrit) hay A-tì-đạt-ma ; đó không phải là kinh, mà là LUẬN THƯ theo chữ dùng của ngài KIMURA TAIKEN (1881-1930) trong Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận và Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận (xin xem Việt dịch của HT Thích Quảng Độ dịch từ bản chữ Hán của Thích Diễn Bồi, Khuông Việt xuất bản, không thấy năm – chắc là sau này được in lại). Ngài Âu Dương Hãn Tồn (hay Kimura Taiken cũng vậy) gọi Tiểu thừa Phật giáo Tư tưởng luận cũng là A-Tỳ-Đạt-Ma Phật giáo tư tưởng luận. Cố HT Minh Châu (1920-2012) thì dịch là Vô thượng pháp, hay Thắng pháp (xin xem: Thắng Pháp Tập Yếu Luận, tập I, nxb Tu thư Đại học Vạn Hạnh, Saigon, tái bản 1971, trang 1) ; vì ABHIDHARMA = ABHI + DHARMA (abhi: a prefix to verbs and nouns, expressing: to, towards, on, upon, into) theo tự điển A SANSKRIT- ENGLISH DICTIONARY của Monier Monier-Williams, nxb Motilal Banarsidass, Delhi, bản in năm 2005; trang 61 cột 1).
      3- Anh viết: Đường Tam Tạng thỉnh kinh từ Tây Vực về cố quốc dịch đến 600 cuốn rất nhiều kinh Pali.      
Thật ra, các sách sau này có nói đến Ngài Huyền Trang (600-664) như sau:
      • Năm 645 trở về Trường An, Ngài mang theo 520 bộ kinh đại thừa và tiểu thừa (xin xem: Mục Lục Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, của Nguyễn Minh Tiến, nxb Tôn Giáo, 2004, tr. 381) ;
      • hoặc: Niên hiệu Trinh Quán thứ 19 triều nhà Đường (646), ngài trở về Trung Quốc đem theo 657 bộ kinh Phật (xin xem: Đại Đường Tây Vực Ký - Bút ký Đường Tăng của Nhuế Truyền Minh, bản Việt dịch của Tiến sĩ Lê Sơn; nxb Phương Đông, 2007, tr. 9).
     
Tuyệt nhiên không có nói gì đến 600 cuốn rất nhiều kinh Pali như anh viết. Có chăng thì: Huyền Trang dịch bộ Đại Bát Nhã Ba-la-mật kinh (600 quyển) và: Công trình phiên dịch của ngài chẳng những vô cùng đồ sộ về số lượng mà còn là bước đột phá rất lớn trong việc phiên dịch kinh điển Phạn-Hán. (Mục Lục Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, của Nguyễn Minh Tiến, nxb Tôn Giáo, 2004, tr. 381)
      Và, ngài đã dịch trọn vẹn là 75 bộ kinh với 1335 quyển (con số này đều được hai cuốn sách nói trên ghi nhận.
   
 4- Em nhận thấy anh viết về HT Thích Minh Châu với các lời lẽ ít thiện cảm với ngài. Em không hiểu tại sao? Vì cũng trong mục này có lần anh viết: anh có kinh Việt dịch từ chữ Pàli của ngài và có luôn cả chữ ký của ngài trong sách cũng như thân phụ anh dạy chữ Nho cho ngài nữa. Vậy thì em nghĩ anh ít ra cũng mến yêu ngài chứ sao lại anh viết “đi học cho tốn công tốn của mà chỉ biết thêm về A-hàm, không dám rớ tới Hoa Nghiêm, Bát Nhã. (...)    
 Anh nói ngài không dám rớ tới Hoa Nghiêm, Bát Nhã. Em không bênh vực ngài, nhưng anh nên nhớ mấy điều này:
      • Mấy ông nào đó (thiền sư, thầy chùa hay học giả v. v..) có ông nào thấy bản chữ Phạn (Sanskrit) của hai bộ kinh này chưa? và nếu thấy có đọc nổi không?
      • Vậy thì ông ta chỉ đọc bản chữ Hán thôi, và từ đó đưa ra nhận định của mình, như “người mù sờ voi”!
      • Ngài Minh Châu không phải hạng người như thế. Những người trí thức, đàng hoàng và nghiêm cẩn chỉ đọc kinh bằng nguyên bản của nó không qua bất kỳ một bản dịch nào. Ngài Minh Châu chỉ thông thạo chữ Pàli nên ngài đọc thẳng kinh NIKÀYA không qua bất kỳ bản dịch nào. Và anh cũng thấy đó, ngài Huyền Trang có đưa ra nhận định nào về các đại kinh: Hoa Nghiêm và Bát Nhã đâu! ngài chỉ biết dịch, và dịch cho trung thực từ bản chữ Phạn mà thôi.
      • Các ngài chỉ biết dịch, và dịch cho thật trung thực càng nhiều càng tốt từ nguyên bản để cho Phật tử sau này theo đó mà hành trì theo kim ngôn của Đức Từ Phụ. Đó là mong ước tột cùng của quí ngài.
      • Nếu gọi TAM BẢO là Phật, Pháp, Tăng thì chính những vị dịch kinh như các ngài: Cưu-ma-la thập, Huyền Trang, Chân Đế v. v.. thủa xưa của nhân loại hay quí ngài Trí Tịnh, Minh Châu, Tuệ Sỹ của Việt Nam bây giờ là TĂNG chứ không phải mấy ông thầy háo danh háo tài đang coi Phật tử của mình như một công cụ thay vì là cứu cánh.
      • Những ông sau này (tự cho là đạo sư) cứ tưởng mình “đắc đạo” và thuyết pháp cho đệ tử về kinh Hoa Nghiêm hay Bát Nhã mục đích để được đệ tử suy tôn là tổ sư môn phái; rồi từ đó rao truyền thành một [b]ý thức hệ[/b] riêng của mình và từ đó đưa đệ tử vào cái chuồng chẳng có cửa ra!
      • Nói chi xa vời chuyện của mấy tổ sư trước chúng mình hằng trăm năm, ngay bây giờ đây các sư (hay thầy chùa) VN trong nước hay ở Hoa Kỳ, Pháp, Úc chẳng hạn cũng đang huênh hoang cái gọi là “thuyết pháp” để lòe những người nhẹ dạ rằng mình đã “chứng ngộ chân lý”! Nói theo nhà Phật, đó là những kẻ không biết TÀM QUÍ.

      Tây Đô, chiều nắng dịu, 26-2-2015       ĐKP



Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu Feb 26, 2015 9:20 am    Tiêu đề: Bổ sung

Viết vội quá . Bây giờ xem lại . Xin được bổ sung thêm :
1- Ngài Thích Thiện Hoa (1919-1973) vào danh sách quí vị cao tăng Việt Nam dịch Kinh Phật .
2- Từ ngữ háo danh, háo tài ; chữ TÀI ở đây là TIỀN BẠC chứ chẳng phải TÀI NĂNG đâu nhé .

Xin cảm ơn .
ĐKP
Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu Feb 26, 2015 11:44 pm    Tiêu đề: Xin nói thêm về HT Minh Châu

Tôi xin nói thêm về HT Minh Châu .

Trong bài viết trên đây, tôi nói : vì Ngài thông thạo chữ Pàli nên ngài chỉ chuyên dịch kinh NIKÀYA (tức 5 bộ kinh thuộc văn hệ Pàli); thật ra ngài cũng giỏi chữ Phạn (Sanskrit) nữa .  Nhưng  ngài chỉ dịch kinh Pàli là vì :
- Bản kinh chữ Pàli vẫn còn, trong khi các kinh hệ Sanskrit không còn hoặc còn quá ít ỏi .
- Pàli là cổ ngữ của Ấn Độ, ngay cả người Ấn học còn không nổi, huống chi là người nước ngoài như ngài Minh Châu . Vì thế nếu ngài dịch trọn bộ kinh NIKÀYA sẽ có các học giả hỏi : Ông có biết chữ Pàli không mà dám dịch ? Nếu trả lời biết, xin cho tôi xem chứng cớ đi ! (Ví dụ : bạn nói bạn biết chữ Anh, cái gì chứng minh điều đó , bạn phải trình ra ít nhất là bằng Cử nhân Anh văn phải không ?)
- Như quí bạn biết đấy, ngài đã đậu thủ khoa đặc hạng danh dự bằng Cao học Pàli  (M.A .  in Pàli , First graduate with special honours, Bihar University, 1958).

Tôi không nói các Phật tử, sinh viên  hay các vị thức giả trước 1975 đã từng tiếp xúc hay làm việc với ngài, rất kính phục Ngài không những về nhân cách,  sự uyên thâm Phật pháp và khả năng ngôn ngữ của ngài; mà ngay cả ĐÀO DUY ANH (1904-1988) khi đàm đạo với ngài năm 1976 đã phải thốt lên : Chưa thấy ai uyên thâm Phật pháp và biết nhiều cổ ngữ như thầy Minh Châu . Như bạn biết đấy, Đào Duy Anh, ngoài những sách khảo cứu giá trị về Kiều và văn hoá Việt Nam, ông đã để lại cho đời hai cuốn tự điển mà cho đến bây giờ không ai qua nổi : Hán Việt Từ điển và Pháp Việt Tự điển (nxb Trường Thi, Saigon, in lần thứ 5, 1971) . Điều đáng nói, Đào Duy Anh biên soạn 2 tác phẩm này khi ông mới chỉ 28 tuổi .
Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sat Feb 28, 2015 7:49 am    Tiêu đề:

Lại bổ sung .

Rất thất lễ với tiền bối .  Con xin phép bổ sung thêm : Cố HT THÍCH TRÍ NGHIÊM (1911-2003) vào những cao tăng Việt Nam dịch kinh Phật . Ngài đã dịch trọn bộ Bát Nhã từ chữ Hán sang Việt ngữ thành 24 tập , mỗi tập khoảng 800 trang, vị chi 19.200 trang .

Kính đãnh lễ NGŨ VỊ CAO TĂNG VIỆT NAM dịch Kinh Phật sang Việt ngữ :

1- HT THÍCH TRÍ NGHIÊM (1911-2003)
2- HT THÍCH TRÍ TỊNH     (1917-2014)
3- HT THÍCH THIỆN HOA (1919-1973)
4- HT THÍCH MINH CHÂU (1920-2012)
5- TT THÍCH TUỆ SỸ (1943 -...)

Cố nhiên cũng còn nhiều vị nữa chung sức dịch mới thành hình Bộ Đại tạng kinh Việt Nam , gọi là PHÁP BẢO LINH SƠN ĐẠI TẠNG KINH , 69 tập với 69.000 trang, nhưng quí Ngài trên đây là dịch giả những bộ kinh quan trọng của  Phật giáo .

ĐKP
Về Đầu Trang
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Sat Feb 28, 2015 7:22 pm    Tiêu đề: về Thích Minh Châu


1.- Tôi không nói TMC không dám rờ Hoa Nghiêm, tôi chỉ ghi lại lời đàm tiếu thiếu hiểu biết về kinh và cả về TMC.

2.- Khi Thích Minh Châu còn là chú Nam, thầy hay đi bộ từ trên dốc Bến Ngự xuống khu chợ; những năm ấy tôi chừng 5 hay sáu tuổi. Chú hay ghé lại nhà hình như thường nói về chữ nghĩa với cha tôi. Cha tôi đã theo học Quốc Tử Giám cho đến ngày trường đóng cửa rồi đi Hà Nội học chữ tây ngành thương mại.

3.- Tuy nhỏ tôi còn nhớ trong nhà nói chú đã có vợ và đi tu sau đó.

4.- Sau 1963, tôi có ra phi trường đón TMC từ Ấn Độ về nhưng không thấy thầy; hãng máy bay cho biết có tên Đinh Văn Nam nhưng không lên tàu. Không ai giải thêm ngoài lời nói qua về rằng TMC họat động cho CS bên Ấn và thông dịch cho HCM khi ông qua Ấn.

5.- Khi TMC làm viện trưởng Vạn Hạnh, vợ chồng tôi có đến thăm và thầy cũng nhận ra tôi giống ông già. Tôi có mấy cuốn sách mua đem theo muốn xin chữ ký của tác giả. Thật tình tôi chỉ đọc cuốn Lý Thường Kiệt và tôi có cuốn Hsang the pilgrim (nếu còn đúng tựa đề) của thầy bằng tiếng Anh, về chuyến hành hương của Huyền Trang.

6.- Có người xin cho tôi về làm sinh viên vụ VH; tôi không tha thiết lắm và may mà không về nơi nầy.


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân