TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - CẦU BÊN NÚI
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

CẦU BÊN NÚI

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MINH CAN



Ngày tham gia: 06 Jun 2008
Số bài: 431

Bài gửiGửi: Wed Jun 18, 2008 6:09 pm    Tiêu đề: CẦU BÊN NÚI (NGUYÊN HÒA)

CẦU BÊN NÚI

NGUYÊN HÒA

“ Núi rừng vắng vẻ đìu hiu
Bỗng nhiên xuất hiện nàng Kiều thướt tha.
Chiếc Cầu bỗng chốc sáng lòa
Long lanh vàng nắng, bướm hoa chập chờn.
Mấy chàng lính chiến vui hơn
Chàng si hớn hở, má hồng tới thăm.”
Buổi trưa bắt đầu nắng gay gắt tại khu vực Cầu Lăng Ông. Chiếc cầu nho nhỏ nối liền các miền Nam Trung trên Quốc Lộ 1. Chiếc cầu là huyết mạch, rất quan trọng nối các tỉnh trên trục lộ giao thông hằng ngày. Cầu tọa lạc gần rừng núi bao la, mênh mông bát ngát của rặng Trường Sơn chạy qua lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận. Trung Đội 2 thụộc ĐĐ 116/ĐPQ ( ĐĐ có trách nhịệm bảo vệ Quận Đường và Chi Khu Du Long mấy tháng nay) đang đóng tại ngôi miếu sau lưng Quận này.Quận cách thị xã Phan Rang “ “Hầu như nóng bốn mùa” chưnụg 30 km đường bộ. Minh đang chỉ huy anh em Tr/Đ canh gác cầu nghiêm nhặt, phòng ngừa địch đột nhập đặt mìn giựt sập cầu. Như địch quân đã từng phá hoại trước đây không lâu.
Không khí ngột ngạt, oi ả, nóng bức, tưởng chừng như họ đang đóng quân cạnh hỏa diệm sơn nào đó. Mấy hôm nay có chiếc quán nhỏ, dã chiến, xập xệ, mọc lên gần lề đường. Quán bán đồ giải khát, bánh kẹo đơn sơ cho khách bộ hành và đám lính trách nhiệm thường trực ngày đêm canh giữ cây cầu. Cho nên cảnh vật hoang dã núi rừng cũng bớt đìù hiu. Bây giờ bỗng xuất hiện hai giai nhân, Nga Mỹ Hương và Hạnh Phủ Hà. Nga cô bạn tri kỷũ của Minh. Hạnh ý trung nhânụ của Tr/ Sĩ H. người đệ tử ruột của chàng, Thủ Trưởng đơn vị canh giữ âcây cầu. Họ lại thăm người yêu như thường lệ vào ngày chủ nhật khi Nga nghỉ dạy học tại Trường Bà Rầu cách đây không xa. Vì thế mọi người cũng vui vẻ khi thấy nhị Kiềú dừng xe gắn máy bên đường quang lâm núi rừng thăm lính chiến. Tuyệt vời, phải không quý vị? Nhất là Minh và H. mừng ra mặt.
ụ Tr/ Sĩ “ Ba Thẹo” ( Ba là thứ, thẹo là vì gốc du đãng ngày trước chuyên đánh lộn, đâm chém nhau nên có vết thẹo nhỏ nơi gốc mặt trên vầng trán y. Từ đó biệt danh “ Ba Thẹo “ dính luôn như đinh đã đóng cột vậy. Tên thật là Nguyễn văn H. H Đạo Long/ Phan Rang. Nó khá đẹp trai.ụ Hạnh mê y như điếu đổ và ghen ghê lắm dù hai ngưởi chỉ mới là tình nhân, chưa có gì ràng buộc nhau.ù Hạnh trước ở Thị Xã PR, sau theo cha mẹ ngụ tại Xóm Bà Râu. chuyên buôn bán hàng quán cho dân cư địa phương. Nơi đây có một số người Kinh và Thượng ngụ chung xóm, gần núi rừng mênh mông bát ngát, sát QuốÙc Lộ 1 không xa Cầu Lăng Ông mấy. Bà Râu tọa lạc cũng không xa Quận Đường Du Long nhiều. Ba Thẹo tuy thi hỏng Tú Tài I phải đi HSQ, nhưng y khá lanh lợi thông minh và bảnh trai nhất trong đơn vị. Da trắng hồng hào, mặt chữ điền, dáng dấp cao ráo.Y lại có tài khéo ăn nói. Kể chuyện tiếu lâm rất có duyên và vui nhộn. Do đó các người đẹp mê y như điếu đổ. Vả lại nhà y ở Đạo Long khá giả. Coi như cậu ấm đấy. Y thích du đãng, mặt rô, người hùng, ưa đánh đấm, nên không hợp với không khí lính văn phòng. Bố mẹ y phú hộ dư sức chạy chọt lo lót cho con về chỗ sướng không tác chiến. Tuy nhiên, y chưa chịu. Mẫu người hào hùng hào hoa,phong nhã, khôi ngô tuấn tú. Y thích” Lính đa tình và tác chiến”. Y khoái các bài hát đầy hào khí chan chứa tình cảm lứa đôi của Nhật Trường Trần Thiện Thanh và bài “ Kẻ Ở Miền Xa” của nhạc/ ca sĩ Duy Khánh.
Dung rủi làm sao, cá nước, chim trời đưa đẩy Minh kỳ ngộ với Nga. Cuộc hạnh ngộ thật bất ngờ và thú vị vô cùng. Chàng còn nhớ hôm đó Trời nắng gây gắt. Nắng như thiêu như đốt cả một vùng rừng núi khu Cầu Lăng Ông. Cỏ vàng úa xác xơ. Xa xa thôn xóm liệm mình trong ánh nắng rực rỡ vàng nhạt, chói chang khắp ngã. Nắng rung rinh trên các đọt cây cao chót vót bốn bề như hoa lửa, như pháo bông chóa cả mắt mọi người lính dang làm công tác, canh giữ cây cầu trọng yếu, bảo vệ quê hương. Người trai thời loạn sá gì gian khổ hiểm nguy. Quả là họ sanh lầm thế kỷ. Hơi nóng bốc lên ngùn ngụt. Minh và Ba Thẹo ngồi dưới gốc cây.
” Họ đang nhìn trời hiu quạnh. Nhìn núi rừng hoang vắng tiêâu đìu,
Lửa hạ trôi hoa liu điu lãng đãng Tiếng ve sầu rả rích thắm cô liêu”
Họ nhìn bao quát cảnh vật xung quanh. Đám ruộng khô cằn trơ gốc rạ, nằm gầu chiếc cầu, là nơi cư ngụ, là màn trời chiếu dất. Là phòng ngủ, là chỗ trọ của người lính chiến phong trần. Không gian thiên nhiên, nơi ngã lưng ban đêm. Là giường nệm của Trung Đội trách nhiệm hàng tuần. Ba Tiểu Đội đóng ba gốc của thửa ruộng khá rộng. Thường họ khó ngủ được, hoặc không thể chợp mắt vì muỗi rừng đói hàng ngàn, hàng vạn con, cứ bay đến quấy nhiễu họ suốt đêm, trời ạ! Chúng cứ đeo theo họ. Lũ ma đói cứ nhởn nhơ, tung đôi cánh bé tí tẹo, vo vo tìm da thịt họ tha hồ kê chiếc vòi nhọn như kim châm dài thoòng, như cánh tay của Ma Nữ Mai Siêu Phong hay của Thạch Quan Âm (Một Đại Nữạ Ma Đầu mang tên Bồ Tát Cứu khổ cứu nạn trong truyện “ Long HổĂ Phong Vân củâ Kim Dung) Chúng tha hồ hút máu. Hình như chúng chết đói đã ba năm. Đuổi không chịu bay. Chúng cứ bám vào da mặt tay chân. Phải đập chết, máu me tùm lum loang lỗ trên da đám lính ngũ trong đám ruộng. Dễ bị sốt rét rừng ghê lắm! Ngoài ra, sương ban đêm xuống mênh mông ướt cả quần áo lính chiến sống cảnh màn trời chiếu đất giữa núi rừng bao la này là việc bình thường như thời tiết thiên nhiên đổi thay hằng ngày. Thỉnh thoảng trời mưa bất chợt. Ướt như chuột lột, đúng là Tổ trác. Đôi khi thắm thía thấu ruột gan pheo phổi, bà con ơi!
“ Lính xa nhà buồn lắm! Làm bạn cùng phong sương.
Ngủ màn trời chiếu đất Ngồi thức suốt canh trường”
Tuy có poncho nhưng gặp mưa lớn, bùn đất nhòe nhoẹt, nước sền sệt thum thủm, nồng nặc hay nỏi lềnh bềnh, lênh láng tràn lan rất nhanh. Ba lô quần áo ướt là thường khi trời mưa lớn. Mưa tầm tã suốt ngàỳ đêm. Cặp mắt cứ rít lại, nhưng ngủ làm sao được đây? Những lúc ấy, Trung Đội lại càng cảnh giác đề phòng quân địch tấn công hay phá sập cầu bất ngờ như chúng đã làm tại một số nơi khác vì chủ quan, ỷ y của quân ta.
Còn gió núi thì sao? Dễ thương ghê lắm quý vị ạ! Mùa rét thì ôi thôi:
“ Gió bấc lạnh lùng. Gió lạnh lùng. Chim thôi bay nhìn mưa gió hãi hùng.” (Nhạc xưa). ù “ Những đêm gió lạnh vi vu Ta ngồi canh gác chiếc cầu quạnh hiu.
“ Nhiều khi thức trắng đêm thâu Đếm sao lấp lánh nghe sầu mơn man .”
Hầu hềt cư dân tại các thôn làng miền núi hẻo lánh náy sinh sống bằng nghề vườn rẫy, trông cậy vào nước trời hay đốn củi rừng, hầm than...” Nước mưa ít tới nơi này Cho nên vườn rẫy đất cày sỏi phơi. Cỏỹ cây xơ xác khắp nơi Mùa Xuân hiếm đến với người dân miền sơn thôn hoang vắng”. Quả vậy, Gần như dất đai cằn cỗi khô khan. Vùng
” Chó ăn đá gà ăn muối” như đồng bào ta thương nói. Người dân địa phươngă lao động cần cù, vất vả, một nắng hai sương thường nhật để ũụsinh nhai, để có thể tồn tại qua ngày đoạn tháng trong thờì buổi nhiễu nhương, khói lửa tơi bời hoa lá. Chiến tranh, loạn lạc, bóm đạn diễn ra khắp nơi như cơm bữa. Dân tại đây đau khổ biết bao so với dân phố thị. Thật vậy, Họ phải thường xuyên sống trong lo ậu, sợ hãi, kinh hoàng ngoài cái nghèo cái đói ra, giữa núi rừng hoang vu, thiếu thốn mọi bề. Họ lại phải sống giữa
“ Hai lằn đạn”.” Bên nào cũng dễ xích xiềng ù Trên Đe dưới Búa cũng phiền lụy thân”
Trở lại việc hai giai nhân đột ngột tới viếng thăm Trung Đội canh giữ Cầu Lăng Ông. Phong cảnh hoang tàn. đìu hiu quạnh quẽ của miền rừng núi heo hút hẻo lánh xa xôi. Cây cỏ trơ trụi vàng úa như liệm chết dần trong nắng hạ oi bức. Rải rác đây đó còn loang lỗ vết tíchụ khói lửa chiến tranh. Hôm đó, Hạnh rổi rảnh ra thăm bạn tri âm, người hùng Don Quichotte điển trai, Ba Thẹo Mặt Rô Đạo Long cho đỡ nhớ đỡ thương. Nga, chị họ con bà Dì, nghỉ dạy. Về PR chưa kịp. Tự nhiênỉ nàng thấy hứng thú khi cô em bà con rủ đi chơi. Thế là Nga tháp tùng theo Hạnh trên chiếc xe Honda Dame 50 xinh xắn, màu xanh dương tươi mát, nhẹ nhàng của người đẹp Bà Râu gốc PR. Nga ham vui sẵn dịp làm một chuyến du ngoạn vùng rừng núi giải trí một buổi . Quả là trời xui đất khiến Nga gặp Minh. Nga lúc đó mới bước sang tuổi Hăm chưa lâu. Nhan sắc rực rỡ cùa hai người đẹp như làm sáng chói cả khu hiu quạnh sơn dã ngày hôm ấy. Quả là Nhị Kiều.” Mỗi người mỗi vẻ mười phân vện mười”. Dung mạo thì “ Kẻ non tám lạng, người già nửa cân”
Lúc đó sau khi hai cô ngừng xe để tựa vào gốc cây to bên đường. Ba Thẹo mừng rỡ vô cùng khi nhận ra má hồng thăm mình.Y mừng quýnh chạy nhanh lại ôm chầm người yêu, hôn vào má giai nhân trắng hồng vì ánh nắng. Hai người ôm nhau âu yếm tự nhiên như ba ngày Tết. Cảnh này xảy ra quen rồì, trở nên bình thường như nắng gió tại đây. Mấy người lính gần đấy nhìn họ cười thích thú vui vẻ, tưởng chừng như mình đang xem xi nê ngoài trời. Thật là dui quá đi. Qủa là một cặp tài tử giai nhân. Họ thât đẹp đội vừa lứa. ũ Bấy giờ, Nga hơi lúng túng, thẹn thùng cúi đầu e le vì có nhiều cặp mắt nhìn ngắm mình say sưa như đang quan sát một ngoaiỉ nhân từ hành tinh khác mới đếnỉ. Hạnh giới thiệu nàng với Minh. Lúc đầu hai người ngờ ngợ nhìn nhau. Hình như họ quen quen. Nhất thời không biết họ đã găp nhau ở đââu. ẻSau khi nói chuỵên một lúc thì hai người đã nhận ra nhau. Họ là hàng xóm trước kia. Hai gia đình cùng ngụ phía sau đường Ngô Quyền PR. Nhà bố mẹ Nga nằm bên lề đường Ngô Quyền, cạnh nhà Ngô Chauâ Nhị, Y ụgốcụ HSQ Không quân, võ sư Đệ tam dẳng Thái Cựỳc Đạo. Nhị sau làm Garde de Corps, tức Vệ sĩ cho Tướng Tư Lênh Không quân Râu Kẽm ( sau làm Thủ tướng thời Đệ II VNCH) Ngày xưa Nhị và Minh học cùng lơp hai năm ở bậc tiểu học do Thầy TT Sô hướng dẫn. Nga chính là cô bé da trắng, môi đỏ chót như thoa son, dáng xinh xắn nhỏ nhắn rất giống mẹ. Minh còn nhớ hồi đó nàng hơi xí xọn chút chút. Cô nàng này lanh lợi ranh mãnh hết nói, dù chỉ mới 13, 14 cái xuân xanh là cùng. Nhà Minh ở thụt vô trong. Nhà nằm dươÙí trũng. Nhà dài, bề ngang hẹp, lợp lá dừa, vách đất. Nhà Hạnh sang trọng hơn, vách gạch vôi, mái ngói. Bố Nga thợ may, quê quán chính hiệu Sè Goòng, chăm phần chăm, chàng ơi!. Người to con, da trắng, đẹp trai. Uống bia rượu rất mạnh. Ông là đệ tử ruột của Lưu Linh, Lý Thái Bạch hay Tản Đà. Mặt lúc nào cũng đỏ gây. Tánh nóng như Trương Phi. Ông ta thuộc dạng ưa “ Chén chu,ù chén anh, chén tôi, chén bát” Ưa ba sợi lai rai giải sẩù, ” ưa “ rượu vào lời ra, tha hồ chơi xả lán , chơi tới bến”. Ông từng tuyên bố với bạn đồng môn, bợm nhâu như sau” Ta hãy nhậu, hãy uống cho tới tè ra chât cay thôi”. Ông có biệt danh “ Tám Sài Gòn Mặt Đỏ”( Tám là thứ, mặt đỏ là vì mặt ông hầu như đỏ rần khi uống bia rượu vào). Khu vực này có bíết bao kỷũ niệm vui buồn, thân thương, cay đáng của thưở hoa niên của chàng- nàng. Bây giờ họ ngồi bên nhau trò chuyện nhắc nhở chuỵên cũ người xưa. Lòng họ không khỏi bâng khuâng, xao xuyến, bồi hồi xúc động bùi ngùi. Hồi đo,ù Minh cũng mếcáh Nga ghê lắm. Tuy nhiên xem chừng nàng không cảm tình với chàng mấy. Một phần vì giai nhân còn nhỏ, còn lo học hành, coi ngó một bày em dại. Bố nàng lạị nóng tánh khó khăn dữ lắm. Mẹ nàng dân Mỹ Hương, Phan Rang, Bà hiền khô hà!
Nga dã bíết anh chàng si, nhà phía bên kia. mỗi lần ra vô thấy má hồng mới nhổ giò, mới mơn mợn đào tơ, cứ nhìn ai đờ đẫn say sưa, trời ạ. Thấy kỳ quá hà! Nàng vừa đỏ mặt, vừa hơi khó chịu, vừa nghe lòng mình vui vui. Nàng biết mình đep.ỉ Lúc đó nàng còn lo học hành, lo săn sóc bày em dại, lo giúp mẹ làm việc vặt vãnh nội trợ trong nhà. Cho nên chưa nghĩ dến tình yêu cho riêng mình. Vì thế, chàng tưởng thục nữ hơi làm cao.Tưởng nàng làm phách, khó tánh. Tưởng người đẹp chê mình. Bây giờ trò chuyện với cố nhân, cùng hàng xóm láng giềng,ụ nhân cuộc kỳ ngộ tuyệt vời và lý thú này. Họ thầy vui chi lạ. Tưởng như “ Cá gặp nước rồng gặp mây” Tưởng chừng” Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu”
” Chàng nàng kỳ ngộ gặp nhau Hay là chỉ giấcụ chiêm bao mơ màng?
Hay là cơ hội bạn vàng Ông Tơ Bà Nguyệt đa đoan sắp bày”
Minh không quên cái xóm nhỏ đó có người đẹp cư ngụ. Cô gái trắng trẻo tóc huyền ngày nào ở chung khu vực, giờ trở thành cô giáo kiều diễm vô song. Người ngọc nhan sắc truyệt vời như thế mà dạy học tại một vùng khỉ ho cò gáy, xa xôi hẻo lánh này. Thật là ngọc quý ẩn mình trong tảng đá xanh phủ đầy gai gốc rong rêu xám xì. õ à Xóm ngoài thuộc thôn làng Đạo Long bé tí tẹo như cái bàn tay. Bỗng trở nên nhôn nhịp vô cùng, bà con ơi! Các quan Tây xí xô xí xào lui tới, các lính tráng, cảnh sát, công an. mật thám, mã tà, hiến binh, các tay giàu có ăn chơi lui tới ra vô tấp nập. Xóm nhỏ quạnh quẽ đìu hiu bỗng chốc trở nên tưng bừng nhộn nhịp như mùa Xuân đã trở ve,à khởi sắc xanh tươi như ba ngày Tết . Tại sao vậy? CóÙ gì đâu, chỉ tại Hai Động Bàng Tơ vừa mới khai trương. Các nàng Kiều da trắng môi hồng, tóc quặn từ Sài Gòn ra hay từ thành phố Nha Trang vừa đến Động Thiên Thai. Có một số Me Tây ngụ trên Mỹ Đức, dù có chồng là các Quan mũi lõ mắt xanh, da trắng tóc vàng , dân gốc Gaulois nòi chính hiệu Sư Tữ Hà Đông, lai rai cũng xé rào, đi tắt,ù dạt xuống đây làm Over time, kiém tiền bỏ túi. Một số tiên nữ tại “ Bọt Đền” ( Nhà Thổ của chính phủ Liên Hiệp Pháp mở cho các quân nhân các cấp Pháp Lang Sa, lui tới ăn chơi giải trí. Kiểủ như Khu Dưỡng Quân củâ VNCH dành cho Đồng Minh sau này vậy mà) cũng lai rai xé rào tới đây kiếm thêm giờ phụ trội tại BàngTơ Tiên Động tư nhân. Một số cô gái ở thôn quê cũng lui tới Tiên Đonảg chỉ vì gia đình nghèo khổ và ruộng rẫy bị hạn hán lụt lội mất mùa, nhà nghèo quá cở thợ mộc. Thật tội nghiệp cho các giai nhân má hồng phải phong trần bương chải kiếm sống. Một Động Tiên nằm phía sau Thiên Thai Bàng Tơ . Cõi Bồng Lai Trần Tục này chỉ thấp thoáng có Nhị Kiều. Họ xé lẻ làm ăn cá thể vì có nhà riêng. Không lệ thuộc ai cả. Vả lại, họ là tuyệt thế giai nhân , trời ạ! Thật vậy, cô chị Hương Mắt Nhung da trắng như tuyết. “ Nàng là tuyét hay da nàng tuyết điểm Nàng là hương hay nhan sắc lên hương” ( Xuân Diệu). Đặc biệt đôi mắt của giai nhân thật đẹp tuyệt vời. Có lẽ đẹp không thua gì Loan Mắt Nhung của nhà văn Duyên Anh sau này. “ Đôi mắt đẹp, đôi mát đẹp làm xao xuyến tim tôi” ( Bản nhạc ĐLSC). Còn cô em thiụ sao? Ly Ly Môi Hồng trẻ hơn chị xa lắc xa lơ. Lúc bấy giờ, Má hồng chừng 18, 19 xuân xanh là cùng. Không hiểu tại sao hai người con gái sắc nước hương trời như thế mà lại sa vào chốn Hồng Lâu. Hoặc giả hai giai nhân ưa chuộng nghề buôn phấn bán hoa như nàng Cathy trong tiểu thuyết” Vườn Địa Đàng “ ( East Of Eden) nổi tiếng của nhà văn Hoa Kỳ nổi danh sau này. Hay vì hoàn cảnh gia đình bắt buộc họ phải làm nghề à” Tiễn người cửa trước, rước người cửa sau”. CóÙ điều, Minh còn nhớ đôi môi của Ly Ly hình như không trang điểm màụ đỏ chót như thoa son. Khiến chàng liên tưởng tới cậu thơ của một thi sĩ đã ca tụng nhan sắc của người tình kiều diễm của mình:
“ Anh gọi môi em là hoa đỏ
Sẽ nở trong lòng anh mỗi đêm”
Ngoài ra, Ly Ly da cũng trắng nõn nà như tuyết. Dáng thướt tha yêu kiều như tiểu thơ đài các, cao sang. Hai nàng da phấn, mặt hoa, mội đỏ, tuyệt thế giai nhân, Thế mà hành nghề bán hoa, kinh doanh hương sắc trong xóm Minh cư ngụ hồi đó. Tại đây, có hai Kiều rước mối công khai. Nhưng khách làng chơi tới lui nườm nượp. Họ phải kiên nhẫn ngồi chờ ngườụi đẹp trong phòng ngoài. Thật là “ Lầu xanh mời rũ trướng đào Càng treo giá ngọc càng cao phẩm người” ( Kiều) Dĩ nhiên giá tiền mua hoa tại Đê Nhị Thiên Thai Tiên Động cao hơn giá tiềnụ Bàng Tơ Động nằm phiá ngoài không xa nhà bố mẹ Minh lúc bấy giờ. Còn nhà cha mẹ Nga thì nằm trên cao, ngoài đường Ngô Quyền , đối diện nhà BS Lai sau này. Đầu đường này đằng kia, không xa lắm, dưới ngã tư nơi giao lưu của ba con lộ, có Cây Me Ta sum suê, cao chất ngất xung quanh có xây bệ xi măng. Tiệm thuốc tây Ngô Khắc Tỉnh trên Đại Lộ Thống Thống Nhất sau này mới mở gần ngã tư này.
Cuộc kỳ ngộ hôm ấy giữa hai cố nhân cùng xómụ ngày xưa, thật là rôm rã, vui tươi thú vị hềt nói. Họ tha hồ trò chuỵênụ kể lể hoài niệm thời tuổi học trò, thời còn áo trắng, thời tuổi hoa. Sau đo,ù Ba Thẹo, người đệ tử trung thành thân tín của Xếp Sòng và ý trung nhân, Hạnh Phủ Ha, nhậnụ làm con chim xanh mai mối, đưa tin tức thư từ giữa hai ngườiụ. Từ đó, tình cảm của Minh và Nga Mỹ Hương càng thêm tha thiết đậm đà. Ngày chủ nhật hay lê lạc,ã nàng thường theo Hạnh ghé thăm Minh khi chàng coi trung đội canh giữ cầu.ù Lúc chàng hết phiên trách nhiệm giữ an ninh vùng này, về Đồn tại Quận Du Long dưỡng sức, thì người đẹp cũng ra thăm. Nàng có người cậu cư ngụ tại đây.Gia đình người em kế của mẹỉ buôn bán nhỏ và làm rẫy sinh sống lâu rồi. Cũng tịện cho giai nhân thăm viếng người yêu. Khi nào nghỉ phép thì người hùng lập tức đón người tình về Phan Rang du hí. Đời người lính chiến cầm súng bảo vệ quê hương phải chịu bao nhiêu cực khổ vất vả, hiểm nguy. Người trai thời loạn lưôn luôn đốí diện với chiến tranh tàn khốc, với bom đạn, với thương vong, chết chóc hằng ngày. Lúc nào còn khỏe mạnh, còn vui hưởng chút chút hạnh phúc tình yêu trai gái là mừng rồi. Tình yêu hai người vẫn trong sáng như bầu trời xuân ám áp, không gợn chút mây xám ảm đạm của mùa động băng giá. Bỗng nhiên, có tin em trai kế nàng, ch/ úy Thu bị tử trận trên Cao Nguyên . Cậu ta thi hỏng bằng Tú Tài II. Buồn tình đăng ký Võ Bị ùThủ Đức. Tốt nghiệp SQ, thuyên chuyển về Sư Đoàn 23 BB. Đơn vị đồ trú ở Tân Cảnh Kon Tum bị địch tấn công.Thu to con, da trắng trẻo, khôi ngô, tuấn tú gíống ba như đúc. Thu bị tử trận. Em Nga mới 19 tuổi. Thật là người hùng yểu mạng. Minh buồn mã ngậm ngùi chia sẻ khổ đau với bạn tri âm. Má hồng mệnh bạc đã đành, Còn nam nhân thời chiến chẳng khác gì sống trên sợi chỉ mành treo chuông. Thấy đó mất đo.ùThật là bi thảm tang thương. “ Ngày mai, ai biết ngày mai? Tương lai mờ mịt, người trai chiến trường!” Rõ là:
“ Giai nhân tự cổ như danh tướng
ụ Bất kiến nhân gian đáo bạch đầu”
Thật tội nghiệp cho má hồng phận mỏng. Hết đau khổ này tới đau khổ khác. Sau đó không lâu có lẽ vì phiền não quá chăng, Ba nàng uống rượu giải sầu quá tả,i liên tu bất tận. Hôm đó, bất ngờ, ôngù xỉu, té xuống thềm nhà.ù Ông bị tai biến mạnh máu não phải đưa bịnh viện. Roià chuyển về nhà thương Chợ Rẫy Sài Gòn. Bà con bên Nội bảo mẹỉ con nàng vào Thủ Đô cư ngụ săn sóc người thân. Nga đến từ giã Minh. Mắt nàng nhòa lệ. Hai người không nở rời nhau. Nàng hứa sẽ biên thư cho chàng hay khi có địa chỉ ổn định tại nơi cư ngụ mới. Tuy nhiên, chàng cứ đợi chờ, trông ngóng mãi tin tức của người yêu. Vẫn bặt tăm nhàn cá. RồiÀ chàng bị thuyên chuyển qua nhiều đơn vị khác nhau. Thế là hai người mất liên lạc từ đó. Quả là:
“ Ba Sinh Hương Lửa “ đôi ta Mây bay gió thoảng, la đà chia phôi.
Tin em biền biệt mù khơi Hay nàng luân lạc phương trời xa xăm ?
Chiến tranh khói lửa lan tràn Tang thương bién đổi vô vàn khổ đau.
Cầu xưa quạnh quẽ buồn rầu Gót chân còn ấm mượt màu rêu phong.
Tiếng cười láp lánh môi hồng Tim anh ngăn kéo ảnh lồng bóng em.”
Mấy chục năm qua Minh không gặp lại người tình cũ. Nàng vẫn biền biệt ở dâu xa tít mù khơi. Ai mà biết được cô bạn cùng xóm ngày xưa của chàng hiện ở cõi nào đây. Chỉ có Trồi mới biết. Nhưng Trời cao thăm thẳm . Làm sao với tới đây?Nga ơi! Bây giờ em ở đâu ?
NGUYÊN HÒA
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân