TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Thân gửi anh T.T. TUỆ (bài cuối)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Thân gửi anh T.T. TUỆ (bài cuối)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sun Feb 22, 2015 9:55 pm    Tiêu đề: Thân gửi anh T.T. TUỆ (bài cuối)



Thân gửi anh T. T. TUỆ (bài cuối)


 
    Thân gửi anh T. T. TUỆ (bài cuối)

      Vậy là anh em mình hiểu nhau rồi, không có gì cả, chẳng qua muốn trao đổi những hiểu biết thôi mà. Còn về tín ngưỡng hay tôn giáo thì mỗi người có cách lựa chọn riêng cho mình, có thể theo truyền thống gia đình, có thể cải đạo, có thể vì cuộc sống hằng ngày, có thể vì... vân vân và vân vân. Có người đạo Phật, có người đạo Chúa, đạo Hồi, đạo Kỳ-na, đạo Bái hỏa giáo v. v.. ôi! nhiều lắm!

      Riêng em thì gia đình từ xưa đến nay là đạo Phật, ông thân lập ra một ngôi chùa ở quê nhà một năm trước khi ông qua đời mới 54 tuổi (1956) khi em mới tám, chín tuổi. Gia đình nghèo nhưng ba em ổng xin đất ông Duval (một chủ đất người Pháp rất tốt bụng) ở Tháp chàm và chạy giấy tờ, rồi tự ông vẽ các đôi liễng chữ Nho trang trí trong chùa, vất vả lắm. Khi ông sắp về “Tây phương cực lạc” ông bảo người anh rể cả cõng ông ra chùa lễ Phật ngay trước khi ông nhắm mắt tại ngôi chùa nơi ông bỏ công thành lập. Trải qua cảnh “thương hải biến vi tang điền” chùa vẫn còn đó nhưng bây giờ không ai biết ông là người đầu tiên lập ra chùa ấy, tuy rằng vẫn có ảnh của ông để chung trong hàng chục tấm ảnh của các vong linh khác! Có lẽ gia đình em nghèo nên không biết cách “quảng cáo” người lập ra chùa chăng! Sau 1975 mỗi lần về quê em vẫn thường đến đó để “cúng dường” thầy trụ trì. Nhưng từ khi ông mất có người tu sĩ trẻ lên thay ông (tốt nghiệp cử nhân Phật học của Học viện Phật giáo TP Hồ Chí Minh) em có đến gặp ông ta hai lần: một lần khi vị trụ trì già còn sống và một lần khi ông ấy đã được giáo hội PG bổ nhiệm trụ trì (không nhớ năm nào). Cả hai lần gặp gỡ ấy em đã thất vọng vị trụ trì trẻ tuổi này! Từ đó đến bây giờ em không còn ghé đến chùa đó nữa! Nói thêm với anh, khi ba em qua đời mẹ em tối nào cũng ra chùa để tụng kinh với nhiều Phật tử khác cho đến khi bà già yếu không đi được nữa. Khi em còn nhỏ bà cũng hay dẫn em lên chùa Đắc Nhơn, gọi là chùa Thoàn Lâm, bây giờ gọi là Thoàn Lâm cổ tự.
     
Nói dài dòng cho anh biết thế để anh thấy rằng em ham thích đạo Phật từ thuở bé và có truyền thống của song thân. Sau này lớn lên, nhất là sau những năm tháng học tập cải tạo, em hay đến các chùa Nam tông lẫn Bắc tông và nhà thờ (dòng thiên chúa La Mã và Tin Lành) để mong tìm được cái gì an ủi mình khi đang rơi vào cơn khủng hoảng tâm thức. Em quá buồn và thất vọng về giới tăng lữ. Qua cách đối xử, em thấy họ không có tấm lòng từ ái, điều mà các người hướng dẫn tâm linh buộc phải có hàng đầu. Có lẽ lúc ấy họ thấy em quá nghèo chăng? Vị nào cũng hỏi em câu này khi em vừa bước chân vào: Cậu làm nghề gì, ở đâu? Em đáp: Dạ thưa, con làm nghề chạy xe đạp ôm. Có lẽ họ cần người giàu có tiền bạc và vật chất hơn là giàu tâm linh chăng? Đó là vào những năm của thập niên 80, còn bây giờ 35 năm sau thì như thế nào chắc anh biết rồi.
   
 Chính vì vậy, bây giờ em mới ngộ ra JIDDU KRISHNAMURTI (1895-1986) chính là Phật Di Lặc (theo quan điểm Đông phương) và là Hậu thân của Chúa Jesus (theo quan điểm Tây phương). Em bắt đầu đọc cuốn TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG (bản Việt dịch của Phạm Công Thiện (1941-2011) năm 1969 nhưng lúc đó em chưa biết nhiều lắm về Ngài; mãi đến sau này khoảng năm 1990 trở đi em mới dần dần liễu ngộ được những lời dạy của Ngài.
     
Và để thay lời tạm biệt, em xin được trích dẫn lời cảm nhận của DEEPAK CHOPRA (sinh năm 1947, bằng tuổi em) về J. Krishnamurti. Chắc anh đã rõ vị bác sĩ chuyên khoa nội tiết (endocrinology) danh tiếng người Mỹ gốc Ấn Độ này, người mà báo the New York Time mệnh danh là “A controversial New-Age guru”.    
  Sau đây là câu nói của ông:
      “In my own life, Krishnamurti influenced profoundly and helped me personally break through the confines of my own self-imposed restrictions to my freedom.
     
Chúc anh an khang và tinh tấn.
   
Tây đô, mùng 5 tháng Giêng Ất Mùi,
      cũng ngày kỷ niệm 226 năm ngày vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
     
ĐKP



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân